Vàng, dầu thô giảm mạnh trước sức ép nợ công Hy Lạp


DIỆP ANH
11/02/2012 09:17 (GMT+7)
pictureThị trường hàng hóa phiên cuối tuần biến động mạnh do tình hình nợ công tại Hy Lạp.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Thông tin bất lợi về tình hình giải quyết bài toán nợ công của Hy Lạp đã nhấn chìm các thị trường chứng khoán Âu Mỹ trong phiên giao dịch cuối tuần (10/2), đồng thời cũng tác động sâu sắc tới giá cả nhiều mặt hàng quan trọng như vàng, dầu thô.

Hôm qua, những hoài nghi về khả năng Hy Lạp khó thoát được nguy cơ vỡ nợ đã tăng lên, sau khi các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu yêu cầu phải có một cuộc bỏ phiếu về các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhiều hơn những gì đã các đảng phái nước này đã thỏa thuận, trước khi quyết định viện trợ cho Athens.

Một số nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp cùng ngày tuyên bố sẽ không ủng hộ thỏa thuận này. Trong khi đó, người dân tại thủ đô Athens đã xuống đường phản đối. Dự kiến cuộc bỏ phiếu theo yêu cầu của các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu sẽ diễn ra vào ngày mai 12/2.

Tin tức không tốt lành từ Hy Lạp đã khiến đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro. Phiên giao dịch hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền khác, đã vọt lên mức 79,107 điểm, từ mức 78,582 điểm trong phiên liền trước. Điều này đã gây sức ép lên giá cá nhiều loại hàng hóa.

Vàng giảm hơn 15 USD/ounce

Chốt phiên giao dịch ngày 10/2, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York giảm khá mạnh 15,9 USD, tương ứng 0,9%, xuống chốt ở 1.725,30 USD/ounce. Tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, giá vàng kỳ hạn loại này đã bốc hơi 0,9%.

Ngoài tác động từ tình hình Hy Lạp, giá vàng cũng còn chịu áp lực từ việc CME giảm mức kí quỹ ban đầu với một loạt hàng hóa giao dịch trên sàn Comex, trong đó có vàng. Đây là lần hạ mức kí quỹ đầu tiên đối với vàng của sàn kể từ tháng 6/2011 đến nay.

Thêm vào đó, việc thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 1 tăng mạnh hơn so với dự báo do nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bất ngờ tụt mạnh, cũng tác động xấu tới thị trường kim loại quý.

Những yếu tố khác ảnh hưởng tới giá vàng đêm qua còn có việc thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 12 tăng lên cao nhất trong 6 tháng, do nhập khẩu tăng mạnh và việc chỉ số niềm tin tiêu dùng đầu tháng 2 đã giảm sút so với mức đạt được trong tháng 1.

Cùng chiều với thị trường vàng, giá bạc giao tháng 3 giảm 31 cent, tương ứng 0,9%, xuống 33,60 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá bạc hạ 0,4%. Giá đồng giao cùng kỳ hạn giảm 12 cent, tương ứng 2,9%, xuống 3,86 USD/lb. Tính cả tuần qua, giá đồng hạ 1%.

Bạch kim và palladium cũng giảm giá trong phiên 11/2. Palladium giao tháng 3 giảm 8,25 USD, tương ứng 1,2%, xuống 703,05 USD/ounce. Palladium trong tuần hạ giá 0,8%. Bạch kim giao tháng 4 giảm 7,8 USD xuống 1.659,8 USD/ounce, nhưng cả tuần, giá mặt hàng này vẫn tăng 1,7%.

Dầu thô bốc hơi 1,2%

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 trên sàn New York cũng giảm 1,17 USD, tương ứng 1,2%, xuống 98,67 USD/thùng. Nguyên nhân chính khiến giá dầu trượt mạnh cũng xuất phát từ tình hình bấp bênh ở Hy Lạp. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu vẫn tăng được 0,8%.

Thị trường cũng chịu áp lực từ việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế cắt giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2012 xuống 800.000 thùng/ngày, mức giảm khá mạnh so với con số dự báo 1,1 triệu thùng/ngày đưa ra trước đó.

Lý do Cơ quan Năng lượng Quốc tế điều chỉnh thấp mức dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu là bởi dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ bị thu hẹp. Cơ quan này lưu ý, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2012 dự đoán ở mức 3,3%, thấp hơn mức dự báo 4% đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái.

Đầu tuần này, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng đã cắt giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu năm 2012, xuống 940.000 thùng mỗi ngày, thấp hơn lần dự báo tháng trước khoảng 120.000 thùng/ngày, và cho biết lý do là bởi những tín hiệu kinh tế kém lạc quan gần đây.

Phiên giao dịch cuối tuần, các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi cũng giảm giá cùng với dầu thô. Trong đó, xăng giao tháng 3 giảm 4 cent, tương ứng 1,3%, xuống còn 2,97 USD mỗi gallon. Tuy nhiên tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, mặt hàng này tăng được 2,1%.

Tương tự, dầu sưởi giao tháng 3 chốt phiên 10/2 giảm 3 cent, tương ứng 0,8%, xuống 3,18 USD/gallon, nhưng tính cả tuần tăng 2,2%. Khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn đứng yên ở mức 2,49 USD/ triệu BTU. Giá khí tự nhiên trong tuần giảm 0,8%.

Giá nông sản trái chiều

Cùng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như trên, nhưng giá các mặt hàng nông sản chốt phiên cuối tuần lại ngược chiều nhau. Ở chiều tăng, đường thô giao sau cộng 0,9% lên 23,25 cent/lb; đậu tương cộng 0,12% lên 1.229 cent/bushel; yến mạch đi ngang ở mức 309,5 cent/bushel.

Ở chiều giảm, ca cao hạ 83 USD, tương ứng 3,7% xuống 2.161 USD/tấn; cà phê arabica giảm 0,39% xuống 217,4 cent/lb; gạo chưa xay xát hạ 2,59% xuống 13,715 USD/cwt; lúa mì KCB trừ 2,58% còn 689 cent/bushel; lúa mì CBT hạ 2,48% xuống còn 630 cent/bushel.

No comments:

Post a Comment