18/07/2011 | 11:31:00
CÁC TIN LIÊN QUAN
Anh bắt đầu điều tra vụ bê bối nghe lén điện thoại
Cuộc điều tra vụ bê bối nghe lén điện thoại trước hết tập trung vào mối quan hệ báo chí và công luận, liên quan luật báo chí.
"Người kế tục" Larry King vướng bê bối nghe lén?
Piers Morgan, người đang thay "vua truyền hình Larry King" trên kênh CNN, cũng đang có nguy cơ bị lôi vào vụ bê bối nghe lén điện thoại.
Cuộc điều tra vụ bê bối nghe lén điện thoại trước hết tập trung vào mối quan hệ báo chí và công luận, liên quan luật báo chí.
"Người kế tục" Larry King vướng bê bối nghe lén?
Piers Morgan, người đang thay "vua truyền hình Larry King" trên kênh CNN, cũng đang có nguy cơ bị lôi vào vụ bê bối nghe lén điện thoại.
Đế chế truyền thông của ông trùm Rupert Murdoch đang rung chuyển dữ dội khi vụ bê bối nghe lén đã lan từ Anh sang Mỹ, và sắp tới có thể là cả Australia, quê hương của ông. Theo những tin tức mới nhất thì giá trị cổ phiếu của tập đoàn truyền thông News Corp đã sụt giảm 7%, tương đương với hơn 3 tỉ USD.
Thương vụ trị giá 12 tỉ USD thâu tóm kênh truyền hình vệ tinh lớn nhất nước Anh BskyB cũng đã không thể trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, giữa cơn sóng gió lớn chưa từng thấy kể từ khi gây dựng News Corp năm 1979, ông Murdoch vẫn giữ được vẻ bình tĩnh. Bài viết của cây bút Conrad Black đăng trên tờ Financial Times (từng là mục tiêu bất thành của nhà Murdoch) sẽ cho thấy phần nào bản lĩnh của nhân vật được xem là “thành công nhất trong lịch sử ngành truyền thông.”
Không ai có thể tranh cãi về sự can đảm, tầm nhìn và kỹ năng của Rupert Murdoch trong việc chinh phục và thống trị thị trường báo lá cải ở Anh; dẫn đầu trong những bước đi đột phá kết nối các phim trường với đài truyền hình, phá vỡ thế độc quyền ba bên trong ngành truyền hình Mỹ; là người tiên phong trong phát triển truyền hình vệ tinh và thành lập một kênh tin tức bảo thủ, dân túy dành riêng cho người Mỹ; mua lại và phát triển tờ Wall Street Journal uy tín lẫy lừng trong giới tinh hoa Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên, ông Murdoch cũng đã cần nhiều may mắn để xây dựng nên một đế chế như hiện giờ, khi cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher nới lỏng quy định cho kênh truyền hình qua vệ tinh của Murdoch ở nước này (đổi lấy việc bà nhận được sự ủng hộ của tờ The Sun), hay khi vụ mua lại MGM của ông bất thành ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hồi những năm 1990, hay khi Đài truyền hình vệ tinh Anh sụp đổ và rơi vào tay ông 20 năm trước. Nhưng có lẽ may mắn chỉ là một phần giải thích cho sự thành công của Murdoch.
[Toàn cảnh vụ bê bối nghe lén của đế chế truyền thông News Corp]
Đó là một con người tham vọng và luôn có mục đích rõ ràng. Murdich không chung thủy với bất kỳ ai, hay bất kỳ giá trị nào ngoài công ty của ông. Nhà tài phiệt sinh ở Australia gặp nhiều khó khăn trong việc giữ gìn tình bạn do ông hiếm khi giữ lời hứa được lâu, sẵn sàng trục lợi những người khác và phản lại các nhà lãnh đạo chính trị từng giúp đỡ ông ở bất cứ quốc gia nào (trừ có lẽ là hai người, Ronald Reagan, cựu tổng thống Mỹ và Tony Blair, cựu thủ tướng Anh).
Mọi bản năng của Murdoch tập trung vào thị trường. Ông không chỉ là một nhà đầu tư vào các tờ báo lá cải, mà còn là một kẻ sẵn sàng lừa gạt để khoái trá bóc trần mọi giá trị cao đẹp được rao giảng và những tổ chức được tôn sùng, với sự chống đối không khoan nhượng tầng lớp tinh hoa trong xã hội.
Murdoch là nhân vật trụ cột trong trào lưu báo chí dân túy ở Anh và khơi mào cho chủ nghĩa bảo thủ trong giới truyền thông Mỹ. Tuyên ngôn về truyền thông và những giá trị dân sự của ông có lẽ được truyền tải đầy đủ qua loạt phim hoạt hình The Simpsons của đài truyền hình Fox News: tất cả các chính trị gia là một bọn xảo trá và công chúng là một đám vô sản lưu manh dốt nát.
Những bức ảnh các phóng viên chụp Murdoch trong vụ bê bối nghe lén điện thoại, đóng cửa tờ báo News of the World và còn hàng loạt sự kiện dắt dây theo sau gần đây có gì đó thật mỉa mai.
Giờ đây, Murdoch đang được trải nghiệm cảm giác mà những nhân vật vẫn xuất hiện hàng ngày trên các tờ báo trong tay ông, từ News of the World tới The Sun ở Anh, hay New York Post ở Mỹ.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt, Murdoch hiểu rõ thế giới đó và ông chưa bao giờ tỏ ra hèn nhát, mỗi khi cần phải đối đầu./.
Thương vụ trị giá 12 tỉ USD thâu tóm kênh truyền hình vệ tinh lớn nhất nước Anh BskyB cũng đã không thể trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, giữa cơn sóng gió lớn chưa từng thấy kể từ khi gây dựng News Corp năm 1979, ông Murdoch vẫn giữ được vẻ bình tĩnh. Bài viết của cây bút Conrad Black đăng trên tờ Financial Times (từng là mục tiêu bất thành của nhà Murdoch) sẽ cho thấy phần nào bản lĩnh của nhân vật được xem là “thành công nhất trong lịch sử ngành truyền thông.”
Không ai có thể tranh cãi về sự can đảm, tầm nhìn và kỹ năng của Rupert Murdoch trong việc chinh phục và thống trị thị trường báo lá cải ở Anh; dẫn đầu trong những bước đi đột phá kết nối các phim trường với đài truyền hình, phá vỡ thế độc quyền ba bên trong ngành truyền hình Mỹ; là người tiên phong trong phát triển truyền hình vệ tinh và thành lập một kênh tin tức bảo thủ, dân túy dành riêng cho người Mỹ; mua lại và phát triển tờ Wall Street Journal uy tín lẫy lừng trong giới tinh hoa Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên, ông Murdoch cũng đã cần nhiều may mắn để xây dựng nên một đế chế như hiện giờ, khi cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher nới lỏng quy định cho kênh truyền hình qua vệ tinh của Murdoch ở nước này (đổi lấy việc bà nhận được sự ủng hộ của tờ The Sun), hay khi vụ mua lại MGM của ông bất thành ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hồi những năm 1990, hay khi Đài truyền hình vệ tinh Anh sụp đổ và rơi vào tay ông 20 năm trước. Nhưng có lẽ may mắn chỉ là một phần giải thích cho sự thành công của Murdoch.
[Toàn cảnh vụ bê bối nghe lén của đế chế truyền thông News Corp]
Đó là một con người tham vọng và luôn có mục đích rõ ràng. Murdich không chung thủy với bất kỳ ai, hay bất kỳ giá trị nào ngoài công ty của ông. Nhà tài phiệt sinh ở Australia gặp nhiều khó khăn trong việc giữ gìn tình bạn do ông hiếm khi giữ lời hứa được lâu, sẵn sàng trục lợi những người khác và phản lại các nhà lãnh đạo chính trị từng giúp đỡ ông ở bất cứ quốc gia nào (trừ có lẽ là hai người, Ronald Reagan, cựu tổng thống Mỹ và Tony Blair, cựu thủ tướng Anh).
Mọi bản năng của Murdoch tập trung vào thị trường. Ông không chỉ là một nhà đầu tư vào các tờ báo lá cải, mà còn là một kẻ sẵn sàng lừa gạt để khoái trá bóc trần mọi giá trị cao đẹp được rao giảng và những tổ chức được tôn sùng, với sự chống đối không khoan nhượng tầng lớp tinh hoa trong xã hội.
Murdoch là nhân vật trụ cột trong trào lưu báo chí dân túy ở Anh và khơi mào cho chủ nghĩa bảo thủ trong giới truyền thông Mỹ. Tuyên ngôn về truyền thông và những giá trị dân sự của ông có lẽ được truyền tải đầy đủ qua loạt phim hoạt hình The Simpsons của đài truyền hình Fox News: tất cả các chính trị gia là một bọn xảo trá và công chúng là một đám vô sản lưu manh dốt nát.
Những bức ảnh các phóng viên chụp Murdoch trong vụ bê bối nghe lén điện thoại, đóng cửa tờ báo News of the World và còn hàng loạt sự kiện dắt dây theo sau gần đây có gì đó thật mỉa mai.
Giờ đây, Murdoch đang được trải nghiệm cảm giác mà những nhân vật vẫn xuất hiện hàng ngày trên các tờ báo trong tay ông, từ News of the World tới The Sun ở Anh, hay New York Post ở Mỹ.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt, Murdoch hiểu rõ thế giới đó và ông chưa bao giờ tỏ ra hèn nhát, mỗi khi cần phải đối đầu./.
Tuyên ngôn về truyền thông và những giá trị dân sự của Rupert Murdoch có lẽ được truyền tải đầy đủ qua loạt phim hoạt hình The Simpsons của đài truyền hình Fox News: tất cả các chính trị gia là một bọn xảo trá và công chúng là một đám vô sản lưu manh dốt nát. |
Hải Minh (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment