10:05 AM, 08/09/2010
Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 nhưng không công bố công khai, khoanh tay đứng nhìn. Hơn 1 năm sau, Lehman sụp đổ. Lời thú nhận của chủ tịch FED Ben Bernanke trước Ủy ban thanh tra về khủng hoảng tài chính gióng hồi chuông cảnh báo về việc thiếu trung thực trước đây của ông.
Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 thế nhưng ông không công bố công khai bởi lo ngại điều đó có thể khiến khởi nguồn cho làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán.
Có phải ông đang đùa cợt? Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman đã phá hủy tài sản của nước Mỹ mạnh chưa từng có. Sự sụp đổ khiến chính phủ phải đưa ra kế hoạch giải cứu hàng nghìn tỷ USD để giúp thị trường tiền tệ, các quỹ thương hỗ, thị trường thương phiếu, AIG, Citigroup, Bank of America, Fannie Mae và Freddie Mac được an toàn, ngoài ra chính phủ còn phải bơm vốn cho tổ chức tài chính lớn như Goldman Sachs hay Morgan Stanley.
Tuy nhiên, lời thú nhận không dừng lại ở đó. Chủ tịch FED còn thừa nhận đã sai lầm khi không sử dụng toàn bộ quyền lực để điều tiết hoạt động cho vay thế chấp. FED hoàn toàn có quyền làm gì đó đối với hoạt động đầu cơ xếp hạng và sự tham lam trên thị trường nhà đất, nhưng cuối cùng cơ quan đó đã chẳng làm gì cả.
Vì thế chủ tịch FED không thành thật trong tuyên bố của ông trước công chúng về tình trạng của ngân hàng Lehman. Vì thế chũng ta nên hiểu thế nào khi ông nói rằng FED khoanh tay đứng nhìn vì ngân hàng Lehman không đủ điều kiện để nhận được khoản vay từ FED. Chủ tịch FED đã có thể linh hoạt hơn bởi sự sụp đổ nếu xảy ra tiềm ẩn khả năng của một cuộc khuảng hoảng. Cuối cùng, chẳng có biện pháp nào được đưa ra còn chủ tịch FED thừa nhận: “Đó là lỗi của tôi.”
Lời thú tội này cuối cùng cũng chẳng bao giờ được đưa lên các đầu báo lớn hay trở thành vấn đề cho các bên tranh luận. Đáng nhớ, lời thú tội được đăng trên trang A6 của Wall Street Journal và trang B3 của New York Times. Và nếu khi nào đó có hỏi, liệu chúng ta sẽ nghe được gì từ ông Tim Geithner, cựu chủ tịch FED tại New York và hiện là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người có nhiệm vụ điều tiết tổ chức tài chính lớn như Citigroup.
Chúng ta đã nghe được lời thú nhận đáng ngạc nhiên từ cựu chủ tịch FED Alan Greenspan về tin vào lý thuyết thị trường tự do. Năm 2008, trong phiên điều trần trước Ủy ban của Hạ viện Mỹ chịu trách nhiệm giám sát và cải cách chính phủ, ông Greenspan nói: “ Những ai tin vào việc các tổ chức cho vay sẽ bảo vệ cổ đông, trong đó có cả tôi, đang choáng váng. Lý thuyết thị trường tự do đã đúng trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên mọi niềm tin sụp đổ vào mùa hè năm ngoái.”
Thật đáng sợ, chính Greenspan đã cản trở dự thảo điều tiết hoạt động phái sinh thông qua áp dụng tiêu chuẩn vốn chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng, hoạt động công bố thông tin và quy định kế toán. Năm 1994, gần 15 năm trước sự sụp đổ của lĩnh vực tài chính, ông Greenspan nhấn mạnh rằng rủi ro của hệ thống tài chính, trong đó có thị trường phái sinh, chịu sự điều tiết của các bên tư nhân.
Chính quyền liên bang không đưa ra chính sách điều tiết nào mà bản thân nó ưu việt hơn sự điều tiết của thị trường. Điều đó giải thích tại sao ông chẳng đưa ra biện pháp ứng phó nào để ngăn bong bóng dot com thập niên 1990 bất chấp cảnh báo từ Larry Tisch, chủ tịch Loews và cựu chuyên gia John Whitehead tại Goldman Sachs.
Lời thú nhận khác của năm 2010 đến từ cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đã cực kỳ sai lầm khi nghe lời cựu quan chức cấp cao thuộc Tài chính Mỹ là ông Rubin và Summer về việc không điều tiết thị trường phái sinh. Chủ tịch FED là người mơ hồ nhất về trách nhiệm của ông. Ông không thể định nghĩa cho chính xác thế nào về rủi ro hệ thống, ông cho rằng điều kiện dẫn đến rủi ro hệ thống vẫn mang tính chủ quan.
Xin thưa với ngài chủ tịch FED, chẳng có gì chủ quan đối với cuộc khủng hoảng mà chúng ta vừa trải qua mà thực tế theo tôi mọi chuyện đã khách quan một cách đau đớn. Chủ tịch FED còn phủ nhận rằng sự sụp đổ của tập đoàn AIG chính bắt nguồn từ mối liên hệ tài chính với các bên như Goldman Sachs và ngân hàng châu Âu. Gói giải cứu 180 tỷ USD dành cho AIG chỉ được tính toán dựa trên trực giác chứ không từ con số tín dụng thực tế của AIG.
Nực cười nhất, chủ tịch FED của chúng ta, 2 năm sau khủng hoảng, tuyên bố ông chẳng biết gì về mối liên quan mà AIG có với Goldman Sachs, Societe Generale, Deustche bank hay bất kỳ bên nào khác. Có tin ông được không? Hãy nói cho mọi người biết. Bởi nếu ông đang nói sự thật thì thực tế mọi chuyện hiện đang tệ hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Ngài cựu Tổng thống hãy tiếp tục, hãy yêu cầu Geithner trả lời ngọn ngành mọi vấn đề. Liên quan của AIG với toàn bộ thế giới tài chính thực tế như thế nào?
(Theo Forbes/ CafeF)
No comments:
Post a Comment