Sau nhiều giờ thương lượng nảy lửa, cuối cùng các nghị sỹ của đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã đạt được một thỏa thuận tạm gọi là chấp nhận được về vấn đề nâng mức trần nợ công nhằm tránh để nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ.
Dưới nhãn quan của giới quan sát, đây là một sự thỏa hiệp cần thiết và tất yếu giữa con Voi (biểu tượng của đảng Cộng hòa) và con Lừa (biểu tượng của đảng Dân chủ).
Tuy nhiên, họ vẫn thận trọng cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama chưa thể qua cơn sóng gió khi mà dự luật này phải vượt qua “ải” Hạ viện.
Theo thỏa thuận mới, Thượng viện Mỹ nhất trí nâng mức trần nợ công thêm ít nhất 2.100 tỷ USD và cắt giảm thâm hụt ngân sách 2.500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu cắt giảm 1.000 tỷ USD và giai đoạn hai cắt giảm 1.500 tỷ USD.
Tính đến ngày 16/5 vừa qua, tổng nợ công của Mỹ đã chạm mức tối đa 14.294 tỷ USD, tương đương gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bộ Tài chính Mỹ đã phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để giúp chính quyền Obama vận hành bình thường đến ngày 2/8. Sau thời hạn đó, nếu Hạ viện không ủng hộ phá ngưỡng trần nợ, bộ trên không thể phát hành thêm trái phiếu và khi đó Chính phủ Mỹ sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ.
Trong tình huống “nước sôi lửa bỏng” khi chỉ còn hai ngày nữa là tới thời hạn chót, cái bắt tay dù có phần khá miễn cưỡng và lỏng lẻo giữa các thượng nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa được nhìn nhận là tín hiệu đáng khích lệ, nó phát đi thông điệp rằng chính giới sẽ không để những mâu thuẫn nội bộ đẩy nước Mỹ xuống vực thẳm.
Hậu quả của siêu cường số một thế giới vỡ nợ (dù chỉ mang tính kỹ thuật) là khôn lường.
Chuyên gia Vladimir Bragin, Giám đốc phụ trách phân tích thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô của hãng Capital, nhận định toàn bộ hệ thống tài chính của Mỹ có thể bị tổn thương nặng, trong khi vẫn chưa phục hồi được sau khủng hoảng tài chính.
Không thể nâng được mức trần nợ công sẽ là một thảm họa không kém gì sự sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers và những gì đã xảy ra hồi năm 2008. Và phản ứng dây chuyền sẽ hoàn toàn không thể tiên liệu.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã không dưới một lần cảnh báo về một thảm họa kinh tế khi các thị trường trái phiếu rơi vào hoảng loạn và nguy cơ lãi suất tăng cao đột biến nếu mức trần nợ công không được nâng lên.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của cuộc tranh cãi về giới hạn mức nợ là cuộc thảo luận hiện nay tại Quốc hội về việc phải hành động nhiều hơn nữa để hạ tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 9,2% đã biến thành cuộc tranh cãi về việc cắt giảm chi tiêu - động thái dường như chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Các hệ lụy của việc chính phủ phá sản cũng sẽ lan sang lĩnh vực chính trị và đối ngoại, hay nói cách khác là làm suy giảm uy tín, vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế.
Về chính trị, khi nước Mỹ đang bước vào giai đoạn khởi động cho các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2012, sự bế tắc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cục diện chính trường Mỹ.
Khả năng tái đắc cử của ông Obama sẽ trở nên khó đoán hơn, trong khi uy tín của ứng cử viên Cộng hòa (hiện vẫn chưa có) cũng sẽ bị tổn hại.
Xa hơn, trên phương diện ngoại giao, thế giới sẽ đặt câu hỏi về tiềm lực của nước Mỹ và hình ảnh của một siêu cường, vốn đã khá mai một trong con mắt cộng đồng quốc tế thời gian gần đây.
Rõ ràng, với những viễn cảnh tồi tệ trên, thế giằng co tại nghị trường là không thực sự cần thiết, đòi hỏi các bên phải có những nhượng bộ nhất định.
Mâu thuẫn mấu chốt giữa đảng Cộng hòa (kiểm soát Hạ viện), và đảng Dân chủ (chiếm đa số tại Thượng viện) trong vấn đề nâng trần nợ công hiện nay là các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Các nghị sỹ Cộng hòa tuyên bố không ủng hộ việc tăng mức trần nợ công nếu không có một thỏa thuận cắt giảm chi tiêu đáng kể, trong khi các nghị sỹ Dân chủ lại cho rằng việc cắt giảm chi tiêu phải thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ các chương trình phúc lợi xã hội dành cho tầng lớp nghèo khổ và người cao tuổi cũng như đảm bảo rằng quá trình phục hồi kinh tế không bị cản trở.
Tuy nhiên, khi bị dồn tới chân tường và phải đặt lên bàn cân những cái được và cái mất - các nghị sỹ Mỹ sẽ không quá khó để nhận ra rằng họ không có nhiều lựa chọn, nếu không nói là chỉ có một lựa chọn duy nhất là thỏa hiệp.
Thêm vào đó, phải tính tới một điều khoản quan trọng trong Hiến pháp Mỹ cho phép Tổng thống quyền phủ quyết và nâng mức trần nợ công.
Điều này đồng nghĩa với việc trong tình huống khẩn cấp, Tổng thống Obama có toàn quyền hành động và khi đó, các nghị sỹ sẽ rơi vào thế bẽ mặt.
Thỏa thuận vào phút chót dù được coi là một bước tiến lớn, song rào cản vẫn còn đó. Trên chính trường Mỹ, có lẽ không có gì là không thể và thế giới vẫn tiếp tục phải chờ đợi./.
Dưới nhãn quan của giới quan sát, đây là một sự thỏa hiệp cần thiết và tất yếu giữa con Voi (biểu tượng của đảng Cộng hòa) và con Lừa (biểu tượng của đảng Dân chủ).
Tuy nhiên, họ vẫn thận trọng cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama chưa thể qua cơn sóng gió khi mà dự luật này phải vượt qua “ải” Hạ viện.
Theo thỏa thuận mới, Thượng viện Mỹ nhất trí nâng mức trần nợ công thêm ít nhất 2.100 tỷ USD và cắt giảm thâm hụt ngân sách 2.500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu cắt giảm 1.000 tỷ USD và giai đoạn hai cắt giảm 1.500 tỷ USD.
Tính đến ngày 16/5 vừa qua, tổng nợ công của Mỹ đã chạm mức tối đa 14.294 tỷ USD, tương đương gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bộ Tài chính Mỹ đã phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để giúp chính quyền Obama vận hành bình thường đến ngày 2/8. Sau thời hạn đó, nếu Hạ viện không ủng hộ phá ngưỡng trần nợ, bộ trên không thể phát hành thêm trái phiếu và khi đó Chính phủ Mỹ sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ.
Trong tình huống “nước sôi lửa bỏng” khi chỉ còn hai ngày nữa là tới thời hạn chót, cái bắt tay dù có phần khá miễn cưỡng và lỏng lẻo giữa các thượng nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa được nhìn nhận là tín hiệu đáng khích lệ, nó phát đi thông điệp rằng chính giới sẽ không để những mâu thuẫn nội bộ đẩy nước Mỹ xuống vực thẳm.
Hậu quả của siêu cường số một thế giới vỡ nợ (dù chỉ mang tính kỹ thuật) là khôn lường.
Chuyên gia Vladimir Bragin, Giám đốc phụ trách phân tích thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô của hãng Capital, nhận định toàn bộ hệ thống tài chính của Mỹ có thể bị tổn thương nặng, trong khi vẫn chưa phục hồi được sau khủng hoảng tài chính.
Không thể nâng được mức trần nợ công sẽ là một thảm họa không kém gì sự sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers và những gì đã xảy ra hồi năm 2008. Và phản ứng dây chuyền sẽ hoàn toàn không thể tiên liệu.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã không dưới một lần cảnh báo về một thảm họa kinh tế khi các thị trường trái phiếu rơi vào hoảng loạn và nguy cơ lãi suất tăng cao đột biến nếu mức trần nợ công không được nâng lên.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của cuộc tranh cãi về giới hạn mức nợ là cuộc thảo luận hiện nay tại Quốc hội về việc phải hành động nhiều hơn nữa để hạ tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 9,2% đã biến thành cuộc tranh cãi về việc cắt giảm chi tiêu - động thái dường như chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Các hệ lụy của việc chính phủ phá sản cũng sẽ lan sang lĩnh vực chính trị và đối ngoại, hay nói cách khác là làm suy giảm uy tín, vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế.
Về chính trị, khi nước Mỹ đang bước vào giai đoạn khởi động cho các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2012, sự bế tắc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cục diện chính trường Mỹ.
Khả năng tái đắc cử của ông Obama sẽ trở nên khó đoán hơn, trong khi uy tín của ứng cử viên Cộng hòa (hiện vẫn chưa có) cũng sẽ bị tổn hại.
Xa hơn, trên phương diện ngoại giao, thế giới sẽ đặt câu hỏi về tiềm lực của nước Mỹ và hình ảnh của một siêu cường, vốn đã khá mai một trong con mắt cộng đồng quốc tế thời gian gần đây.
Rõ ràng, với những viễn cảnh tồi tệ trên, thế giằng co tại nghị trường là không thực sự cần thiết, đòi hỏi các bên phải có những nhượng bộ nhất định.
Mâu thuẫn mấu chốt giữa đảng Cộng hòa (kiểm soát Hạ viện), và đảng Dân chủ (chiếm đa số tại Thượng viện) trong vấn đề nâng trần nợ công hiện nay là các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Các nghị sỹ Cộng hòa tuyên bố không ủng hộ việc tăng mức trần nợ công nếu không có một thỏa thuận cắt giảm chi tiêu đáng kể, trong khi các nghị sỹ Dân chủ lại cho rằng việc cắt giảm chi tiêu phải thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ các chương trình phúc lợi xã hội dành cho tầng lớp nghèo khổ và người cao tuổi cũng như đảm bảo rằng quá trình phục hồi kinh tế không bị cản trở.
Tuy nhiên, khi bị dồn tới chân tường và phải đặt lên bàn cân những cái được và cái mất - các nghị sỹ Mỹ sẽ không quá khó để nhận ra rằng họ không có nhiều lựa chọn, nếu không nói là chỉ có một lựa chọn duy nhất là thỏa hiệp.
Thêm vào đó, phải tính tới một điều khoản quan trọng trong Hiến pháp Mỹ cho phép Tổng thống quyền phủ quyết và nâng mức trần nợ công.
Điều này đồng nghĩa với việc trong tình huống khẩn cấp, Tổng thống Obama có toàn quyền hành động và khi đó, các nghị sỹ sẽ rơi vào thế bẽ mặt.
Thỏa thuận vào phút chót dù được coi là một bước tiến lớn, song rào cản vẫn còn đó. Trên chính trường Mỹ, có lẽ không có gì là không thể và thế giới vẫn tiếp tục phải chờ đợi./.
Hồ Phương (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment