THỨ NĂM, 05 THÁNG 5 2011 15:15 SGGP
Hôm qua 4/5, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo của các thống đốc ngân hàng trung ương khu vực châu Á với chủ đề “Châu Á năm 2050: Hướng tới tăng trưởng bền vững và thịnh vượng”.
3 tỷ người châu Á sẽ sống sung túc
Tại hội thảo, ADB đã công bố tổng quan dự thảo báo cáo “Châu Á 2050 - Xây dựng một thế kỷ châu Á”. Báo cáo hoàn chỉnh dự kiến sẽ được xuất bản vào tháng 8/2011 sau khi được thảo luận tại hội nghị lần này. Dự thảo báo cáo cho biết trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang châu Á, với 2 kịch bản: Thế kỷ của châu Á và bẫy thu nhập trung bình.
Theo kịch bản lạc quan, thế kỷ châu Á, đến năm 2050, GDP của khu vực sẽ đạt 148.000 tỷ USD, chiếm 51% sản lượng toàn cầu. Theo cơ sở sức mua tương đương, GDP theo đầu người tại châu Á sẽ lên tới 38.600 USD, so với mức dự kiến trung bình năm 2050 của thế giới là 36.600 USD.
3 tỷ người châu Á sẽ sống sung túc
Tại hội thảo, ADB đã công bố tổng quan dự thảo báo cáo “Châu Á 2050 - Xây dựng một thế kỷ châu Á”. Báo cáo hoàn chỉnh dự kiến sẽ được xuất bản vào tháng 8/2011 sau khi được thảo luận tại hội nghị lần này. Dự thảo báo cáo cho biết trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang châu Á, với 2 kịch bản: Thế kỷ của châu Á và bẫy thu nhập trung bình.
Theo kịch bản lạc quan, thế kỷ châu Á, đến năm 2050, GDP của khu vực sẽ đạt 148.000 tỷ USD, chiếm 51% sản lượng toàn cầu. Theo cơ sở sức mua tương đương, GDP theo đầu người tại châu Á sẽ lên tới 38.600 USD, so với mức dự kiến trung bình năm 2050 của thế giới là 36.600 USD.
- Ảnh bên : Hầm chui đường Nguyễn Hữu Cảnh tại TPHCM (Ảnh: Thái Băng)
Kịch bản thứ hai giả định rằng những nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, khi mức tăng trưởng chậm lại và sự trì trệ trong thu nhập của 5 hay 10 năm tới. Trong khi đó, những nền kinh tế còn lại không thể thúc đẩy được tỷ lệ tăng trưởng trong kịch bản này. Nếu những dữ kiện này xảy ra, GDP châu Á sẽ chỉ đạt 61.000 tỷ USD, chiếm 32% sản lượng toàn cầu vào năm 2050. Theo cơ sở sức mua tương đương, GDP đầu người của khu vực sẽ đạt 20.300 USD.
Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda nhận định: Hai kết quả dự kiến ở 2 kịch bản là khác nhau và vì vậy chi phí cơ hội nếu không thực hiện kịch bản một thế kỷ châu Á là rất lớn, đặc biệt trên khía cạnh con người. Theo kịch bản một thế kỷ châu Á của ADB, sẽ có thêm 3 tỷ người châu Á có thể tận hưởng thành quả của sự thịnh vượng ít nhất cũng sớm hơn một thế hệ so với kịch bản “bẫy thu nhập trung bình”.
Bản dự thảo cũng đề ra 6 động lực chuyển đổi tại khu vực: sự tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, nhân khẩu học và lực lượng lao động, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng thông tin.
Cần hàng ngàn tỷ USD vốn đầu tư
Thảo luận các vấn đề chung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bangladesh Abul Maal Abul Muhith cho rằng, 30 năm qua châu Á đã có bước phát triển tuyệt vời với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư của khu vực tư nhân phát triển mạnh. Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu này là những sự trả giá không nhỏ: bất bình đẳng xã hội, tham nhũng gia tăng...
Theo dự báo của ADB, nhu cầu vốn phát triển mỗi năm cho khu vực châu Á trong giai đoạn từ nay đến 2050 có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các quốc gia châu Á không phải là thu hút vốn mà nằm ở việc quản lý và sử dụng số tiền nói trên sao cho hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee, mấu chốt để giải quyết vấn đề này là các chính phủ phải xác định đâu là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả nhất để sử dụng vốn. Trong điều kiện của châu Á, các lĩnh vực này bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, các quốc gia châu Á cần đầu tư mạnh cho kinh tế tri thức. Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp các nước tránh được “bẫy thu nhập trung bình”.
Trao đổi với báo chí sau hội thảo, ông Rajat Nag, Giám đốc điều hành ADB, cho biết nhiều vấn đề mà dự thảo báo cáo “Châu Á năm 2050 – Xây dựng một thế kỷ châu Á” đã được các đại biểu tham dự hội thảo làm rõ như thúc đẩy công nghệ, hợp tác công tư, cân bằng hệ thống tài chính, xây dựng lòng tin về dân chủ, quản lý đô thị và vượt qua bẫy thu nhập trung bình…
“Nước nào muốn vượt qua bẫy thu nhập phải có khả năng sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Lợi thế về nguồn lao động dồi dào không thể phát huy tác dụng nếu các nước không đào tạo một đội ngũ nhân lực có kỹ năng tốt” – ông Nag nói.
Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda nhận định: Hai kết quả dự kiến ở 2 kịch bản là khác nhau và vì vậy chi phí cơ hội nếu không thực hiện kịch bản một thế kỷ châu Á là rất lớn, đặc biệt trên khía cạnh con người. Theo kịch bản một thế kỷ châu Á của ADB, sẽ có thêm 3 tỷ người châu Á có thể tận hưởng thành quả của sự thịnh vượng ít nhất cũng sớm hơn một thế hệ so với kịch bản “bẫy thu nhập trung bình”.
Bản dự thảo cũng đề ra 6 động lực chuyển đổi tại khu vực: sự tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, nhân khẩu học và lực lượng lao động, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng thông tin.
Cần hàng ngàn tỷ USD vốn đầu tư
Thảo luận các vấn đề chung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bangladesh Abul Maal Abul Muhith cho rằng, 30 năm qua châu Á đã có bước phát triển tuyệt vời với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư của khu vực tư nhân phát triển mạnh. Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu này là những sự trả giá không nhỏ: bất bình đẳng xã hội, tham nhũng gia tăng...
Theo dự báo của ADB, nhu cầu vốn phát triển mỗi năm cho khu vực châu Á trong giai đoạn từ nay đến 2050 có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các quốc gia châu Á không phải là thu hút vốn mà nằm ở việc quản lý và sử dụng số tiền nói trên sao cho hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee, mấu chốt để giải quyết vấn đề này là các chính phủ phải xác định đâu là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả nhất để sử dụng vốn. Trong điều kiện của châu Á, các lĩnh vực này bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, các quốc gia châu Á cần đầu tư mạnh cho kinh tế tri thức. Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp các nước tránh được “bẫy thu nhập trung bình”.
Trao đổi với báo chí sau hội thảo, ông Rajat Nag, Giám đốc điều hành ADB, cho biết nhiều vấn đề mà dự thảo báo cáo “Châu Á năm 2050 – Xây dựng một thế kỷ châu Á” đã được các đại biểu tham dự hội thảo làm rõ như thúc đẩy công nghệ, hợp tác công tư, cân bằng hệ thống tài chính, xây dựng lòng tin về dân chủ, quản lý đô thị và vượt qua bẫy thu nhập trung bình…
“Nước nào muốn vượt qua bẫy thu nhập phải có khả năng sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Lợi thế về nguồn lao động dồi dào không thể phát huy tác dụng nếu các nước không đào tạo một đội ngũ nhân lực có kỹ năng tốt” – ông Nag nói.
Bảo Minh
No comments:
Post a Comment