Trong vòng 2 năm qua, niềm tin của người Mỹ vào ông Barack Obama đã sụt giảm xuống còn 43%.
Tờ New York Times cho biết, hôm nay (19/9, giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề nghị nâng mức thuế đối với những người giàu ở Mỹ lên ngang bằng với mức đóng góp của những người thuộc tầng lớp trung lưu.
Dẫn lời một quan chức Chính phủ Mỹ, New York Times khẳng định, trong bài diễn văn đọc tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama sẽ trình bày một kế hoạch, được gọi là "Quy tắc Buffett", nhằm tăng thuế đối với những người có thu nhập cao.
Dan Pfeiffer, Giám đốc truyền thông của Nhà Trắng cho biết thuế này sẽ áp dụng như một loại của thuế AMT (thuế thay thế tối thiểu), nhằm hướng tới đảm bảo những triệu phú sẽ đóng một mức thuế tối thiểu là bằng với tầng lớp trung lưu.
Buffett là tên của tỷ phú Mỹ nổi tiếng Warren Buffet. Hồi đầu năm nay, tỷ phú Warren Buffett nói rằng, lỗ hổng chính sách hiện nay là những người giàu nhất chỉ phải trả tương đối ít thuế, bởi thu nhập từ đầu tư bị đánh thuế với tỷ lệ thấp hơn lương.
Ông thú nhận trên tờ New York Times hồi tháng 8 vừa qua rằng, ông cảm thấy tệ hại khi chỉ trả 6,9 triệu USD tiền thuế năm 2010, chỉ bằng 17,4% thu nhập phải chịu thuế của ông, trong khi nhân viên của ông phải trả trung bình 36%.
Nhà đầu tư huyền thoại của thị trường tài chính Mỹ đã đưa ra gợi ý rằng nên tăng thuế đánh vào thu nhập và đầu tư đối với những người kiếm được hơn 1 triệu USD thu nhập phải chịu thuế.
Tỷ phú Buffett cho rằng đã đến lúc kết thúc thời đại ưu đãi nhà giàu này vốn tồn tại từ thời cựu Tổng thống George W. Bush, bởi “nếu tiếp tục giữ mức thuế như hiện nay thì kinh tế Mỹ sẽ càng sa lầy”.
Theo tờ New York Times, ông Obama sẽ không đưa ra một con số cụ thể hay tổng số tiền mà ông hy vọng sẽ có được nhờ biện pháp này. Dự kiến, đề xuất mới của Tổng thống Mỹ sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner trước đó từng lên tiếng phản đối việc tăng thuế đối với nhà giàu để cắt giảm thâm hụt, và cho biết, Quốc hội chỉ chọn 1 giải pháp duy nhất là cắt giảm chi tiêu và cải cách.
Ngoài ra, theo báo trên, trong ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ cũng sẽ kêu gọi thực hiện việc tiết kiệm khoảng 300 tỷ USD trong vòng 10 năm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, đối với nhóm những người cao tuổi nhất và những người nghèo nhất.
Cùng với việc tăng thuế đối với các triệu phú, đây là một phần quan trọng trong khoản tiết kiệm 2.000 tỷ USD trong kế hoạch thu hẹp thâm thủng ngân sách của Mỹ, sẽ được Tổng thống Barack Obama trình bày tại Nhà Trắng trong ngày 19/9.
Theo giới phân tích, trước thềm bầu cử năm 2012, ông Obama lại đang đối mặt với một “cuộc chiến” trong quốc hội, khi mà các nghị sỹ Cộng hòa luôn phủ nhận trên nguyên tắc những đề nghị của ông, “đá trái bóng” lại phía ông và đẩy ông vào thế khó khăn.
Quốc hội Mỹ hiện đã thành lập một “siêu ủy ban” bao gồm sáu nghị sĩ Cộng hòa và sáu nghị sĩ Dân chủ để tìm ra các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách vào cuối tháng 11/2011 khi mà các khoản cắt giảm tự động có hiệu lực.
“Siêu ủy ban” này có trách nhiệm từ nay đến cuối năm 2011 tìm ra biện pháp tiết kiệm được 1.200 tỉ USD để bù vào khoản thâm hụt ngân sách. "Quy tắc Buffett” là một trong những biện pháp mà ông Obama gửi cho “siêu ủy ban” với nhiều kỳ vọng.
Ngoài ra, theo giới phân tích, kế hoạch kể trên của Tổng thống Mỹ được đưa ra trong bối cảnh uy tín của ông bị giảm sút đáng kể, theo một điều tra dư luận của CBS/New York Times được công bố mới đây.
Kết quả điều tra dư luận cho thấy, trong vòng hai năm, niềm tin của người Mỹ vào ông Barack Obama đã sụt giảm từ 68% vào năm 2009 xuống còn 43% hiện nay. 68% người Mỹ trách ông đã không mang lại cho nền kinh tế các thúc đẩy cần thiết.
Trong khi đó, tại một cuộc thăm dò khác của hãng tin Bloomberg, một phần ba số người Mỹ tham dự điều tra tin rằng bà Hillary Clinton làm tổng thống tốt hơn ông Barack Obama và hai phần ba coi bà là chính trị gia được yêu mến nhất nước Mỹ.
34% số người được hỏi tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu nước Mỹ được đặt dưới chính quyền của bà Hillary Clinton, trong khi 47% tin mọi thứ sẽ không khác so với chính quyền Barack Obama hiện nay và 13% cho rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn.
Về cá nhân, nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ được 64% ý kiến tham dự điều tra dư luận bình chọn là chính trị gia được ủng hộ nhất nước Mỹ. Trong khi đương kim tổng thống Barack Obama nhận được 50% số phiếu ủng hộ.
Tuy vậy, đa số thành viên Dân chủ cho rằng, ông Obama sẽ vẫn là ứng viên thích hợp nhất của đảng này trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2012 và chỉ có 30% cho rằng, cần có người khác đại diện cho phe Dân chủ ra tranh cử.
Dẫn lời một quan chức Chính phủ Mỹ, New York Times khẳng định, trong bài diễn văn đọc tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama sẽ trình bày một kế hoạch, được gọi là "Quy tắc Buffett", nhằm tăng thuế đối với những người có thu nhập cao.
Dan Pfeiffer, Giám đốc truyền thông của Nhà Trắng cho biết thuế này sẽ áp dụng như một loại của thuế AMT (thuế thay thế tối thiểu), nhằm hướng tới đảm bảo những triệu phú sẽ đóng một mức thuế tối thiểu là bằng với tầng lớp trung lưu.
Buffett là tên của tỷ phú Mỹ nổi tiếng Warren Buffet. Hồi đầu năm nay, tỷ phú Warren Buffett nói rằng, lỗ hổng chính sách hiện nay là những người giàu nhất chỉ phải trả tương đối ít thuế, bởi thu nhập từ đầu tư bị đánh thuế với tỷ lệ thấp hơn lương.
Ông thú nhận trên tờ New York Times hồi tháng 8 vừa qua rằng, ông cảm thấy tệ hại khi chỉ trả 6,9 triệu USD tiền thuế năm 2010, chỉ bằng 17,4% thu nhập phải chịu thuế của ông, trong khi nhân viên của ông phải trả trung bình 36%.
Nhà đầu tư huyền thoại của thị trường tài chính Mỹ đã đưa ra gợi ý rằng nên tăng thuế đánh vào thu nhập và đầu tư đối với những người kiếm được hơn 1 triệu USD thu nhập phải chịu thuế.
Tỷ phú Buffett cho rằng đã đến lúc kết thúc thời đại ưu đãi nhà giàu này vốn tồn tại từ thời cựu Tổng thống George W. Bush, bởi “nếu tiếp tục giữ mức thuế như hiện nay thì kinh tế Mỹ sẽ càng sa lầy”.
Theo tờ New York Times, ông Obama sẽ không đưa ra một con số cụ thể hay tổng số tiền mà ông hy vọng sẽ có được nhờ biện pháp này. Dự kiến, đề xuất mới của Tổng thống Mỹ sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner trước đó từng lên tiếng phản đối việc tăng thuế đối với nhà giàu để cắt giảm thâm hụt, và cho biết, Quốc hội chỉ chọn 1 giải pháp duy nhất là cắt giảm chi tiêu và cải cách.
Ngoài ra, theo báo trên, trong ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ cũng sẽ kêu gọi thực hiện việc tiết kiệm khoảng 300 tỷ USD trong vòng 10 năm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, đối với nhóm những người cao tuổi nhất và những người nghèo nhất.
Cùng với việc tăng thuế đối với các triệu phú, đây là một phần quan trọng trong khoản tiết kiệm 2.000 tỷ USD trong kế hoạch thu hẹp thâm thủng ngân sách của Mỹ, sẽ được Tổng thống Barack Obama trình bày tại Nhà Trắng trong ngày 19/9.
Theo giới phân tích, trước thềm bầu cử năm 2012, ông Obama lại đang đối mặt với một “cuộc chiến” trong quốc hội, khi mà các nghị sỹ Cộng hòa luôn phủ nhận trên nguyên tắc những đề nghị của ông, “đá trái bóng” lại phía ông và đẩy ông vào thế khó khăn.
Quốc hội Mỹ hiện đã thành lập một “siêu ủy ban” bao gồm sáu nghị sĩ Cộng hòa và sáu nghị sĩ Dân chủ để tìm ra các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách vào cuối tháng 11/2011 khi mà các khoản cắt giảm tự động có hiệu lực.
“Siêu ủy ban” này có trách nhiệm từ nay đến cuối năm 2011 tìm ra biện pháp tiết kiệm được 1.200 tỉ USD để bù vào khoản thâm hụt ngân sách. "Quy tắc Buffett” là một trong những biện pháp mà ông Obama gửi cho “siêu ủy ban” với nhiều kỳ vọng.
Ngoài ra, theo giới phân tích, kế hoạch kể trên của Tổng thống Mỹ được đưa ra trong bối cảnh uy tín của ông bị giảm sút đáng kể, theo một điều tra dư luận của CBS/New York Times được công bố mới đây.
Kết quả điều tra dư luận cho thấy, trong vòng hai năm, niềm tin của người Mỹ vào ông Barack Obama đã sụt giảm từ 68% vào năm 2009 xuống còn 43% hiện nay. 68% người Mỹ trách ông đã không mang lại cho nền kinh tế các thúc đẩy cần thiết.
Trong khi đó, tại một cuộc thăm dò khác của hãng tin Bloomberg, một phần ba số người Mỹ tham dự điều tra tin rằng bà Hillary Clinton làm tổng thống tốt hơn ông Barack Obama và hai phần ba coi bà là chính trị gia được yêu mến nhất nước Mỹ.
34% số người được hỏi tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu nước Mỹ được đặt dưới chính quyền của bà Hillary Clinton, trong khi 47% tin mọi thứ sẽ không khác so với chính quyền Barack Obama hiện nay và 13% cho rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn.
Về cá nhân, nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ được 64% ý kiến tham dự điều tra dư luận bình chọn là chính trị gia được ủng hộ nhất nước Mỹ. Trong khi đương kim tổng thống Barack Obama nhận được 50% số phiếu ủng hộ.
Tuy vậy, đa số thành viên Dân chủ cho rằng, ông Obama sẽ vẫn là ứng viên thích hợp nhất của đảng này trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2012 và chỉ có 30% cho rằng, cần có người khác đại diện cho phe Dân chủ ra tranh cử.
No comments:
Post a Comment