Đàm phán nâng trần nợ công ở Mỹ vẫn bế tắc |
Theo dòng tư duy đó, sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay cũng có thể gọi là “nghịch lý” khi nhiều tư duy truyền thống thực sự “khó” giải thích tình hình kinh tế thế giới hiện nay.
Thứ nhất, về tổng quan kinh tế thế giới đang chứng kiến hai giai đoạn khủng khoảng liên tiếp hay “khủng khoảng nối tiếp khủng khoảng”. Đó là khủng khoảng kinh tế-tài chính năm 2008-2009 và khủng khoảng nợ công 2010-2011.
Thứ hai, kinh tế thế giới đang “nín thở” chờ nước Mỹ nâng trần nợ công cũng như Châu Âu đang “rung chuyển” bởi các khủng khoảng theo phiên bản “Hy Lạp”. Điều này cho thấy nước lớn rất quan trọng và nước nhỏ cũng vô cùng quan trọng.
Thứ ba, nếu không có đột biến, kinh tế thế giới dần “phụ thuộc” vào các nước mới nổi với trình độ khoa học-công nghệ chưa phải cao nhất, trong khi đó các nước phát triển lại từ từ tụt xuống “hạng 2”, xét về tăng trưởng.
“Nghịch lý” của kinh tế thế giới là như vậy. Sự nghịch lý này vô cùng “khó chịu”, rất “bất thường” và không kém phần thú vị khi kinh tế thế giới hiện nay đã khác và khác rất nhiều so với những giai đoạn phát triển trước kia.
“Kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn”. John Naisbitt đã dự báo như vậy.
Kinh tế Mỹ
Có một quyết định mà đối với nước Mỹ không phải là lần đầu tiên và cũng chẳng phải là lần cuối nhưng nội bộ nước Mỹ lại “đấu nhau” dữ dội như vậy và đó là quyết định nâng trần nợ công.
Mặc dù sắp đến ngày “phán quyết” nâng trần nợ công nhưng các nhà chính trị Mỹ vẫn không thống nhất được và tạo ra nhiều quan ngại sâu sắc không chỉ đối với kinh tế Mỹ mà còn đối với kinh tế toàn thế giới.
Các cuộc thương lượng liên tục diễn ra, liên tục đưa ra các dự luật và liên tục thất bại với những điều kiện mà hai bên chưa thể thỏa hiệp được. Vẫn thống nhất nâng trần nợ công là cần thiết nhưng một bên đòi cắt giảm mạnh chi tiêu và một bên lại đòi tăng thuế…
Xem ra, nước Mỹ đang biến vấn đề kinh tế thành vấn đề chính trị với những lợi ích khác nhau của hai đảng khi mùa bầu cử sắp đến gần.
Kinh tế thế giới hiện nay có sự liên quan và phụ thuộc với nhau rất lớn, sự ổn định hay khó khăn của một nền kinh tế cũng là cơ hội hay thách thức cho các nền kinh tế khác.
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới cũng cho rằng nước Mỹ cần nâng trần nợ công và đây là xu thế tất yếu.
Không chỉ một lần, IMF phản ánh xu thế này khi cho rằng: “Các thành viên hội đồng IMF nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết cần phải nâng trần nợ và thống nhất về các chi tiết của chương trình cải cách toàn diện trong trung hạn”.
Với những yêu cầu của nội tại kinh tế Mỹ cũng như thực trạng của kinh tế thế giới hiện nay và với cái tính “thực dụng”, rất nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải nâng trần nợ công đúng hạn. Nếu khác đi, phe nào cũng thua.
Lịch sử nợ công của Mỹ sẽ còn kéo dài nhưng đợt nâng trần lần này cho thấy có một nước Mỹ khác, khác cả trong vị trí lẫn vai trò cũng như trong việc ra quyết định ở những thời khắc quan trọng nhất.
Trung Quốc
Tăng trưởng thấp, nợ công cao đang diễn ra tại nước Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, những nơi có nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên điều này hình như không xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Kinh tế Trung Quốc lại có nhiều vấn đề riêng và “tương phản’ với các nền kinh tế lớn nêu trên. Đó là tăng trưởng cao 9,5% và dự trữ ngoại hối lớn 3.200 tỷ USD. Đây thực sự là con số “mơ ước” đối với phần còn lại của kinh tế thế giới.
Nếu nhìn ở góc độ khác về kinh tế Trung Quốc, thì tính ổn định của nền kinh tế cũng như cơ cấu đầu tư…cũng là vấn đề thực sự không đơn giản như những con số vừa nêu.
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng đầu tư và xuất khẩu là hai lĩnh vực chủ yếu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua.
Trong bối cảnh không ổn định của kinh tế toàn cầu, đây không phải là lĩnh vực đảm bảo cho nền kinh tế thứ 2 thế giới phát triển bền vững.
Tăng trưởng dựa vào xuất nhập khẩu là cần thiết nhưng để cho tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu lại là xu hướng không bền vững và chứa đựng những nguy cơ khó lường.
Sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế - tài chính năm 2008-2009, kinh tế thế giới chưa xác lập được một trật tự mới, chưa xác lập được một mặt bằng mới hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có sự tăng giảm thất thường, dẫn đến tăng trưởng kinh tế sẽ không có sự ổn định như kỳ vọng và rủi ro sẽ là điều khó tránh.
Tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư, lĩnh vực này Trung Quốc được xếp hạng “quán quân” và diễn ra mạnh mẽ sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế tài chính năm 2008-2009 khi hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút.
Dù chưa có số liệu chính xác nhưng cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đã cấp tín dụng mạnh cho các dự án xây dựng đường quốc lộ, đường cao tốc và bất động sản mới, nhằm kích thích nhu cầu trong nước.
Lĩnh vực này cũng mang lại tăng trưởng GDP cao cho kinh tế Trung Quốc nhưng không phải là không có nhiều mặt trái.
Nhà nghiên cứu Fraser Howie, tác giả nhiều bài viết về kinh tế Trung Quốc cho rằng “Kết quả của tốc độ tăng trưởng này là Trung Quốc đang trở nên mạnh hơn, nhưng sức mạnh đó đang đi trệch hướng”.
Cùng quan điểm này, ông Patrick Chovanec ở đại học Thanh Hoa cho rằng: “Nếu quan sát các dự án cơ sở hạ tầng, người ta sẽ thấy rõ ràng các ngân hàng coi các dự án này là khoản cho vay không rủi ro bởi chúng có sự bảo đảm của chính phủ. Nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng nhưng đồng thời cũng gây ra những vấn đề lớn liên quan đến nợ xấu”.
Nếu xét tính cân đối hay mối tương quan giữa các lĩnh vực kinh tế chủ yếu thì những nhận xét trên đây cũng có nhiều điều để suy ngẫm nếu muốn tiến đến một nền kinh tế cân bằng và hài hòa.
Kinh tế thế giới hiện nay được thể hiện qua các “nghịch lý” cũng là điều cần thiết và thú vị. Hy vọng biết nghịch lý trong kinh tế để hiểu cái hợp lý trong tương lai.
Thứ nhất, về tổng quan kinh tế thế giới đang chứng kiến hai giai đoạn khủng khoảng liên tiếp hay “khủng khoảng nối tiếp khủng khoảng”. Đó là khủng khoảng kinh tế-tài chính năm 2008-2009 và khủng khoảng nợ công 2010-2011.
Thứ hai, kinh tế thế giới đang “nín thở” chờ nước Mỹ nâng trần nợ công cũng như Châu Âu đang “rung chuyển” bởi các khủng khoảng theo phiên bản “Hy Lạp”. Điều này cho thấy nước lớn rất quan trọng và nước nhỏ cũng vô cùng quan trọng.
Thứ ba, nếu không có đột biến, kinh tế thế giới dần “phụ thuộc” vào các nước mới nổi với trình độ khoa học-công nghệ chưa phải cao nhất, trong khi đó các nước phát triển lại từ từ tụt xuống “hạng 2”, xét về tăng trưởng.
“Nghịch lý” của kinh tế thế giới là như vậy. Sự nghịch lý này vô cùng “khó chịu”, rất “bất thường” và không kém phần thú vị khi kinh tế thế giới hiện nay đã khác và khác rất nhiều so với những giai đoạn phát triển trước kia.
“Kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn”. John Naisbitt đã dự báo như vậy.
Kinh tế Mỹ
Có một quyết định mà đối với nước Mỹ không phải là lần đầu tiên và cũng chẳng phải là lần cuối nhưng nội bộ nước Mỹ lại “đấu nhau” dữ dội như vậy và đó là quyết định nâng trần nợ công.
Mặc dù sắp đến ngày “phán quyết” nâng trần nợ công nhưng các nhà chính trị Mỹ vẫn không thống nhất được và tạo ra nhiều quan ngại sâu sắc không chỉ đối với kinh tế Mỹ mà còn đối với kinh tế toàn thế giới.
Các cuộc thương lượng liên tục diễn ra, liên tục đưa ra các dự luật và liên tục thất bại với những điều kiện mà hai bên chưa thể thỏa hiệp được. Vẫn thống nhất nâng trần nợ công là cần thiết nhưng một bên đòi cắt giảm mạnh chi tiêu và một bên lại đòi tăng thuế…
Xem ra, nước Mỹ đang biến vấn đề kinh tế thành vấn đề chính trị với những lợi ích khác nhau của hai đảng khi mùa bầu cử sắp đến gần.
Kinh tế thế giới hiện nay có sự liên quan và phụ thuộc với nhau rất lớn, sự ổn định hay khó khăn của một nền kinh tế cũng là cơ hội hay thách thức cho các nền kinh tế khác.
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới cũng cho rằng nước Mỹ cần nâng trần nợ công và đây là xu thế tất yếu.
Không chỉ một lần, IMF phản ánh xu thế này khi cho rằng: “Các thành viên hội đồng IMF nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết cần phải nâng trần nợ và thống nhất về các chi tiết của chương trình cải cách toàn diện trong trung hạn”.
Với những yêu cầu của nội tại kinh tế Mỹ cũng như thực trạng của kinh tế thế giới hiện nay và với cái tính “thực dụng”, rất nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải nâng trần nợ công đúng hạn. Nếu khác đi, phe nào cũng thua.
Lịch sử nợ công của Mỹ sẽ còn kéo dài nhưng đợt nâng trần lần này cho thấy có một nước Mỹ khác, khác cả trong vị trí lẫn vai trò cũng như trong việc ra quyết định ở những thời khắc quan trọng nhất.
Trung Quốc
Tăng trưởng thấp, nợ công cao đang diễn ra tại nước Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, những nơi có nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên điều này hình như không xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Kinh tế Trung Quốc lại có nhiều vấn đề riêng và “tương phản’ với các nền kinh tế lớn nêu trên. Đó là tăng trưởng cao 9,5% và dự trữ ngoại hối lớn 3.200 tỷ USD. Đây thực sự là con số “mơ ước” đối với phần còn lại của kinh tế thế giới.
Nếu nhìn ở góc độ khác về kinh tế Trung Quốc, thì tính ổn định của nền kinh tế cũng như cơ cấu đầu tư…cũng là vấn đề thực sự không đơn giản như những con số vừa nêu.
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng đầu tư và xuất khẩu là hai lĩnh vực chủ yếu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua.
Trong bối cảnh không ổn định của kinh tế toàn cầu, đây không phải là lĩnh vực đảm bảo cho nền kinh tế thứ 2 thế giới phát triển bền vững.
Tăng trưởng dựa vào xuất nhập khẩu là cần thiết nhưng để cho tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu lại là xu hướng không bền vững và chứa đựng những nguy cơ khó lường.
Sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế - tài chính năm 2008-2009, kinh tế thế giới chưa xác lập được một trật tự mới, chưa xác lập được một mặt bằng mới hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có sự tăng giảm thất thường, dẫn đến tăng trưởng kinh tế sẽ không có sự ổn định như kỳ vọng và rủi ro sẽ là điều khó tránh.
Tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư, lĩnh vực này Trung Quốc được xếp hạng “quán quân” và diễn ra mạnh mẽ sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế tài chính năm 2008-2009 khi hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút.
Dù chưa có số liệu chính xác nhưng cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đã cấp tín dụng mạnh cho các dự án xây dựng đường quốc lộ, đường cao tốc và bất động sản mới, nhằm kích thích nhu cầu trong nước.
Lĩnh vực này cũng mang lại tăng trưởng GDP cao cho kinh tế Trung Quốc nhưng không phải là không có nhiều mặt trái.
Nhà nghiên cứu Fraser Howie, tác giả nhiều bài viết về kinh tế Trung Quốc cho rằng “Kết quả của tốc độ tăng trưởng này là Trung Quốc đang trở nên mạnh hơn, nhưng sức mạnh đó đang đi trệch hướng”.
Cùng quan điểm này, ông Patrick Chovanec ở đại học Thanh Hoa cho rằng: “Nếu quan sát các dự án cơ sở hạ tầng, người ta sẽ thấy rõ ràng các ngân hàng coi các dự án này là khoản cho vay không rủi ro bởi chúng có sự bảo đảm của chính phủ. Nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng nhưng đồng thời cũng gây ra những vấn đề lớn liên quan đến nợ xấu”.
Nếu xét tính cân đối hay mối tương quan giữa các lĩnh vực kinh tế chủ yếu thì những nhận xét trên đây cũng có nhiều điều để suy ngẫm nếu muốn tiến đến một nền kinh tế cân bằng và hài hòa.
Kinh tế thế giới hiện nay được thể hiện qua các “nghịch lý” cũng là điều cần thiết và thú vị. Hy vọng biết nghịch lý trong kinh tế để hiểu cái hợp lý trong tương lai.
Lưu Văn Vinh (tổng hợp)
Tin đã đăng
- Kinh tế Italy: Đâu phải là Hy Lạp? (28/7/2011)
- Chính giới Mỹ vẫn bế tắc khi nguy cơ vỡ nợ cận kề (28/7/2011)
- Thế giới còn đau đầu với giá lương thực (26/7/2011)
- Trung Quốc muốn "mua" cả châu Âu (25/7/2011)
- Nước Mỹ lo ngại khủng hoảng nợ Hy Lạp lây lan (24/7/2011)
- Kinh tế thế giới trong tuần: Nhiều kịch tính (23/7/2011)
- Trữ lượng dầu mỏ của OPEC tăng đột biến (21/7/2011)
- Mỹ nợ ngập đầu – Lỗi tại… Trung Quốc? (20/7/2011)
- Kêu gọi thành lập cơ quan xếp hạng tín dụng châu Âu (19/7/2011)
- QE3 - Mối lo canh cánh của Trung Quốc (18/7/2011)
No comments:
Post a Comment