http://www.worldbank.org/vietnam/chienluochoptac Tháng 4 năm 20010
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối của Chiến lược Hợp tác Quốc gia hiện nay với Việt Nam. Chiến lược này vạch ra những điểm chính trong quá trình hợp tác của Ngân hàng thế giới với Việt Nam. Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã khởi động quá trình xây dựng chiến lược tiếp theo cho giai đoạn 2011 – 2016.
|
Chiến lược hợp tác quốc gia là gì? Chiến lược hợp tác quốc gia (ở một số nước còn gọi là Chiến lược hỗ trợ quốc gia) là công cụ chủ yếu của Ban lãnh đạo và Ban Giám đốc Điều hành để xem xét và hướng dẫn các chương trình quốc gia, và cuối cùng là để đánh giá tác động của các chương trình này. Bắt đầu từ tầm nhìn về các mục tiêu phát triển của quốc gia, được nêu lên trong Chiến lược Xóa đói giảm nghèo của những nước đủ điều kiện vay vốn IDA hay quá trình chiến lược khác do quốc gia tự xây dựng hoặc chủ trì xây dựng, Chiến lược hợp tác quốc gia (CPS) hay Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) được soạn thảo với sự hợp tác với chính phủ và tham vấn với các tổ chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển hay các cơ quan liên quan khác. Ở Việt Nam, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của quốc gia được nêu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế – Xã hội (SEDP). Mục tiêu của một CPS/CAS là xác định những lĩnh vực cơ bản mà sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hang Thế giới có thể giúp quốc gia đó một cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của mình. Vì CPS ở Việt Nam cũng theo chu kỳ của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Chiến lược này được xây dựng 5 năm một lần, trong khi chu kỳ này ở một số nước khác là 3 hoặc 4 năm. Sau khi đi được nửa chặng đường của CPS, Ngân hàng sẽ đưa ra Báo cáo tiến độ CPS (Báo cáo giữa kỳ), và khi chiến lược hoàn tất sẽ có Báo cáo kết thúc CPS dùng để đánh giá kết quả thực hiện CPS. Hiện nay Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đang trong giai đoạn đánh giá thực hiện CPS hiện hành. |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN |
|
|
Một CPS/CAS có 4 mục chính, đó là (i) tầm nhìn chiến lược của quốc gia, (ii) phân tích những thách thức về phát triển của quốc gia, (iii) những kết quả phát triển mà Ngân hàng thế giới có thể tác động, và (iv) một chương trình dự kiến các hoạt động cho vay và hoạt động khác của Ngân hàng thế giới. Ngoài ra, Chiến lược sẽ được định hướng dựa trên kết quả và được soạn thảo cùng với IFC và MIGA (ở những nước mà các tổ chức này có hoạt động). Tiến trình tại Việt Nam từ trước đến nay Tại Việt Nam, quá trình xây dựng CPS mới đã được khởi động bằng một hội thảo nội bộ của cán bộ Ngân hàng Thế giới vào cuối năm ngoái và một hội thảo tham vấn mở rộng với sự tham gia của các bên liên quan chủ chốt vào đầu năm 2011. Chúng tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra khách hàng vào tháng 5 - 6 năm 2010, trong đó tham vấn ý kiến của các bên liên quan (quan chức chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các nhà học thuật, cơ quan truyền thông, khu vực tư nhân,…) về đánh giá của họ đối với NHTG, kỳ vọng của họ về cách thức hoạt động của NHTG trong tương lai, trọng tâm hoạt động của NHTG,… để đưa vào Chiến lược quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn và trao đổi với các cơ quan chủ chốt của Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các nhà tài trợ trong quá trình này (xem chi tiết ở phần dưới). Tiếp theo, chúng tôi lập một Nhóm xây dựng CPS chủ chốt trong văn phòng quốc gia của Ngân hàng Thế giới với sự tham gia của thành viên từ các bộ phận khác nhau để tiếp tục triển khai quá trình chuẩn bị này. Về phía Chính phủ cũng thành lập một Nhóm xây dựng CPS chủ chốt với thành viên từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ. Chúng tôi sẽ tham vấn ý kiến của nhóm của Chính phủ về các vấn đề chủ yếu và các bản thảo trong quá trình soạn thảo. Hàng loạt các sự kiện được tổ chức từ ban đầu, kết quả điều tra và ý kiến phản hồi đã giúp xây dựng Đề cương Chiến lược, vừa được xem xét trong nội bộ của Ngân hàng Thế giới, và cũng là cơ sở để Ngân hàng Thế giới tiến hành các vòng tham vấn rộng rãi với các bên liên quan. Tham vấn với các bên liên quan Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về việc soạn thảo CAS/CPS yêu cầu phải có sự tham vấn với các bên liên quan trước khi thống nhất. Ngoài quy định này, chúng tôi cũng tin là để có một chiến lược tốt hơn, xác định đúng mục tiêu hơn và có liên quan hơn, thì cần có sự tham gia tích cực của các bên vào quá trình soạn thảo, và điều này có ý nghĩa với cả Ngân hàng cũng như các bên liên quan. Nhóm soạn thảo Việt Nam đang thực hiện tham vấn về quá trình CPS với mục tiêu: Thúc đẩy tính làm chủ rộng rãi đối với Chiến lược hợp tác này
Củng cố sự tham gia của Ngân hàng Thế giới với các bên liên quan của Việt Nam trong Chiến lược hợp tác quốc gia như đã nêu trong Tuyên bố Paris, và bản Tuyên bố chung Hà Nội sau này.
Xây dựng một Chiến lược hợp tác quốc gia vững chắc và đầy đủ thông tin hơn nhờ kiến thức và hiểu biết sâu sắc của nhiều bên liên quan, qua đó đảm bảo phản ánh chính xác kiến thức và hiểu biết về hoàn cảnh cụ thể của quốc gia trong Chiến lược.
Thúc đẩy lựa sự lựa chọn có tính chiến lược về chương trình trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới.
Đảm bảo sự phối hợp giữa các nhà tài trợ vì lợi ích của quốc gia, giảm những chi phí giao dịch và quản lý viện trợ.
Quá trình tham vấn được thiết kế để đảm bảo có ý nghĩa, minh bạch, có sự tham gia của nhiều bên và vì lợi ích của người dân. Không thể đưa tất cả các thông tin được cung cấp, sự quan tâm và ý kiến của các bên liên quan vào Chiến lược, vì thế điều quan trọng là phải quản lý được kỳ vọng của các bên. Quá trình tham vấn của Chiến lược hợp tác quốc gia mới có điểm hơi khác so với trước đây ở chỗ bắt đầu từ những cơ quan cấp cao ngay từ lúc chuẩn bị Chiến lược với sự tham gia của các bên ngay từ khi chưa có bản dự thảo, như thông qua cuộc hội thảo vào tháng Giêng (xem biên bản hội thảo ở đây). Phần lớn các cuộc trao đổi là từ các đối tác. Quá trình này được thiết kế với sự tham gia của nhiều bên với đại diện của chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tài trợ, bao gồm cả các nhóm dễ bị ảnh hưởng là những nhóm ít khi được đưa ra ý kiến thông qua các kênh chính thức hơn. Có 3 nhóm các bên liên quan chính: Chính phủ. Chính quyền trung ương (Nhóm xây dựng Chiến lược chủ chốt của Chính phủ gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Văn phòng chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành và các cơ quan đối tác khác), Chính quyền địa phương và Quốc hội;
Tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự trong nước và quốc tế, giới học thuật, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm khuyết tật, các nhóm phụ nữ, truyền thông, khu vực tư nhân trong nước và quốc tế;
Các nhà tài trợ. Các tổ chức tài trợ song phương và đa phương.
|
No comments:
Post a Comment