19/05/2011 | 14:58:00
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Tạp chí Á-Âu vừa đưa ra nhận định rằng, việc thành lập Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô (AMRO) của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á và ba nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) gần đây và cơ chế Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) năm 2010 đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hình thành Quỹ Tiền tệ châu Á (AMF).
Theo tạp chí trên, ngày 4/5 tại Hà Nội, các nước thành viên ASEAN+3 đã thực hiện một bước đi quan trọng để tiến tới thành lập AMF.
Các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 đã hội đàm với ông Benhua Wei, Giám đốc mới được chỉ định của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đặt trụ sở tại Singapore.
Các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 cũng chỉ đạo xem xét khả năng của AMRO và hy vọng cơ quan này sẽ sớm đi vào hoạt động.
Các bộ trưởng cũng chỉ đạo các thứ trưởng đưa ra các đánh giá nhằm tăng cường vị thế pháp lý của AMRO, để sớm thành lập một tổ chức có đầy đủ tư cách pháp lý quốc tế.
Thực tế, đề nghị thành lập AMF được đưa ra đúng thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997-1998. Nhưng sau đó đề nghị này lắng xuống do sức ép từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Bộ Tài chính Mỹ.
Tuy nhiên, việc cải tổ IMF về cung cách quản lý, hiến chương, phần đóng góp và quyền bỏ phiếu nhằm mang lại sức mạnh lớn hơn cho các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil gặp khó khăn, từ đó đòi hỏi phải có một cơ cấu tiền tệ toàn cầu phi tập trung hóa và linh hoạt hơn.
Theo cơ cấu phi tập trung hóa, IMF là tổ chức toàn cầu “cấp cao” được gắn kết với các quỹ tiền tệ ở các khu vực khác nhau trên thế giới để hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Hiện nay, Quỹ Tiền tệ Arập và Quỹ Dự trữ Mỹ Latin đã được thành lập và nhiều khả năng một Quỹ Tiền tệ châu Âu sẽ ra đời trong tương lai. Do đó, ý tưởng thành lập AMF càng được củng cố mạnh mẽ.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến các nhà lãnh đạo ASEAN+3 (gồm các quan chức chính phủ, các học giả, giới nghiên cứu và thống đốc ngân hàng các nước), do các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore thực hiện, cho thấy, gần 2/3 trong số những người được hỏi cho rằng quyết định thành lập AMRO là rất quan trọng và nó sẽ thức đẩy việc sử dụng CMIM.
Một số nhà lãnh đạo còn cho rằng, tương lai CMIM và AMRO nên sáp nhập để thành lập AMF, bổ sung cho IMF.
Tuy nhiên, châu Á không nên hy vọng AMF sẽ ra đời sớm. Mặc dù được thành lập, nhưng hiện nay AMRO chưa đi vào hoạt động và tư cách pháp nhân cũng chưa được xác định.
Ngoài ra, nhiệm vụ thành lập một đơn vị độc lập, hiệu quả và được trang bị một hệ thống cảnh báo khủng hoảng sớm, cũng như hoạt động đầy đủ nhằm bổ sung cho IMF chắc chắn sẽ mất một thời gian khá dài.
Thăm dò ý kiến nói trên của NTU còn cho biết, gần 1/2 các nhà lãnh đạo ASEAN+3 dự đoán, AMF có thể được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2016-2020; 1/3 nhà lãnh đạo cho rằng, AMF chỉ có thể được thành lập sau năm 2020; 1/10 nhà lãnh đạo dự kiến AMF có thể được thành lập trong vòng 5 năm nữa./.
Theo tạp chí trên, ngày 4/5 tại Hà Nội, các nước thành viên ASEAN+3 đã thực hiện một bước đi quan trọng để tiến tới thành lập AMF.
Các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 đã hội đàm với ông Benhua Wei, Giám đốc mới được chỉ định của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đặt trụ sở tại Singapore.
Các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 cũng chỉ đạo xem xét khả năng của AMRO và hy vọng cơ quan này sẽ sớm đi vào hoạt động.
Các bộ trưởng cũng chỉ đạo các thứ trưởng đưa ra các đánh giá nhằm tăng cường vị thế pháp lý của AMRO, để sớm thành lập một tổ chức có đầy đủ tư cách pháp lý quốc tế.
Thực tế, đề nghị thành lập AMF được đưa ra đúng thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997-1998. Nhưng sau đó đề nghị này lắng xuống do sức ép từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Bộ Tài chính Mỹ.
Tuy nhiên, việc cải tổ IMF về cung cách quản lý, hiến chương, phần đóng góp và quyền bỏ phiếu nhằm mang lại sức mạnh lớn hơn cho các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil gặp khó khăn, từ đó đòi hỏi phải có một cơ cấu tiền tệ toàn cầu phi tập trung hóa và linh hoạt hơn.
Theo cơ cấu phi tập trung hóa, IMF là tổ chức toàn cầu “cấp cao” được gắn kết với các quỹ tiền tệ ở các khu vực khác nhau trên thế giới để hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Hiện nay, Quỹ Tiền tệ Arập và Quỹ Dự trữ Mỹ Latin đã được thành lập và nhiều khả năng một Quỹ Tiền tệ châu Âu sẽ ra đời trong tương lai. Do đó, ý tưởng thành lập AMF càng được củng cố mạnh mẽ.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến các nhà lãnh đạo ASEAN+3 (gồm các quan chức chính phủ, các học giả, giới nghiên cứu và thống đốc ngân hàng các nước), do các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore thực hiện, cho thấy, gần 2/3 trong số những người được hỏi cho rằng quyết định thành lập AMRO là rất quan trọng và nó sẽ thức đẩy việc sử dụng CMIM.
Một số nhà lãnh đạo còn cho rằng, tương lai CMIM và AMRO nên sáp nhập để thành lập AMF, bổ sung cho IMF.
Tuy nhiên, châu Á không nên hy vọng AMF sẽ ra đời sớm. Mặc dù được thành lập, nhưng hiện nay AMRO chưa đi vào hoạt động và tư cách pháp nhân cũng chưa được xác định.
Ngoài ra, nhiệm vụ thành lập một đơn vị độc lập, hiệu quả và được trang bị một hệ thống cảnh báo khủng hoảng sớm, cũng như hoạt động đầy đủ nhằm bổ sung cho IMF chắc chắn sẽ mất một thời gian khá dài.
Thăm dò ý kiến nói trên của NTU còn cho biết, gần 1/2 các nhà lãnh đạo ASEAN+3 dự đoán, AMF có thể được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2016-2020; 1/3 nhà lãnh đạo cho rằng, AMF chỉ có thể được thành lập sau năm 2020; 1/10 nhà lãnh đạo dự kiến AMF có thể được thành lập trong vòng 5 năm nữa./.
Nguyễn Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment