31/01 Android System Overtakes Symbian

January 31, 2011
By KEVIN J. O'BRIEN

BERLIN — Google’s operating system for cellphones has overtaken Nokia’s Symbian system as the market leader, ending the Finnish company’s long reign, a British research firm said Monday.

In the three months through December, manufacturers shipped 33.3 million cellphones running Android, Google’s free, open-source cellphone operating system, up from just 4.7 million a year earlier, according to Canalys, a research firm in Reading, England.

Shipments of phones running the Symbian operating system jumped 31 percent in the quarter, to 31 million, Canalys said.

Analysts said the figures represented a tectonic shift in the industry, cementing the influence of Google’s advertising-driven business on the mobile Internet. And this year, according to the research firm Gartner, more people will gain access to the Internet through mobile devices than with personal computers.

“Google only wins with this,” said Pete Cunningham, a Canalys analyst. “There will be more eyes on the mobile Web and more eyes seeing their advertisements.”

Phones powered by Android first appeared on the global market two years ago. They are produced by a host of manufacturers, including Samsung, HTC, Motorola, Sony Ericsson, LG, Huawei and ZTE.

Around the world, 1.3 billion people use Nokia phones, and the company remains the leading cellphone maker, with 31 percent of the global market, according to Strategy Analytics, a research firm based in Boston. But Nokia has struggled to develop an operating system for high-end smartphones, the fastest-growing and most lucrative part of the business.

Nokia’s fourth-quarter profit fell 21 percent, to €745 million, or $1 billion. Last week, the company’s new chief executive, Stephen Elop, hinted that radical changes might be coming to Nokia, which he said faced “significant” challenges. Mr. Elop, a former Microsoft executive, said his top priorities were instilling a “challenger mentality” at Nokia and increasing its U.S. market share, currently 2 percent, according to Strategy Analytics.

Neil Mawston, an analyst for Strategy Analytics in Milton Keynes, England, said Symbian still held a narrow lead over Android in the fourth quarter, according to his company’s provisional figures, with 31 percent of shipped cellphones running Symbian and 30 percent using Android. But he said he expected Android to overtake Symbian in the second half of this year.

“The surge in Android devices shows that Nokia’s neglect of the U.S. market has cost it dearly,” Mr. Mawston said. “In less than three years, Symbian has gone from the dominant operating system to a follower, which was unthinkable just a few years ago.”

Mr. Mawston said that in the U.S. market Nokia might be considering adopting Android or Microsoft’s Windows Mobile 7 software, instead of Symbian. Android’s success, he said, only underscored the reality that U.S. technology companies, including Apple and Google, were now setting the pace in the industry.

“Nokia has its work cut out to stop the rot,” he said. “They have to do something radical.”

Mr. Cunningham, the Canalys analyst, said Nokia might be more likely to adopt Windows in the U.S. market instead of Android, which is already widely available on phones made by the market leader, Samsung, and other companies.

A Nokia spokesman, Leo McKay, said the company would not comment on the Canalys report. Nokia is planning to discuss its strategy at an investor conference on Feb. 11 in London.

30/01 A Cross of Rubber by PAUL KRUGMAN

January 30, 2011
A Cross of Rubber
By PAUL KRUGMAN

Last Saturday, reported The Financial Times, some of the world’s most powerful financial executives were going to hold a private meeting with finance ministers in Davos, the site of the World Economic Forum. The principal demand of the executives, the newspaper suggested, would be that governments “stop banker-bashing.” Apparently bailing bankers out after they precipitated the worst slump since the Great Depression isn’t enough — politicians have to stop hurting their feelings, too.

But the bankers also had a more substantive demand: they want higher interest rates, despite the persistence of very high unemployment in the United States and Europe, because they say that low rates are feeding inflation. And what worries me is the possibility that policy makers might actually take their advice.

To understand the issues, you need to know that we’re in the midst of what the International Monetary Fund calls a “two speed” recovery, in which some countries are speeding ahead, but others — including the United States — have yet to get out of first gear.

The U.S. economy fell into recession at the end of 2007; the rest of the world followed a few months later. And advanced nations — the United States, Europe, Japan — have barely begun to recover. It’s true that these economies have been growing since the summer of 2009, but the growth has been too slow to produce large numbers of jobs. To raise interest rates under these conditions would be to undermine any chance of doing better; it would mean, in effect, accepting mass unemployment as a permanent fact of life.

What about inflation? High unemployment has kept a lid on the measures of inflation that usually guide policy. The Federal Reserve’s preferred measure, which excludes volatile energy and food prices, is now running below half a percent at an annual rate, far below the informal target of 2 percent.

But food and energy prices — and commodity prices in general — have, of course, been rising lately. Corn and wheat prices rose around 50 percent last year; copper, cotton and rubber prices have been setting new records. What’s that about?

The answer, mainly, is growth in emerging markets. While recovery in advanced nations has been sluggish, developing countries — China in particular — have come roaring back from the 2008 slump. This has created inflation pressures within many of these countries; it has also led to sharply rising global demand for raw materials. Bad weather — especially an unprecedented heat wave in the former Soviet Union, which led to a sharp fall in world wheat production — has also played a role in driving up food prices.

The question is, what bearing should all of this have on policy at the Federal Reserve and the European Central Bank?

First of all, inflation in China is China’s problem, not ours. It’s true that right now China’s currency is pegged to the dollar. But that’s China’s choice; if China doesn’t like U.S. monetary policy, it’s free to let its currency rise. Neither China nor anyone else has the right to demand that America strangle its nascent economic recovery just because Chinese exporters want to keep the renminbi undervalued.

What about commodity prices? The Fed normally focuses on “core” inflation, which excludes food and energy, rather than “headline” inflation, because experience shows that while some prices fluctuate widely from month to month, others have a lot of inertia — and it’s the ones with inertia you want to worry about, because once either inflation or deflation gets built into these prices, it’s hard to get rid of.

And this focus has served the Fed well in the past. In particular, the Fed was right not to raise rates in 2007-8, when commodity prices soared — briefly pushing headline inflation above 5 percent — only to plunge right back to earth. It’s hard to see why the Fed should behave differently this time, with inflation nowhere near as high as it was during the last commodity boom.

So why the demand for higher rates? Well, bankers have a long history of getting fixated on commodity prices. Traditionally, that meant insisting that any rise in the price of gold would mean the end of Western civilization. These days it means demanding that interest rates be raised because the prices of copper, rubber, cotton and tin have gone up, even though underlying inflation is on the decline.

Ben Bernanke clearly understands that raising rates now would be a huge mistake. But Jean-Claude Trichet, his European counterpart, is making hawkish noises — and both the Fed and the European Central Bank are under a lot of external pressure to do the wrong thing.

They need to resist this pressure. Yes, commodity prices are up — but that’s no reason to perpetuate mass unemployment. To paraphrase William Jennings Bryan, we must not crucify our economies upon a cross of rubber.

27/01 Khủng hoảng nợ đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu

27/01/2011 10:43:00

Hai báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế và ổn định tài chính toàn cầu công bố ngày 26/1 đều nhấn mạnh khủng hoảng nợ nghiêm trọng ở châu Âu đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

IMF kêu gọi châu Âu mở rộng quỹ cứu trợ tài chính của châu lục này và giám sát chặt chẽ hơn sức mạnh tài chính của các ngân hàng để loại bỏ mối đe dọa nêu trên.

IMF khẳng định khu vực đáng lo ngại nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là châu Âu, nơi cuộc khủng hoảng nợ công và những vấn đề tài chính của các ngân hàng đã gây rối loạn các thị trường tài chính.

Việc Hy Lạp và Ireland đều phải viện tới các gói cứu trợ tài chính cũng như nhiều nước châu Âu khác đứng trước nguy cơ này tiếp tục làm mất lòng tin thị trường nghiêm trọng.

Nếu châu Âu không có những hành động chính sách quyết định, nhanh chóng và toàn diện, sự mất lòng tin thị trường nghiêm trọng có thể lây lan mạnh hơn sang các nền kinh tế châu Âu và những nền kinh tế khác trên thế giới.

Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu, nợ của các ngân hàng châu Âu đã tăng tới mức nguy hiểm so với tổng quy mô của các nền kinh tế châu lục. Tổng nợ của các ngân hàng châu Âu đã tăng từ 66% Tổng sản lượng kinh tế của châu Âu năm 1999 lên 111% năm 2007 và 127% năm 2010.

Tại hội nghị về khủng hoảng nợ của châu Âu do Tập đoàn tài chính Mỹ Bloomberg đăng cai đang diễn ra ở New York (Mỹ), các nhà lãnh đạo kinh tế châu Âu cho biết châu lục này sẽ công bố kế hoạch cứu trợ tài chính toàn diện mới vào cuối tháng 3/2011, trong đó sẽ mở rộng quỹ bảo lãnh vỡ nợ./.


(TTXVN/Vietnam+)

29/01 Trung Quốc sẽ bị rơi vào khủng hoảng tài chính?

29/01/2011 10:59:00

Kết quả điều tra công bố ngày 27/1 của hãng tin Bloomberg cho thấy phần lớn những người được hỏi cho rằng Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính trong tương lai gần.

Trong tổng số 1.000 nhà đầu tư, doanh nhân và nhà phân tích toàn cầu được Bloomberg thăm dò ý kiến từ ngày 21-24/1, 85% dự báo Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính; trong đó 45% cho rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 5 năm tới, còn 40% dự báo thời điểm này là sau năm 2016. Chỉ có 7% tin rằng Trung Quốc sẽ tránh được những rối loạn về kinh tế.

Stanislav Panis, nhà chiến lược tiền tệ của tập đoàn TRIM Broker ở thủ đô Bratislava của Slovakia, nhấn mạnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ nổ bong bóng đầu cơ, vốn là hệ quả của chính sách tín dụng dễ dãi và thiếu hiệu quả.

Ông cũng so sánh hậu quả tiềm tàng của tình trạng hiện nay của Trung Quốc với hậu quả của cuộc khủng hoảng vay nợ thế chấp ở Mỹ, vốn là nguyên nhân đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn diện mà cho đến nay Washington vẫn chưa vượt qua được.

Kết quả thăm dò của Bloomberg cho thấy lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố của Trung Quốc về triển vọng kinh tế của nước này. Trung Quốc mới đây còn tuyên bố đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, và Trung Quốc đã có cơ sở vững chắc để tăng trưởng nhanh và ổn định trong năm 2011.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Li Daokui, cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cũng nói rằng ông không nhận thấy bất cứ “sự hạ cánh khó khăn” nào và nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,5% trong năm 2011.

Ngày 20/1, Cục Thống kê Trung Quốc cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 10,3% trong năm 2010, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba năm qua với GDP đạt 39.800 tỷ NDT (6.000 tỷ USD).

Bất cứ tình trạng khẩn cấp nào về tài chính của Trung Quốc cũng tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới vì tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước này năm 2010 đã đạt 3.000 tỷ USD, trong đó 13% là buôn bán với Mỹ.

Trong khi đó, tính đến tháng 11/2010, Trung Quốc sở hữu 896 tỷ USD trái phiếu kho bạc của Mỹ. Quan hệ buôn bán, đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc càng được nhấn mạnh bởi chuyến thăm Mỹ mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò ý kiến của Bloomberg, 53% số người được hỏi cho rằng kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế bong bóng. Những lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu tập trung vào nguy cơ đầu tư nóng ở Trung Quốc (tăng 24% trong năm 2010) sẽ tạo ra những căn hộ không người ở và những nhà máy không cần thiết cho nền kinh tế.

Jonathan Sadowsky, Giám đốc đầu tư của Tập đoàn Vaca Creek Asset Management ở San Francisco đặc biệt lo ngại về khả năng xảy ra những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.

Trong quý 4/2010, Trung Quốc đã tăng lãi suất lên gấp hai lần để ngăn chặn lạm phát, một vấn đề chính trị nhạy cảm từ sau cuộc nổi dậy Thiên An Môn năm 1989, do giá cả tăng không thể kiểm soát (giá lương thực năm 2010 đã tăng 7,2%).

Haroon Shaikh, nhà quản lý đầu tư của tập đoàn GAM London Ltd. của Anh, cảnh báo lạm phát do tăng lương quá nhanh và giá bất động sản bị thổi phồng là lo ngại lớn nhất của các thị trường tài chính.

Giá bất động sản tăng cao hiện đã là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc và có thể sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải tiến hành tăng lãi suất trong quý 2 và 3/2011.

Michael Pettis, giáo sư tài chính của Trường đại học Bắc Kinh, cũng cảnh báo thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày càng trở nên dễ bị kích động.

Trong cuộc thăm dò mới này của Bloomberg, số nhà đầu tư toàn cầu coi Trung Quốc là nơi đầu tư nguy hiểm nhất trong năm 2011 đã tăng từ mức 11% trong cuộc thăm dò tháng 11/2010 lên 20% và 48% cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng chậm lại đáng kể trong hai năm tới.

Nếu tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống 7%, nhiều người Trung Quốc cũng như thế giới có thể cảm thấy nước này đã rơi vào suy thoái.

Năng lực quản lý kinh tế của Chính phủ Trung Quốc sẽ được thử thách khi nền kinh tế tăng trưởng và trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc nói rằng họ sẽ chuyển đổi nền kinh tế để không phụ thuộc vào xuất khẩu, vốn là nguồn gốc gây căng thẳng với Mỹ.

Tuy nhiên, Peter Hurst, nhà môi giới của tập đoàn Sterling International Brokers có trụ sở ở London, nói rằng không có nhiều trong số 1,3 tỷ dân Trung Quốc là người tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc như số người tiêu dùng Mỹ hiện nay./.


Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

30/01 WEF: Sẽ lập mạng lưới đối phó nguy cơ toàn cầu

30/01/2011 17:05:00

Phiên bế mạc WEF 2011. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)

Ngày 30/1, sau năm ngày làm việc, Hội nghị thường niên lần thứ 41 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2011 đã bế mạc tại Davos, Thụy Sĩ, với cam kết của các nhà lãnh đạo, chuyên gia kinh tế, xã hội, tổ chức quốc tế và nhiều doanh nghiệp trên thế giới nhằm hợp tác ngăn chặn các nguy cơ đe dọa toàn cầu.

Các nguy cơ đe dọa toàn cầu như tội phạm có tổ chức, tham nhũng, sự mất ổn định về kinh tế và chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới, các nguy cơ liên quan tới nguồn nước, lương thực và năng lượng, những nguy cơ gây bất ổn đối với kinh tế vĩ mô của thế giới.

Trên 35 nguyên thủ quốc gia và khoảng 2.500 đại diện doanh nghiệp, học giả, tổ chức quốc tế đã nhất trí phối hợp hành động nhằm tìm ra giải pháp để đối phó với các nguy cơ nêu trên và đặc biệt tìm ra tiếng nói chung cho việc thiết lập mạng lưới đối phó với khủng hoảng theo đề xuất của WEF.

Ngoài ra, hội nghị cũng đã thống nhất việc xác định các chính sách chung cho hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu.

Diễn đàn năm nay cũng đã thảo luận những vấn đề thời sự và mang tính toàn cầu như khủng hoảng tại Ai Cập, Tunisia, tái thiết hệ thống tiền tệ quốc tế, vấn đề tăng trưởng sạch, ổn định giá cả hàng hóa và nguồn cung trong bối cảnh tài nguyên thế giới có hạn…/.


Đức Hùng (Vietnam+)

28/01 "Nhật sẽ đưa cán cân ngân sách trở lại thặng dư"

28/01/2011 21:30:00

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan. (Nguồn: Internet)

Ngày 28/1, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khẳng định chính phủ nước này sẽ tiếp tục củng cố nền tài chính công trên cơ sở chiến lược quản lý ngân sách được xây dựng năm 2010, với mục tiêu đưa cán cân ngân sách cơ bản trở lại trạng thái thặng dư trước tài khóa 2020.

Trước đó, ngày 27/1, tổ chức Standard & Poor's (S&P) của Mỹ đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Nhật Bản lần đầu tiên kể từ năm 2002 vì cho rằng Chính phủ Nhật Bản thiếu một chiến lược chặt chẽ để giảm nợ công hiện ở mức cao nhất trong các nước công nghiệp hóa.

Cụ thể, S&P hạ mức xếp hạng đối với các trái phiếu dài hạn của Nhật Bản từ AA xuống AA-. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2006 một nước trong nhóm G7 bị hạ xếp hạng tín dụng.

S&P cho rằng thâm hụt tài chính của Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cao hơn dự tính trước khi kinh tế nước này bị hút vào cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và đà tăng này sẽ chỉ chấm dứt vào giữa những năm 2020, đồng thời nhận định Chính phủ Nhật Bản đang thiếu một chiến lược chặt chẽ để đối phó với những mặt bất lợi của tình trạng nợ công tăng cao.

Thủ tướng Kan cho rằng đánh giá trên của S&P không có ảnh hưởng lớn đối với các thị trường tài chính. Điều này thể hiện sự tin tưởng của thị trường đối với khả năng quản lý tài chính của Nhật Bản.

Vào chiều 28/1, tỷ giá yen/USD vẫn đứng ở mức 82,88-82,98 yen đổi 1 USD ở thị trường New York và 82,85-82,86 yen ở Tokyo, cho dù trước đó có biến động nhẹ sau khi S&P công bố xếp hạng.

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân khiến tỷ giá giữa đồng yen và các ngoại tệ khác, nhất là USD, không có biến động lớn là do có khả năng các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế cũng sẽ điều chỉnh xếp hạng đối với nền kinh tế Mỹ.

Trong khi đó, chiến lược gia Norihiro Tsuruta của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Chứng khoán Mizuho cho rằng sở dĩ việc S&P hạ mức xếp hạng tín dụng của Nhật Bản không tạo ra ảnh hưởng lớn là do phần lớn lượng trái phiếu mà Chính phủ Nhật Bản phát hành hiện đang do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.

Trong bối cảnh Nhật Bản vẫn giữ vai trò nước chủ nợ, khả năng bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản do xếp hạng của S&P là không cao./.


(TTXVN/Vietnam+)


TIN MỚI NHẬN
Điều lệ tổ chức, hoạt động Công ty mẹ-Vinashin
Không hoàn thành kế hoạch, Chủ tịch sao lấy thưởng?

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm 2011
Các biện pháp hạ nhiệt nền kinh tế của Trung Quốc
WEF: Sẽ lập mạng lưới đối phó nguy cơ toàn cầu
EU có thể gia hạn với các khoản vay của Hy Lạp
Alpha Natural chi 7,1 tỷ USD mua Massey Energy
Ban hành cơ chế đặc thù cho thủy điện Lai Châu
Đầu tư gần 325 tỷ đồng đóng mới 300 toa xe hàng
Một doanh nghiệp Việt vào Hội đồng Tư vấn WEF

30/01 IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm 2011

30/01/2011 21:07:00

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm 2011 lên 4,5%.

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong những năm gần đây thì sức tăng này sẽ chậm hơn Trung Quốc và Ấn Độ hai lần.

Trung Quốc dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này ở mức 9,5% năm 2011 và 9,6% năm 2012, trong khi Ấn Độ đạt tương ứng là 8,4 và 8%.

Đặc biệt, IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Nga năm 2012 là 4,4%.

Nền kinh tế của các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sẽ tăng trưởng 4,7% năm 2011 và 4,6% năm 2012.

Theo các chuyên gia của IMF, nếu không tính Nga, thì GDP của các nước SNG năm 2011 và 2012 sẽ tăng với nhịp độ 5,1% và 5,2%. Các con số này đã được điều chỉnh giảm đi 0,1%.

Theo IMF, nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng với nhịp độ ở mức 6,5%, chậm hơn một chút so với năm 2010 (7%).

IMF nâng mức dự đoán giá dầu mỏ trung bình trong năm 2011 lên 90 USD/thùng, so với mức 79 USD/thùng đưa ra hồi tháng 10/2010.

Dự báo, thiệt hại do thời tiết xấu gây ra đối với mùa màng có thể lớn hơn thời kỳ cuối năm 2010.

Do đó, IMF cho rằng trong năm 2011, giá các nguyên liệu không phải là năng lượng sẽ tăng lên 11%. Bình luận về những số liệu của IMF, các chuyên gia đồng ý rằng nền kinh tế Nga rất dễ bị tổn thương.

Ông Anton Safonov, chuyên gia của Công ty phân tích độc lập “Investkafe”, nhận định: đánh giá của IMF rất lạc quan, còn vấn đề nâng mức dự báo dường như còn tương đối khiêm tốn.

Theo ông, một trong những vấn đề chủ yếu gây lo ngại, đó là thâm hụt ngân sách liên bang. Trong thời gian tới, vấn đề này chỉ có thể giải quyết được nhờ giá dầu mỏ tăng cao và tăng thuế.

Ngoài ra, Nga chưa giải quyết được vấn đề lạm phát cao. Ông Safonov cho rằng, lạm phát sẽ giảm dần, chủ yếu là do tác động của Ngân hàng trung ương.

Theo những dự báo chính thức, lạm phát của Nga sẽ ở mức 6-7% năm 2011 và 5-6% năm 2012, nhưng ông Safonov cho rằng con số này sẽ ở mức 7,5-8% năm 2011.

Cũng theo ông Safonov, sang năm 2012, tình hình sẽ khó khăn hơn, và kinh tế Nga sẽ khó có thể tăng trưởng cao hơn mức 4-4,2%. Vì thế, Ngân hàng thế giới (WB) và IMF cũng như các nhà lãnh đạo có thể sẽ phải thay đổi những đánh giá của mình.

Nga không thể theo kịp nhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ - "những đầu tầu" của kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Ông Andrey Cherniavski, chuyên gia tư vấn của Công ty 2K Aydit-tư vấn nghiệp vụ/Morison International nhận định: có thể việc nâng dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga liên quan tới việc giá dầu tăng lên.

Cho tới nay, những rủi ro đối với kinh tế Nga chủ yếu là do phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, còn những nguồn nội lực bảo đảm cho tăng trưởng rất ít. Mặc dù năm 2010 kinh tế Nga khá ổn định, niềm tin của giới doanh nhân được cải thiện, nhưng nền kinh tế này vẫn rất dễ bị tổn thương.

Theo ông, Nga cần có một chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách thuế sáng suốt, khuyến khích các nhà đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm. Chỉ trong những điều kiện như vậy Nga mới có thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mạnh./.


Cường Dũng (TTXVN/Vietnam+)

29/01 Trung Quốc muốn được xây dựng luật chơi tại WTO

29/01/2011 | 09:45:00

Tại Hội nghị Thường niên lần thứ 41 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2011, Trung Quốc đã kỷ niệm 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Kể từ khi gia nhập WTO tới nay, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã tăng gấp đôi.

Phát tại WEF 2011, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Trần Đức Minh đã tuyên bố: "Trung Quốc đã trả giá rất nhiều để có tấm vé gia nhập WTO."

Trong 10 năm, mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm từ 15,3% xuống còn 9,8%.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng cho biết thêm, hiện nay, Bắc Kinh đã thực hiện đầy đủ luật chơi của WTO và đã trở thành đối tác chín chắn để có thể xây dựng luật lệ của Tổ chức Thương mại lớn nhất hành tinh này.

Đối với Trung Quốc, lần kỷ niệm gia nhập WTO này có ý nghĩa đánh dấu mốc trưởng thành của Bắc Kinh trong thương mại đa phương.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định tại Diễn đàn Davos rằng, Trung Quốc muốn kết thúc vòng đàm phán Doha để đạt được "các kết quả hợp lý."

Vốn được khởi động từ năm 2001, các vòng đàm phán Doha cho tới nay vẫn bị bế tắc./.


Đức Hùng (Vietnam+)

19/01 Tập đoàn Citigroup lãi 10,6 tỷ USD trong năm 2010

19/01/2011 09:14:00
Tập đoàn tài chính ngân hàng Citigroup của Mỹ ngày 18/1 thông báo trong năm 2010 đã làm ăn có lãi trở lại, với mức lợi nhuận ròng đạt 10,6 tỷ USD, sau một khoảng thời gian khủng hoảng kéo dài.

Đây là một kết quả thực sự khích lệ đối với Citigroup và ngạc nhiên đối với nhiều người bởi trước đó một năm Citi vẫn đang bị lỗ 1,6 tỷ USD.

Tổng Giám đốc điều hành Citigroup Vikram Pandit đã mô tả năm 2010 là năm của những "cột mốc." Ông nói rằng: "Mục tiêu của chúng tôi là đạt được lợi nhuận ổn định và tôi rất hài lòng rằng với việc quý thứ tư liên tiếp làm ăn có lãi, lợi nhuận ròng của chúng tôi đã đạt 10,6 tỷ USD."

Trong quý 4 vừa qua, Citi đạt mức lãi 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn tổng thể Citi vẫn chưa thật sự thoát khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế năm 2008.

Citi Holdings - công ty được thiết lập nên nhằm cách ly tập đoàn khỏi các khoản đầu tư "độc hại" và không có lãi - vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm 2010, Citi Holdings vẫn bị lỗ khoảng 4,2 tỷ USD.

Tổng Giám đốc Pandit nói rằng trong năm 2010, tập đoàn đã tiếp tục giảm bớt quy mô của Citi Holdings theo một cách thức hợp lý, giảm giá trị tài sản của Citi Holdings xuống chỉ còn 128 triệu USD.

"Mặc dù môi trường kinh tế vẫn còn đang bất ổn, nhưng con đường trong tương lai của chúng tôi rất rõ ràng. Là một ngân hàng tầm cỡ toàn cầu của Mỹ, chúng tôi đã xây dựng được nền tảng có đủ khả năng để tạo ra lợi nhuận bền vững và mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là đạt được sự tăng trưởng có trách nhiệm," ông Pandit phát biểu./.


Khắc Hiếu (Vietnam+)

28/01 "Hoàn toàn có thể ngăn chặn được bão tài chính"

28/01/2011 15:47:00

Ủy ban Thanh tra về khủng hoảng tài chính, do Quốc hội Mỹ thành lập nhằm xác định nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, khẳng định đây là thảm họa hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, báo cáo cuối cùng về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, công bố ngày 27/1, dày 576 trang, của Ủy ban trên đã chỉ ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Theo đó, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và một số cơ quan khác đã chấp thuận các hoạt động kinh doanh gây hậu quả lớn như cho vay thế chấp xấu, đóng gói các khoản vay và bán cho nhà đầu tư, cũng như các hoạt động kinh doanh đầy mạo hiểm, những loại chứng khoán được đảm bảo bằng khoản vay.

Đáng lưu ý là các hoạt động này đều được thực hiện trong một "hệ thống ngân hàng mờ ám" gồm Lehman Brothers và Bear Stearn, Goldman Sachs, Merrill Lynch và Citibank. Không chỉ vậy, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại như Countrywide, hiện do Bank of America quản lý, Wachovia và JPMorgan Chase cũng có nhiều sai phạm.

Ủy ban này nêu rõ Washington phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như đối với hàng triệu người bị mất việc làm.

Các ngân hàng, các nhà xây dựng luật pháp và các thể chế cũng phải chịu trách nhiệm vì không thực hiện được nghĩa vụ đạo đức, nghề nghiệp, để xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thậm chí, ngay cả người dân Mỹ cũng có lỗi vì đã để lại cho hệ thống tài chính một món nợ khổng lồ trong nhiều thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng nêu tên những người có liên đới đến cuộc khủng hoảng tài chính, trong đó có cựu Tổng thống George W. Bush, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama - những người trực tiếp đưa ra chính sách trong thời gian đó, cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan và Chủ tịch đương nhiệm Ben Bernanke, Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner - người giữ vai trò là Chủ tịch FED khu vực New York trong thời kỳ khủng hoảng và người tiền nhiệm Henry Paulson.

Các đơn vị và cá nhân này đã không sẵn sàng đối phó với các sự kiện diễn ra trong năm 2007-2008, bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo như sự bùng nổ của việc cho vay thế chấp thứ cấp, kéo theo các khoản nợ quá lớn của chủ sở hữu nhà đất và việc giá nhà đất tăng không bền vững.

Báo cáo trên là kết quả của các cuộc điều tra được thực hiện trong suốt hơn một năm qua và 19 ngày điều trần cùng các cuộc phỏng vấn với hơn 700 nhân chứng.

Song, theo giới phân tích, bản báo cáo này vẫn bị ảnh hưởng của những yếu tố chính trị vì 6/10 thành viên của Ủy ban là người của Đảng Dân chủ ủng hộ còn bốn thành viên còn lại thuộc đảng Cộng hòa lại không tán thành kết luận của Ủy ban.

Các thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính là do tỷ lệ lãi suất thấp tạo ra bong bóng tín dụng toàn cầu và sự hỗ trợ của chính phủ đối với tập đoàn cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac./.


(TTXVN/Vietnam+)

27/01 Trung Quốc đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính

Tốc độ tăng trưởng nóng cùng bong bóng tài sản là những tín hiệu sớm cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong vòng 5 năm tới, theo kết quả thăm dò mới công bố của Bloomberg.
> Khó như đếm tỷ phú Trung Quốc / Trung Quốc tăng trưởng mạnh

Một công nhân lao động trên công trường Trung Quốc. Ảnh: AP

1.000 khách hàng của hãng tin tài chính uy tín hàng đầu thế giới này đã tham gia vào cuộc thăm dò diễn ra 21-24/1. Họ là các nhà đầu tư, kinh doanh hoặc chuyên gia phân tích khắp nơi trên thế giới. 45% người tham gia tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ nổ ra trong vòng 5 năm, từ nay tới 2016. 40% khác phán đoán chuyện này chỉ xảy ra sau 2016. 7% quả quyết rằng Trung Quốc sẽ không lâm vào những rắc rối như vậy.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang diễn ra bong bóng tài sản khó có khả năng chống đỡ, mà nguyên nhân là tình trạng đầu cơ tín dụng", chiến lược gia về tiền tệ Stanislav Panis đến từ hãng môi giới TRIM Broker ở Bratislava, Slovakia nói. Cũng tham gia cuộc thăm dò ý kiến nói trên của Bloomberg, Panis lo ngại cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc sẽ không khác gì cú sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ vừa qua.

53% người tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Bloomberg tin rằng Trung Quốc đang trong bong bóng tài sản, 42% khác phản đối lập luận này. Phần lớn các ý kiến đồng tình chủ yếu đến từ các nước láng giềng, khoảng 60% các phản hồi ở châu Á tin Trung Quốc đang xảy ra hiện tượng bong bóng.

Hôm 20/1, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết kinh tế nước này năm 2010 tăng trưởng 10,3%, nhanh nhất trong vòng ba năm qua và cao hơn tốc độ 9,2% của năm 2009. Xét về giá trị tuyệt đối, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, đạt 39,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 6.000 tỷ USD).

Khủng hoảng tài chính với Trung Quốc là điều không ai mong muốn, bởi nó sẽ gây chấn động toàn cầu. Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng với toàn thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này năm ngoái đạt 3.000 tỷ USD, trong đó riêng kim ngạch với Mỹ chiếm 13%. Tính tới cuối 11/2010, Trung Quốc nắm giữ 896 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.

Jonathan Sadowsky, Giám đốc đầu tư của quỹ Vaca Creek Asset Management ở San Francisco, cho rằng ông đặc biệt lo ngại nguy cơ đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Trong quý tư 2010, cơ quan chức năng Trung Quốc đã hai lần tăng lãi suất cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát bùng lên sau những đợt tăng giá tiêu dùng ngoài tầm kiểm soát. Riêng giá thực phẩm năm 2010 tăng tới 7,2%.

Haroon Shaikh, một giám đốc đầu tư của GAM London chỉ ra rằng lạm phát lương (giá tăng do lương) và sốt giá bất động sản là những mối quan tâm lớn nhất ở thị trường tài chính Trugn Quốc. Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), ông Li Daokui, chuyên gia tư vấn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nói đà leo thang giá nhà cửa là mối nguy hại lớn nhất với nền kinh tế.

Sau khi chạm đỉnh 3.159,51 điểm vào 8/11/2010, chỉ số chứng khoán Thượng Hải hiện giảm gần 14%. "Thị trường bắt đầu lo lắng", Michael Pettis, giáo sư tài chính của Đại học Bắc Kinh phát biểu hôm 26/1.

Một vài nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn số đông. "Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 10% trong 5 năm tới", Ardavan Mobasheri, người đứng dầu bộ phận Kinh tế toàn cầu của AIG tại New York nói.

Cùng quan điểm này, Michael Martin, Phó chủ tịch cấp cao của công ty bảo hiểm MDAvantage ở New Jersey, cho rằng Chính phủ Trung Quốc quản lý nền kinh tế rất tài tình và khả năng này sẽ tiếp tục được chứng minh trong thời gian tới, khi kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh và trở nên năng động hơn.

Quan chức Trung Quốc cho biết sẽ tìm cách "cai sữa" cho nền kinh tế vốn quá lệ thuộc vào xuất khẩu, thay vào đó sẽ kích thích tiêu dùng nội địa nhiều hơn.

Cuộc thăm dò ý kiến về nguy cơ khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc được hãng Selzer & Co có trụ sở tại Des Moines, Iowa tiến hành theo yêu cầu của Bloomberg. Bloomberg cho biết sai số thăm dò có thể vào khoảng 3,1 điểm phần trăm.

Hải Minh

29/01 Kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng

GDP đi lên với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: AP

Cụ thể, trong năm 2010 kinh tế Mỹ mở rộng 2,9%, con số ấn tượng nhất kể từ hồi 2005, theo số liệu của Bộ Thương mại công bố hôm qua. Đây là bước tiến lớn so với năm trước đó vì hồi 2009, nước này thụt lùi 2,6%. Riêng trong quý cuối năm, tốc độ tăng trưởng là 3,2%, khá cao nhưng vẫn dưới kỳ vọng 3,5% của giới phân tích.

Tình hình kinh tế khá hơn khiến người dân trở nên mạnh dạn mở rộng hầu bào. Nhờ đó, chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm 70% trong nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục, tăng 4,4% trong ba tháng cuối năm. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của lĩnh vực này trong 5 năm trở lại đây, và gần gấp đôi so với quý trước đó. Kim ngạch xuất khẩu trong khoảng thời gian trên cũng mở rộng 8,5%.

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Barack Obama, ông Austan Goolsbee cho rằng những số liệu trên là tín hiệu khả quan cho thấy kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng, đạt được nhiều thành tích trong quá trình phục hồi.

Giới chuyên gia kỳ vọng chi tiêu tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sẽ kích thích thị trường việc làm đi lên. Hiện tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn là mối bận tâm hàng đầu. Tương tự, Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner tuy tự tin với đà phục hồi, nhưng vẫn cho rằng GDP nước Mỹ sẽ cần một con số cao hơn nữa thì mới đủ sức giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thanh Bình

21/01 Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc khẳng định tăng cường hợp tác song phương

(21/01/2011)

Ngày 19/1/2011, tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc hội đàm tại Nhà Trắng nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cùng khẳng định hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, môi trường, giáo dục, khoa học-công nghệ, chống chủ nghĩa khủng bố...


Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ đặt nền móng cho các mối quan hệ song phương trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh rằng hai nước sẽ đóng góp to lớn vào thành công của nhau. Tổng thống Obama cũng cho rằng chuyến thăm này có thể đặt nền móng cho 30 năm tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ thịnh vượng hơn và an toàn hơn khi hợp tác với nhau trong một thế giới liên kết và một nền kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, ông Obama cũng hoan nghênh việc Trung Quốc ngày càng vững mạnh, thịnh vượng và đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.

Liên quan đến vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ, Tổng thống Obama khẳng định mặc dù Bắc Kinh đã thực thi các biện pháp nhằm nâng giá đồng nội tệ của mình, song đến nay, đồng tiền này vẫn đang bị định giá thấp và cần tiếp tục được điều chỉnh. Ông hy vọng Trung Quốc sẽ định giá đúng đồng Nhân dân tệ nhằm đảm bảo không quốc gia nào sở hữu một lợi thế kinh tế vượt trội so với quốc gia kia.

Về phần mình, Chủ tịch Hồ Cầm Đào khẳng định lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương hướng tới mối quan hệ đối tác tích cực dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của hai nước nói riêng và thế giới nói chung.

Ông nêu rõ cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, xây dựng và thiết thực, hai bên đã đạt sự đồng thuận quan trọng về các mối quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng mối quan hệ giữa hai nước đã và đang ghi nhận những tiến bộ mới. Chủ tịch Trung Quốc cho biết hai nước chủ trương tìm kiếm lập trường chung, tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, môi trường, giáo dục, khoa học-công nghệ, chống chủ nghĩa khủng bố...

Ngoài ra, ông cũng kêu gọi mở rộng hoạt động trao đổi và hợp tác giữa quân đội hai nước để xây dựng lòng tin và phát triển mối quan hệ song phương.

Trong lĩnh vực kinh tế, lãnh đạo hai nước cũng ghi nhận những cam kết liên quan đến việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chấm dứt chính sách phân biệt đối xử trong lĩnh vực sáng chế và mở rộng việc tiếp cận thị trường cho nông phẩm và dịch vụ của Mỹ. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng cam kết tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các ngành công nghiệp sáng chế và bảo vệ việc làm trong các ngành này.

Ngoài ra, tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã thẳng thắn đề cập đến các vấn đề gây bất đồng trong quan hệ song phương.

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng cam kết tăng cường hợp tác đối phó với những thách thức chung của toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế...

Cuối buổi hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ Mỹ-Trung; mở rộng, thúc đẩy việc hợp tác trao đổi, đặc biệt là trao đổi cấp cao, trong các lĩnh vực từ xã hội, quốc phòng, an ninh đến kinh tế; hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với các thách thức trong khu vực, quốc tế trong đó có năng lượng, môi trường và việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu; xây dựng mối quan hệ đối tác kinh tế có lợi và toàn diện.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về các thỏa thuận xuất khẩu trị giá 45 tỷ USD. Các thỏa thuận xuất khẩu này sẽ được thông báo khi hoàn tất và Mỹ hy vọng rằng thỏa thuận có thể tạo ra 235.000 việc làm ở Mỹ. Mỹ và Trung Quốc hiện là những đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau với kim ngạch ngoại thương hai chiều năm 2010 lên tới 380 tỷ USD.

CKH

18/01 Mỹ coi Trung Quốc là số 1 về kinh tế

Cập nhật lúc 18/01/2011 02:00:00 PM (GMT+7)

Trong khi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ tuần này, bảng màn hình lớn nhất tại quảng trường Times Square ở New York và các phương tiện thông tin ngoài trời trên khắp nước Mỹ sẽ chào đón những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc. Và thông điệp là gì? Đó là “Chào thế giới, chúng tôi đã đến đây”, một quan chức của Trung Quốc, Wang Zhongwei cho tờ báo China Daily biết.

Đối với rất nhiều người Mỹ, Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm nhất và theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy gần một nửa người Mỹ tin rằng Trung Quốc giờ đã là nền kinh tế dẫn đầu thế giới cho dù trên thực tế vẫn đang ở vị trí số 2 và vẫn đang cách khá xa Mỹ.

Nhận thức trên cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh như thế nào, trong khi kinh tế Mỹ vẫn đang đình trệ. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia và các nhà sản xuất lớn trên thế giới cho rằng sự phát triển của Trung Quốc sẽ gặp phải những vấn đề mà Mỹ hiện đang phải đối mặt.

Nhiều thượng nghị sĩ đảng Dân chủ như thượng nghị sĩ Bob Casey của bang Pennsylvania cho biết họ sẽ chào đón ông Hồ Cẩm Đào bằng một bản đề nghị cơ quan lập pháp Mỹ trừng phạt nghiêm khắc những nước như Trung Quốc đang điều khiển đồng tiền của quốc gia mình theo cách làm tổn hại đến thương mại của Mỹ. Họ đổ lỗi cho chính sách tiền tệ của Trung Quốc, theo đó làm cho hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn hàng hóa Mỹ và khiến cho việc xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc gặp khó khăn.

Phòng Công thượng và Thương mại Mỹ cho rằng đây là vấn đế lớn nhất đang đe dọa các nhà sản xuất vừa và nhỏ Mỹ.

Ông Hồ Cẩm Đào, người hiện cũng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn với thái độ muốn làm dịu sự căng thẳng đã kéo dài này. Ông cho biết, Mỹ và Trung Quốc nên chấm dứt kiểu suy nghĩ cuộc chơi zero-sum thời Chiến tranh lạnh nhằm tránh gây ra sự đe dọa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Tuy nhiên, mục đích trở thành cường quốc kinh tế là cơ sở để nước này xây dựng sức mạnh xuất sự và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates gần đây đặt câu hỏi về động cơ rót hàng tỷ NDT vào vũ khí tấn công của Trung Quốc.

H.Linh (Theo USAToday)

10/01 'Nghịch lý' về thương hiệu trong lĩnh vực di động

Người tiêu dùng Việt Nam thường chuộng các thương hiệu nước ngoài hơn trong nước nhưng trong lĩnh vực thông tin di động, điều ngược lại đang xảy ra khi thương hiệu và nhân tố nội chiếm ưu thế hoàn toàn.

Khi thông tin di động mới xuất hiện tại Việt Nam, dấu ấn của Comvik - một thương hiệu nước ngoài khá rõ nét, khi hãng này hỗ trợ MobiFone trong những ngày đầu cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của thương hiệu mang yếu tố nước ngoài này chỉ được đo lường chính xác sau khi họ rút khỏi mạng di động đầu tiên của Việt Nam.

Vài năm sau khi Comvik rời MobiFone, hãng di động này thậm chí còn có những bước tăng trưởng đột phá mà điển hình là năm 2008. Năm đó, bất chấp khủng hoảng kinh tế, MobiFone có doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD, mức tăng trưởng thuê bao bằng cả 15 năm trước cộng lại, lợi nhuận trên doanh thu cũng đạt mức kỷ lục trong ngành với tỷ lệ gần 35%.

Trong khi đó, các yếu tố mang thương hiệu ngoại ở các mạng di động khác thì chưa chứng minh được vai trò đáng kể nào. Với S-Fone, đối tác ngoại là SK Telecom sau nhiều năm trầy trật kinh doanh đã bỏ cuộc. Còn Vietnamobile đã một lần phải “thay áo” từ HT Mobile và đối tác ngoại là Hãng viễn thông khổng lồ Hutchison cũng chưa thể chứng minh được điều gì trên thị trường thông tin di động Việt Nam.

Beeline - nhà mạng có cùng tên thương hiệu với hãng viễn thông lớn của Nga, cũng đang loay hoay với định hướng phát triển ở Việt Nam khi chưa thể tìm được hướng cạnh tranh có hiệu quả với các mạng di động thuần Việt.

Trên thực tế, cả 3 thương hiệu có yếu tố ngoại là Vietnamobile, S-Fone hay Beeline chưa từng là sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng nội địa. Thay vào đó, các thương hiệu thông tin di động thuần Việt là MobiFone, VinaPhone, Viettel luôn là sự lựa chọn đầu tiên về cả chất lượng lẫn độ tin cậy.

Đầu năm 2010, một nghiên cứu độc lập về thương hiệu các mạng di động của Công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam cho thấy, các thương hiệu viễn thông thuần Việt vẫn giành được sự tín nhiệm vượt trội của người sử dụng. Theo kết quả điều tra, MobiFone dẫn đầu trên cả 3 chỉ tiêu chủ chốt: độ nhận biết thương hiệu, mức độ ưa thích và mức độ mong muốn sử dụng.

Trong đó, kết quả về mức độ ưa thích của MobiFone tính theo tỷ lệ phần trăm (%) vượt rất xa mạng đứng thứ hai là Viettel (54% so với 29%). Còn ở chỉ tiêu về mức độ mong muốn sử dụng, MobiFone là 56%, Viettel là 44%, VinaPhone là 25%. Trong khi đó, các hãng di động có yếu tố nước ngoài thấp hơn rất xa so với con số của các mạng trong nước.

Gần đây nhất, AC Nielsen lại vừa công bố một kết quả nghiên cứu khác về mức độ yêu thích của các thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng nhất Việt Nam. Trong số 10 thương hiệu hàng đầu, MobiFone đứng thứ 4 và Viettel xếp hạng 7 và không có một cái tên viễn thông có yếu tố nước ngoài nào lọt vào danh sách này.

Chưa hết, trong danh sách các thương hiệu viễn thông được yêu thích nhất mà AC Nielsen điều tra chấm điểm, Beeline là cái tên nước ngoài duy nhất lọt vào nhưng xếp cuối cùng. Đứng đầu vẫn là MobiFone, tiếp đến là Viettel và các hãng nội địa khác.

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một hãng nghiên cứu thị trường nào đưa ra các phân tích chi tiết về lý do khiến yếu tố thương hiệu ngoại lại lép vế trong lĩnh vực thông tin di động. Nhưng bằng chứng có thể thấy rõ nhất trong thời gian gần đây là bản thân những chuyên gia trong ngành viễn thông nội địa cũng tin vào khả năng kinh doanh của ta hơn tây ở lĩnh vực này.

Ngoài ví dụ đến từ MobiFone, một ví dụ điển hình khác là EVN Telecom. Sau khi kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hãng này đã đi tới quyết định bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Tuy nhiên, khi lựa chọn, hãng viễn thông này đã “chấm” FPT – một công ty nội địa 100% chứ không phải một hãng viễn thông lớn nước ngoài. 'Nghịch lý' trong lĩnh vực viễn thông di động vẫn đang tiếp diễn.

Nguyễn Hà

CMC TI đã thông kết nối với FPT qua VNIX

ICTnews- Các thuê bao CMC TI đã có thể kết nối bình thường với FPT Telecom qua trạm trung chuyển quốc gia (VNIX) giống như khi chưa xảy ra sự cố, dù tại Hà Nội thỉnh thoảng kết nối vẫn còn chập chờn.

Bài liên quan:

>> CMC TI trục trặc kết nối với mạng FPT Telecom

Ông Hoàng Minh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, từ ngày 11/1, các thuê bao của CMC TI đã thông kết nối với FPT Telecom thông qua trạm VNIX. Tuy nhiên, kết nối ở Hà Nội vẫn chưa thực sự ổn định nên đội ngũ kỹ thuật của FPT và CMC đang tiếp tục theo dõi và xử lý. Còn kết nối ở TP.HCM đã hoạt động bình thường trở lại giống như trước khi xảy ra sự cố.

Đại diện của FPT Telecom và CMC TI đã xác nhận thông tin trên và hiện chỉ còn kết nối với CMC TI qua VNIX ở Hà Nội thỉnh thoảng còn chập chờn.

Giải thích về hiện tượng này, đại diện của FPT Telecom cho rằng do một số thiết bị mới được đưa vào thay thế nên FPT Telecom vẫn đang phải tiến hành theo dõi lưu lượng để khớp dần với hệ thống. "Dự kiến chỉ khoảng 1, 2 ngày tới là kết nối ở Hà Nội sẽ đi vào ổn định", đại diện FPT cho biết thêm.

Qua sự việc này, đại diện CMC TI cho rằng, với vai trò của một đơn vị trung chuyển, VNNIC nên yêu cầu các doanh nghiệp cam kết có các thiết bị dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố giống như trường hợp vừa qua.

Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Cường cho rằng, cách đây khá lâu, VNNIC đã có kiến nghị với các doanh nghiệp thực hiện các phương án dự phòng như đường truyền doanh nghiệp này bị sự cố thì có thể sử dụng đường truyền của các doanh nghiệp khác. "Mặc dù vậy, cho đến nay, còn 1,2 đơn vị vẫn chưa thực hiện", ông Cường nhấn mạnh.

Thế Phương

12/01 IMF và ECB lạc quan về tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu

(12/01/2011)


Tại Hội nghị kinh tế toàn cầu diễn ra ở thành phố Basel (Thuỵ Sỹ) ngày 10/1/2011, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet và Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), John Lipsky đã lạc quan cho rằng tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra tốt hơn mọi dự báo.


Tuy nhiên, chính tiến trình phục hồi lạc quan này lại làm tăng sức ép lạm phát, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển mới nổi dù các nền kinh tế này hiện là động lực đưa nền kinh tế toàn thế giới ra khỏi khủng hoảng.

Theo đại diện ECB và IMF, vấn đề quan trọng hiện nay là các nước cần kiểm soát nguy cơ lạm phát bằng đối sách thích hợp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đã tập trung được sức mạnh to lớn để phục hồi nhưng giá dầu và giá lương thực tăng chạm mức “khu vực nguy hiểm” có thể gây hậu quả xấu.

IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại với tốc độ 4,2% trong năm 2011 (năm 2010 là 4,8%). Các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng lãi suất để ngăn chặn nguy cơ lạm phát làm suy thoái thị trường chứng khoán ở các nước này.

Chủ tịch ECB cho biết, Hội nghị kinh tế toàn cầu ở Basel đã thống nhất mục tiêu ổn định giá lương thực toàn cầu vì đây chính là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy lạm phát ở hầu hết các nền kinh tế thế giới.

CKH

06/01 98% các doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng

(06/01/2011 15:10:00)



Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế Hà Nội
Ảnh minh hoạ


98% trong 8.000 doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng. Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ công bố kết quả điều tra khảo sát độ sẵn sàng của các doanh nghiệp khi thực hiện kê khai thuế qua mạng.

Sáng nay (30/12), tại Hà Nội, Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI) đã phối hợp với Tổng Cục Thuế tổ chức Lễ công bố kết quả điều tra khảo sát độ sẵn sàng của các doanh nghiệp khi kê khai thuế qua mạng.

Theo ông Lê Văn Lợi - Viện trưởng Viện tin học doanh nghiệp, cuộc điều tra, khảo sát về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp khi kê khai thuế qua mạng nhằm phân tích, đánh giá tình hình và khả năng ứng dụng kê khai thuế qua mạng tại các doanh nghiệp, xác định những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kê khai thuế.

Hình thức thực hiện cuộc điều tra, khảo sát này là gọi điện thoại trực tiếp tới 8.000 doanh nghiệp, trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố cả nước. Kết quả, trong 8.000 doanh nghiệp được khảo sát thì 98% doanh nghiệp ủng hộ việc thực hiện kê khai Thuế điện tử và 79% cho rằng thủ tục kê khai thuế điện tử đơn giản, dễ sử dụng. Theo ông Lợi, con số này cho thấy việc ứng dụng công nghệ của Tổng Cục Thuế được đánh giá khá cao trong việc tạo thuận lợi, giảm các thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Theo báo cáo của Tổng cục thuế: Năm 2009, mới có gần 1.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai qua mạng tại 4 Cục thuế. Đến hết năm 2010, đã có trên 7.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng với hơn 90.000 tờ khai tại 19 Cục thuế. Chỉ có 34 doanh nghiệp thông báo lỗi khi đăng ký thông tin qua mạng không thành công. Nhưng từ tháng 10/2010, hệ thống đăng ký thông tin qua mạng đã hoạt động thông suốt.

Bà Lê Hồng Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cũng cho biết thêm: Tổng cục thuế đã xây dựng tiêu chuẩn và kết nối kê khai giữa cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và 3 doanh nghiệp là Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ TS24, Công ty cổ phần Macro NT. Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tiếp tục mở rộng kê khai thuế qua mạng, các doanh nghiệp có thể kê khai thuế qua mạng thông qua 3 công ty này.

Kết quả điều tra này là cơ sở để các cơ quan, ban, ngành chức năng đưa ra các đề xuất về cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng thuận lợi hơn. “Thay bằng phải đến cơ quan thuế nộp tờ khai, bây giờ sẽ thực hiện việc kê khai tại chỗ thông qua mạng, nên thủ tục rất nhanh chóng. Bất kỳ giờ nào đều có thể kê khai thuế qua mạng. Trong năm 2011, chúng tôi dự định sẽ mở rộng thêm 22 cục thuế nữa, nâng số doanh nghiệp kê khai qua mạng lên ít nhất là 30.000 doanh nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng, con số này sẽ lớn hơn rất nhiều so với năm nay ” - bà Hải cho biết./.

Theo Tạp chí Tài chính

Các tin khác

Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về công tác thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (11/01/2011)
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ tăng cường phối hợp công tác (11/01/2011)
Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá X thành công tốt đẹp (11/01/2011)
Hướng dẫn xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa và xin ý kiến về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu (10/01/2011)
Bộ Tài chính tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi (08/01/2011)
Mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm (08/01/2011)
Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả (08/01/2011)
Bộ Tài chính tổ chức “Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2010” (07/01/2011)
Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (07/01/2011)
Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực hải quan (06/01/2011)
Được ghi nợ tiền sử dụng đất tối đa 5 năm (06/01/2011)
Vốn tín dụng bất động sản tăng 23.5% (06/01/2011)
98% các doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng (06/01/2011)
Tập huấn, giới thiệu thông tư mới về thủ tục hải quan (06/01/2011)
Năm 2011 trọng tâm ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo đời sống nhân dân (05/01/2011)
Khai mạc phiên họp thứ Ba bảy của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (05/01/2011)
Nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão 8 ngày (05/01/2011)

11/01 Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh: Cần khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra tài chính

(11/01/2011 15:06:00)

Thanh tra Bộ Tài chính cần phải khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra tài chính, tập trung xây dựng phát triển nguồn nhân lực thanh tra tài chính, tăng cường điều kiện cở sở vật chất, mở rộng quan hệ quốc tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh.



Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh biểu dương những thành tích xuất sắc của thanh tra Bộ Tài chính trong năm 2010


Sáng ngày 11/01/2011, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị cán bộ công chức tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác thanh tra kiểm tra: Tiếp tục được đổi mới toàn diện

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh đã biểu dương những thành tích xuất sắc của thanh tra Bộ Tài chính trong năm 2010, với vai trò quản lý tài chính và ngân sách theo pháp luật đảm bảo các mục tiêu đề ra, thanh tra Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch và 60% nhiệm vụ đột xuất. Cụ thể, các cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2010 đã được thực hiện chủ động ngay từ khâu xây dựng kế hoạch chi tiết, mục đích, nội dung các cuộc thanh ra đều gắn với chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ về chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế. Triển khai toàn diện trên các mặt quản lý nhà nước của Bộ: thu-chi ngân sách, sử dụng nguồn vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp…Đồng thời, tăng cường thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã triển khai năm 2010 là 117 cuộc.

Kết quả thanh tra, kiểm tra đã đưa ra 300 kiến nghị, trong đó có 32 kiến nghị về chấn chỉnh rút kinh nghiệm, 162 kiến nghị chấn chỉnh hoạt động, 13 kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể, 93 kiến nghị về tài chính với số tiền trên 1.092 tỷ đồng (tăng thu ngân sách nhà nước 297,5 tỷ đồng, giảm chi 128,3 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 666,8 tỷ đồng). Ban hành 23 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 193 triệu đồng... Kêt quả thanh tra luôn là những dấu ấn cho việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của các đơn vị.

Tuy nhiên, ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ trong tâm, trọng điểm trong năm 2010, thanh tra Bộ Tài chính cũng triển khai các mặt công tác khác một cách hiệu quả như: công tác tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; hoạt động nội bộ thanh tra luôn giữ vững kỷ cương “dân chủ công khai, minh bạch”.

Thứ trưởng Phạm sỹ Danh nhấn mạnh:Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Tài chính nên tập trung giải quyết, khắc phục một số tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, hiệu lực kết quả thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả chung của công tác này.

Với vai trò tiên phong trong ngành thanh tra tài chính, thanh tra Bộ Tài chính cần phát huy vị thế, ngày càng khẳng định uy tín, trách nhiệm của thanh tra tài chính.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh cho biết năm 2011 là thời điểm quan trọng với việc xây dựng và chuẩn bị thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Chiến lược phát triển ngành tài chính, thanh tra Bộ Tài chính cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra tài chính trong đó chú trọng xây dựng phát triển nguồn nhân lực thanh tra tài chính; tăng cường điều kiện cơ sở vật chất; mở rộng quan hệ quốc tế. Đặc biệt, thanh tra Bộ Tài chính cần chú trọng đến việc xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Thanh tra mới./.

TH

Các tin khác

Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về công tác thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (11/01/2011)
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ tăng cường phối hợp công tác (11/01/2011)
Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá X thành công tốt đẹp (11/01/2011)
Hướng dẫn xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa và xin ý kiến về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu (10/01/2011)
Bộ Tài chính tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi (08/01/2011)
Mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm (08/01/2011)
Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả (08/01/2011)
Bộ Tài chính tổ chức “Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2010” (07/01/2011)
Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (07/01/2011)
Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực hải quan (06/01/2011)
Được ghi nợ tiền sử dụng đất tối đa 5 năm (06/01/2011)
Vốn tín dụng bất động sản tăng 23.5% (06/01/2011)
98% các doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng (06/01/2011)
Tập huấn, giới thiệu thông tư mới về thủ tục hải quan (06/01/2011)
Năm 2011 trọng tâm ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo đời sống nhân dân (05/01/2011)
Khai mạc phiên họp thứ Ba bảy của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (05/01/2011)
Nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão 8 ngày (05/01/2011)

07/01 Những nhiệm vụ trọng tâm tái cấu trúc kinh tế trong năm 2011

2:59 PM, 07/01/2011

(Chinhphu.vn) - Bài viết đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và góp phần vào bảo đảm ưu tiên hàng đầu của năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Với tư tưởng chỉ đạo đó, từ bài viết của Thủ tướng, có thể nhận thức được một loạt nhiệm vụ và giải pháp cấp bách trong năm 2011là:

Thứ nhất, tái cấu trúc về tài chính-đầu tư: Phải giảm bớt chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư; kiên quyết cắt giảm các công trình chưa thực sự cần thiết, tập trung nguồn lực cho các dự án tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, sớm đưa vào sử dụng; giảm bội chi ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại, kiềm chế tốc độ tăng giá. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư; mở rộng các hình thức đầu tư theo cơ chế BOT, BT, khẩn trương ban hành quy định về hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống giao thông, nhất là các công trình lớn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, xác lập quyền sử dụng đất, thủ tục hải quan, thuế, nhằm giảm chi phí kinh doanh cho DN.

Cải thiện khả năng tiếp cận vốn của DN. Hướng mạnh hoạt động của Ngân hàng Phát triển vào việc hỗ trợ DN vừa và nhỏ; tăng nguồn kinh phí bảo lãnh tín dụng và năng lực thẩm định dự án được bảo lãnh của Ngân hàng này. Ưu tiên nguồn tín dụng cho các sản phẩm trọng điểm. Nghiên cứu việc phân bổ hạn mức tín dụng cho các khu vực DN theo mức đóng góp vào GDP và kim ngạch xuất khẩu.



Cải thiện khả năng tiếp cận vốn của DN tiếp tục là một trong những yêu cầu được đặt ra trong năm 2011



Thứ hai, tái cấu trúc ngành, sản phẩm: Năm 2011, phải triển khai mạnh mẽ chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, coi đây là một nội dung trọng tâm của tái cấu trúc các ngành sản xuất công nghiệp. Tạo sự gắn kết giữa các DN chế tạo với DN nghiệp lắp ráp, các DN trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn và phát triển công nghiệp hỗ trợ theo cụm nhóm sản phẩm trên cơ sở thị trường có sự định hướng của Nhà nước, tập trung vào một số sản phẩm cơ khí, thiết bị điện, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin... (Thủ tướng cũng vừa ký Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, mà theo đó đến năm 2015, Việt Nam sẽ hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia do các DN khoa học và công nghệ sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả rộng như dịch vụ du lịch, phân phối, vận tải, dịch vụ logistics và các dịch vụ cảng biển, nhằm tận dụng vị thế địa kinh tế của nước ta trong chuỗi cung toàn cầu; triển khai chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam thành nước mạnh về công nghệ thông tin.

Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhà nước tăng đầu tư đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn, đầu tư phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh. Tăng cường công tác kiểm tra theo các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm từ sản xuất, chế biến, lưu thông đến tiêu dùng. Đầu tư mạnh hơn cho hệ thống bảo quản, dự trữ để giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng hàng hóa, điều hoà cung cầu, ổn định giá cả.

Thứ ba, tái cấu trúc về doanh nghiệp: Đẩy nhanh tiến trình đổi mới DN nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá và cải cách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, phải chuyển từ hoạt động đa dạng sang chuyên môn hoá nhằm thực hiện chính sách cơ cấu; đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo, nâng cao hiệu quả và tạo lập năng lực cạnh tranh dài hạn để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Cải cách cơ chế và tổ chức nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với DN nhà nước, đặt DN nhà nước vào môi trường cạnh tranh và quy định các chỉ tiêu chất lượng hoạt động của DN. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc và công khai kết quả kiểm toán.

Thứ tư, tái cấu trúc thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường kiểm tra chất lượng các mặt hàng nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất trong nước. Coi trọng hơn thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn. Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế quản lý trên nguyên tắc bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân và thúc đẩy hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Rà soát lại hệ thống phân cấp, bảo đảm tăng cường sự quản lý thống nhất của trung ương về quy hoạch phát triển, khai thác tối đa lợi thế so sánh theo tầm nhìn liên vùng nhằm tiết kiệm nguồn lực và bảo đảm quy mô kinh tế; đồng thời, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của địa phương, cơ sở.

Chính sách vĩ mô phải chuyển những thông điệp rõ ràng nhằm tạo niềm tin cho thị trường và định hướng cho sản xuất kinh doanh; phải theo sát sự vận động của kinh tế thế giới và trong nước; nâng cao năng lực dự báo, chủ động, nhạy bén trong phản ứng chính sách; linh hoạt sử dụng phù hợp các công cụ của chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính khi không thực sự cần thiết; nâng cao hiệu quả bình ổn và điều hòa nguồn vốn giữa các tổ chức tín dụng của thị trường liên ngân hàng; kết hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo đảm kinh doanh trung thực, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo lập thị trường đất đai lành mạnh trên nguyên tắc đất đai là công thổ quốc gia và là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân. Nhà nước và người giao lại quyền sử dụng đất phải là những đối tượng được hưởng lợi chủ yếu từ việc chuyển giao quyền sử dụng đất. Đây là nguyên tắc cơ bản để hình thành chính sách và thị trường đất đai. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thúc đẩy dịch vụ tài chính và kinh doanh bất động sản phát triển lành mạnh.

Khẩn trương hoàn chỉnh cơ chế, chính sách phát triển và tổ chức quản lý công nghiệp hỗ trợ. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Phát triển nhanh thị trường công nghệ. Ban hành các chính sách khuyến khích DN ứng dụng và đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Cùng với những nhiệm vụ nêu trên, phải luôn coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tạo môi trường hoà bình ổn định để phát triển KT-XH, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.



Phát triển mạnh đào tạo nghề với số lượng và cơ cấu phù hợp với nhu cầu thị trường



Xây dựng và triển khai có hiệu quả Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình việc làm giai đoạn 2011 - 2015; phấn đấu để năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% theo chuẩn mới; phát triển các loại hình bảo hiểm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội.

Hoàn thiện chính sách khám chữa bệnh, chính sách viện phí. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện từ nguồn vốn Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng bệnh viện; tăng cường đưa bác sỹ về các bệnh viện tuyến huyện và các xã, bảo đảm sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị với đội ngũ thầy thuốc sử dụng các trang thiết bị, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tăng cường quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện các đề án về giáo dục đào tạo đã được phê duyệt; coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông trên cả hai nội dung dạy chữ và rèn luyện nhân cách, dạy làm người. Trên cơ sở bảo đảm đội ngũ giáo viên, điều kiện dạy và học để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng; triển khai xây dựng một số trường đại học chất lượng cao theo chương trình hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế. Phát triển mạnh đào tạo nghề với số lượng và cơ cấu phù hợp với nhu cầu thị trường, chú trọng đào tạo nghề cho công nghiệp hỗ trợ.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, hướng mạnh vào xây dựng văn hóa trong ứng xử, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, làm cho văn hóa thấm sâu vào hành vi và nếp sống của mỗi người Việt Nam. Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật. Triển khai Chương trình mục tiêu và Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, các chương trình nâng cấp đê biển, đê sông, các giải pháp chống ngập úng cho các thành phố lớn; ứng phó có hiệu quả với thiên tai bão lũ.

Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể, nhân dân và báo chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện có hiệu quả chương trình phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự an toàn giao thông…

Tóm lại, bài viết của Thủ tướng đã truyền tải những thông điệp quan trọng và rõ ràng, giúp nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc hơn các chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển đất nước ta trong thời kỳ mới nói chung, trong nhiệm vụ tái cấu trúc kinh tế theo yêu cầu phát triển hiện đại và bền vững nói riêng. Làm đúng và làm tốt những nhiệm vụ trên, nhất định Việt Nam sẽ sớm tạo ra những động lực phát triển mới, theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn, sớm thỏa lòng mong mỏi của Bác Hồ về xây dựng một nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bệnh và hạnh phúc./.

>> Bài liên quan:

Bài toán tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

TS.Nguyễn Minh Phong

(Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội)