06/06 Động lực tăng trưởng mới của kinh tế châu Á


Thứ 2, 06/06/2011, 10:41


Nếu kinh tế châu Á vẫn đi theo lối cũ, càng tăng trưởng cao, hậu quả càng tồi tệ.
Nhóm nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu bởi châu Á, có vị thế ngày một quan trọng hơn trong kinh tế toàn cầu.
Đối với nhóm nước châu Á, đặc biệt nhóm cường quốc như Trung Quốc và Ấn Độ, họ không còn đương đầu với thách thức làm sao để tăng trưởng bền vững. Trên thực tế, chiến lược này đã nằm trong chương trình quốc gia. Cấu trúc động lực toàn cầu xét trên phương diện đạt được sự ổn định đã thay đổi mạnh.
Trong vài thập kỷ tới, tăng trưởng tiêu dùng năng lượng, đô thị hóa, sử dụng ô tô, vận tải hàng không và xả thải các bon sẽ chủ yếu đến từ nhóm nền kinh tế mới nổi. Đến giữa thế kỷ này, số lượng người sống tại nhóm nước sẽ trở thành nước có thu nhập cao sẽ đạt mức 4,5 tỷ từ mức 1 tỷ ngày nay. Tổng GDP toàn cầu hiện ở mức khoảng 60 nghìn tỷ USD sẽ tăng ít nhất gấp 3 trong 30 năm tới.
Nếu chính phủ nhóm nền kinh tế mới nổi cố gắng đạt đến mức thu nhập của nhóm nền kinh tế phát triển bằng cách đi theo hướng tăng trưởng giống như “người đi trước”, tác hại lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ rất lớn và gây ra nhiều hậu quả tệ hại.
Đến mức độ nào đó, quá trình này sẽ ngưng trệ. An ninh và chi phí năng lượng, chất lượng nước và không khí, khí hậu, hệ sinh thái đất đai và đại dương, an ninh lương thực sẽ bị đe dọa không nhỏ.
Hiện nay, sự tập trung quyền lực kinh tế toàn cầu đang trong xu thế đi xuống dù tính theo cách nào đi nữa. Nếu mọi chuyện vẫn tiếp diễn, cuối cùng, áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường mà mỗi nước tạo ra sẽ đều tạo ra thách thức. Để thay đổi, cần có thỏa thuận toàn cầu về tăng trưởng, ngoài ra còn cần hệ thống đảm bảo việc tuân thủ tốt các quy định trên.
Trong khoảng thời gian 1 thập kỷ tới, xu thế tập trung này sẽ đảo ngược, tính đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc, 2 nước này hiện có dân số chiếm 40% tổng dân số thế giới. Dù tổng GDP tính trong tương quan với toàn thế giới vẫn còn thấp (khoảng 15%), tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng.
Đến giữa thế kỷ 21, số người có thu nhập cao tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm 2,5 tỷ trong mức tăng thêm 3,5 tỷ của toàn thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu ít nhất lên gấp đôi trong 3 thập kỷ tới, ngay cả khi kinh tế khu vực khác không tăng trưởng.
Đối với cả Ấn Độ và Trung Quốc, việc duy trì ổn định không phải là một thách thức. Mô hình và chiến lược tăng trưởng cũng như các quyết định mà chính phủ 2 nước này đưa ra xét đến lối sống, hoạt động đô thị hóa, giao thông, môi trường, tiêu thụ năng lượng hiệu quả sẽ quyết định liệu nhóm nền kinh tế này có thể hoàn thành quá trình vươn lên mức thu nhập cao trong dài hạn.
Hơn thế nữa, chính phủ cả 2 nước đều biết rõ điều này. Họ thừa hiểu cách thức tăng trưởng mà những lãnh đạo trước đã thực hiện sẽ không phát huy tác dụng trong bối cảnh thế giới thay đổi. Nói cách khác, mô hình cũ không phát huy tác dụng nữa.
Tất nhiên, chẳng ai có thể biết làm cách nào để có được sự ổn định khi kinh tế thế giới tăng trưởng gấp 3 lần hoặc hơn nữa về quy mô. Trong quá trình thực hiện, mục tiêu sẽ được quyết định bởi quá trình tìm hiểu, thử nghiệm, đổi mới và sáng tạo.
Nhóm nền kinh tế mới nổi quy mô lớn có điểm mạnh nhất định. Việc kết hợp mục tiêu giữ ổn định vào chiến lược và chính sách tăng trưởng phục vụ cho chính quyền lợi của các nước này và cũng đúng với tầm nhìn trong dài hạn.
Chương trình 5 năm lần thứ 12 của chính phủ Trung Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống 7% để có thể đương đầu với các vấn đề như bình đẳng, ổn định, môi trường. Quá trình tìm hướng tăng trưởng mới đã bắt đầu.
Mục tiêu ổn định trong chiến lược tăng trưởng của nhóm nền kinh tế có tiềm năng đứng đầu thế giới có thể coi như 1 tiến bộ tích cực bởi nhu cầu, mục tiêu và ưu tiên của mỗi quốc gia vẫn có vai trò lớn hơn các thỏa thuận quốc tế.
Bằng cách nào tin GDP toàn cầu tăng trưởng gấp 3 và số lượng người có thu nhập cao tăng gấp 4 lần có thể tốt đẹp với tất cả thay đổi đi theo nó? Nó phụ thuộc vào việc người ta nghĩ lựa chọn thay thế là gì.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm sẽ có lợi cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Mấu chốt quan trọng nhất chính là tăng trưởng của nhóm thị trường mới nổi với hoạt động đổi mới và điều chỉnh hướng tăng trưởng đóng vai trò trung tâm.
Khi châu Á giúp tăng trưởng đi theo hướng ổn định hơn, châu Á cũng sẽ khiến nhiều nước khác có động lực làm như vậy bằng cách phát minh ra công nghệ mới, giảm chi phí môi trưởng của tăng trưởng.
Thật sai lầm nếu khẳng định vấn đề sử dụng tài nguyên thiếu hợp lý hay không còn cần đến các thỏa thuận đa quốc gia. Thế nhưng tăng trưởng thực tế, bắt nguồn từ nhu cầu thực sự và quyền lợi, sẽ có thể trở thành hướng tăng trưởng trung hạn.
Thúy Nga
Theo ProjectSyndicate

No comments:

Post a Comment