AN HUY
Khi quyết định mở rộng hoạt động của nhà máy sản xuất thiết bị làm tóc chuyên nghiệp của mình, Farouk Shami đã đưa ra một lựa chọn ít ai ngờ tới. Thay vì thuê thêm công nhân cho các nhà máy hiện có ở châu Á, ông Shami lại mở nhà máy mới ở Texas, Mỹ.
“Sản phẩm làm ra từ một nhà máy ở Mỹ luôn mang một hình ảnh tốt và tôi tin là điều này sẽ giúp chúng tôi phát triển”, ông Shami - chủ tịch kiêm cổ đông chính của công ty Farouk Systems có trụ sở ở Houston - nói với phóng viên của tờ Financial Times.
Hiện nay, tức là 4 năm sau quyết định thu hẹp hợp đồng với các cơ sở gia công ở châu Á, chủ yếu là ở Trung Quốc và Hàn Quốc, và tăng cường hoạt động sản xuất ở Mỹ, ngày càng có nhiều sản phẩm của Farouk được dán nhãn “made in America”. Nhà máy tại Texas của công ty Farouk đã được bổ sung thêm 400 việc làm, hiện có 2.000 công nhân.
Năm nay, 80% hoạt động sản xuất của Farouk Systems diễn ra tại Mỹ, so với mức chỉ 40% hồi năm 2007. Từ khi mở rộng sản xuất tại Mỹ, doanh số của công ty tăng 20%.
“Ở Mỹ, chúng tôi có thể cạnh tranh cả về chất lượng lẫn công nghệ. Chi phí cũng không phải là một vấn đề như mọi người thường nghĩ”, ông Shami nói. Một số sản phẩm của công ty ông thậm chí còn do các nhà khoa học từng làm việc cho cơ quan vũ trụ NASA thiết kế.
Theo ông Shami, chi phí sản xuất ở Mỹ thực tế chỉ cao hơn ở Trung Quốc chút đỉnh, vì các công nhân ở Mỹ làm việc hiệu quả hơn. “Tôi chỉ cần thuê 15 công nhân ở Mỹ để làm một công việc đòi hỏi 70 công nhân ở Trung Quốc hoàn thành”, ông Shami cho biết.
Theo ông Hal Sirkin, một chuyên gia về lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc hãng tư vấn Boston Consulting Group, câu chuyện của Farouk Systems có thể là tín hiệu cho một xu hướng dịch chuyển quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp Mỹ.
Ông Sirkin cho rằng, từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được thêm 3 triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt động sản xuất từ Trung Quốc. Khoảng 1/4 số việc làm này sẽ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phần còn lại sẽ được tạo ra từ hoạt động xây dựng hoặc dịch vụ như là kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp được mở rộng.
Giáo sư Robert Mittelstaedt thuộc Đại học Arizona cho rằng, những dự báo này hoàn toàn là hợp lý. “Khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên chín muồi, chi phí cũng tăng lên và mức độ hấp dẫn của việc mở nhà máy ở đó để xuất hàng sang Mỹ sẽ giảm dần đi”, ông Mittelstaedt nói.
Trong một thập kỷ trở lại đây, nước Mỹ đã mất khoảng 5,7 triệu việc làm trong các nhà máy, cùng với đó là vị trí lâu năm của quốc gia này với tư cách nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Theo hãng tư vấn IHS Global Insight, năm ngoái, Trung Quốc đã giành ngôi vị nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới từ tay nước Mỹ, kết thúc một thế kỷ nền kinh tế lớn nhất thế giới nắm giữ vị trí này.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ “kiên cường” bám trụ ở mức trên 9%, xu hướng dịch chuyển sản xuất về nước của các công ty Mỹ có thể chính là một cú hích mà nền kinh tế này đang rất cần tới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang ra sức thúc đẩy kế hoạch tạo việc làm trị giá 450 tỷ USD của ông, bản kế hoạch đang vấp phải sự tranh cãi gay gắt trong Quốc hội.
Theo IHS Global, hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng nhờ xu hướng các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước, cộng thêm các công việc khác phát sinh trong nền kinh tế, có thể giúp nước Mỹ giảm tỷ lệ thất nghiệp 1,5-2 điểm phần trăm từ mức 9,1% hiện nay trong thời gian đến năm 2020.
Vào năm 2000, Trung Quốc mới chiếm 7% sản lượng công nghiệp toàn cầu, nhưng đến năm ngoái, tỷ lệ này đã tăng lên 19,7%. Trong cùng khoảng thời gian, tỷ trọng của Mỹ trong sản lượng công nghiệp của nước Mỹ đã giảm từ 27% xuống 19%.
Theo báo cáo mà Boston Consutling vừa công bố, phần lớn số việc làm mới nói trên có khả năng sẽ đến từ sự mở rộng hoạt động của các công ty Mỹ trong 7 ngành công nghiệp chủ chốt, nơi mà chi phí gia tăng ở Trung Quốc cộng với sức cạnh tranh lớn hơn của thị trường Mỹ khiến các công ty nhận thấy rằng, tăng cường sản xuất ở Bắc Mỹ thay vì ở Trung Quốc là bước đi hợp lý hơn về mặt kinh tế.
Những ngành này bao gồm thiết bị điện gia dụng, nội thất, sản phẩm điện tử, kim loại cơ bản, máy móc công nghiệp và hàng nhựa. Đây đều là những ngành có thị trường chủ chốt là Mỹ, nhưng sản phẩm được sản xuất thuê ngoài ở Trung Quốc và các quốc gia chi phí thấp khác.
Theo Boston Consulting, 7 ngành này có tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc đạt 364 tỷ USD trong năm ngoái, chiếm 63% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc nói chung. Boston Consulting dự báo, sẽ có 600.000-800.000 việc làm ở Mỹ sẽ được tạo mới trong 7 ngành này trong thời gian từ nay đến năm 2020 nhờ các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước.
Ông Dan Shimek là CEO của hãng Outdoor Greatroom, một công ty sản xuất lò sưởi và bàn ghế ngoài trời có trụ sở ở bang Minnesota. Ông cho biết, vì nhiều lý do, bao gồm cơ hội lớn hơn cho việc điều chỉnh các thiết kế, công tác hậu cần đơn giản hơn… khiến ông tăng tỷ trọng sản lượng tại Mỹ lên 50% từ mức 20% của 4 năm trước.
Tuy nhiên, ông Shimek cho rằng, sẽ là không khôn ngoan nếu cho rằng xu hướng này sẽ đi quá xa. “Có những loại hàng hóa nhất định, chẳng hạn các loại hàng dệt, đan móc dùng cho bàn ghế ngoài trời, không còn được sản xuất tại Mỹ nữa và chúng tôi buộc phải thuê ngoài ở Trung Quốc”, ông Shimek cho biết
.
07/10/2011 17:24 (GMT+7)
Từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được thêm 3 triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt động sản xuất từ Trung Quốc.
Khi quyết định mở rộng hoạt động của nhà máy sản xuất thiết bị làm tóc chuyên nghiệp của mình, Farouk Shami đã đưa ra một lựa chọn ít ai ngờ tới. Thay vì thuê thêm công nhân cho các nhà máy hiện có ở châu Á, ông Shami lại mở nhà máy mới ở Texas, Mỹ.
“Sản phẩm làm ra từ một nhà máy ở Mỹ luôn mang một hình ảnh tốt và tôi tin là điều này sẽ giúp chúng tôi phát triển”, ông Shami - chủ tịch kiêm cổ đông chính của công ty Farouk Systems có trụ sở ở Houston - nói với phóng viên của tờ Financial Times.
Hiện nay, tức là 4 năm sau quyết định thu hẹp hợp đồng với các cơ sở gia công ở châu Á, chủ yếu là ở Trung Quốc và Hàn Quốc, và tăng cường hoạt động sản xuất ở Mỹ, ngày càng có nhiều sản phẩm của Farouk được dán nhãn “made in America”. Nhà máy tại Texas của công ty Farouk đã được bổ sung thêm 400 việc làm, hiện có 2.000 công nhân.
Năm nay, 80% hoạt động sản xuất của Farouk Systems diễn ra tại Mỹ, so với mức chỉ 40% hồi năm 2007. Từ khi mở rộng sản xuất tại Mỹ, doanh số của công ty tăng 20%.
“Ở Mỹ, chúng tôi có thể cạnh tranh cả về chất lượng lẫn công nghệ. Chi phí cũng không phải là một vấn đề như mọi người thường nghĩ”, ông Shami nói. Một số sản phẩm của công ty ông thậm chí còn do các nhà khoa học từng làm việc cho cơ quan vũ trụ NASA thiết kế.
Theo ông Shami, chi phí sản xuất ở Mỹ thực tế chỉ cao hơn ở Trung Quốc chút đỉnh, vì các công nhân ở Mỹ làm việc hiệu quả hơn. “Tôi chỉ cần thuê 15 công nhân ở Mỹ để làm một công việc đòi hỏi 70 công nhân ở Trung Quốc hoàn thành”, ông Shami cho biết.
Theo ông Hal Sirkin, một chuyên gia về lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc hãng tư vấn Boston Consulting Group, câu chuyện của Farouk Systems có thể là tín hiệu cho một xu hướng dịch chuyển quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp Mỹ.
Ông Sirkin cho rằng, từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được thêm 3 triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt động sản xuất từ Trung Quốc. Khoảng 1/4 số việc làm này sẽ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phần còn lại sẽ được tạo ra từ hoạt động xây dựng hoặc dịch vụ như là kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp được mở rộng.
Giáo sư Robert Mittelstaedt thuộc Đại học Arizona cho rằng, những dự báo này hoàn toàn là hợp lý. “Khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên chín muồi, chi phí cũng tăng lên và mức độ hấp dẫn của việc mở nhà máy ở đó để xuất hàng sang Mỹ sẽ giảm dần đi”, ông Mittelstaedt nói.
Trong một thập kỷ trở lại đây, nước Mỹ đã mất khoảng 5,7 triệu việc làm trong các nhà máy, cùng với đó là vị trí lâu năm của quốc gia này với tư cách nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Theo hãng tư vấn IHS Global Insight, năm ngoái, Trung Quốc đã giành ngôi vị nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới từ tay nước Mỹ, kết thúc một thế kỷ nền kinh tế lớn nhất thế giới nắm giữ vị trí này.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ “kiên cường” bám trụ ở mức trên 9%, xu hướng dịch chuyển sản xuất về nước của các công ty Mỹ có thể chính là một cú hích mà nền kinh tế này đang rất cần tới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang ra sức thúc đẩy kế hoạch tạo việc làm trị giá 450 tỷ USD của ông, bản kế hoạch đang vấp phải sự tranh cãi gay gắt trong Quốc hội.
Theo IHS Global, hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng nhờ xu hướng các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước, cộng thêm các công việc khác phát sinh trong nền kinh tế, có thể giúp nước Mỹ giảm tỷ lệ thất nghiệp 1,5-2 điểm phần trăm từ mức 9,1% hiện nay trong thời gian đến năm 2020.
Vào năm 2000, Trung Quốc mới chiếm 7% sản lượng công nghiệp toàn cầu, nhưng đến năm ngoái, tỷ lệ này đã tăng lên 19,7%. Trong cùng khoảng thời gian, tỷ trọng của Mỹ trong sản lượng công nghiệp của nước Mỹ đã giảm từ 27% xuống 19%.
Theo báo cáo mà Boston Consutling vừa công bố, phần lớn số việc làm mới nói trên có khả năng sẽ đến từ sự mở rộng hoạt động của các công ty Mỹ trong 7 ngành công nghiệp chủ chốt, nơi mà chi phí gia tăng ở Trung Quốc cộng với sức cạnh tranh lớn hơn của thị trường Mỹ khiến các công ty nhận thấy rằng, tăng cường sản xuất ở Bắc Mỹ thay vì ở Trung Quốc là bước đi hợp lý hơn về mặt kinh tế.
Những ngành này bao gồm thiết bị điện gia dụng, nội thất, sản phẩm điện tử, kim loại cơ bản, máy móc công nghiệp và hàng nhựa. Đây đều là những ngành có thị trường chủ chốt là Mỹ, nhưng sản phẩm được sản xuất thuê ngoài ở Trung Quốc và các quốc gia chi phí thấp khác.
Theo Boston Consulting, 7 ngành này có tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc đạt 364 tỷ USD trong năm ngoái, chiếm 63% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc nói chung. Boston Consulting dự báo, sẽ có 600.000-800.000 việc làm ở Mỹ sẽ được tạo mới trong 7 ngành này trong thời gian từ nay đến năm 2020 nhờ các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước.
Ông Dan Shimek là CEO của hãng Outdoor Greatroom, một công ty sản xuất lò sưởi và bàn ghế ngoài trời có trụ sở ở bang Minnesota. Ông cho biết, vì nhiều lý do, bao gồm cơ hội lớn hơn cho việc điều chỉnh các thiết kế, công tác hậu cần đơn giản hơn… khiến ông tăng tỷ trọng sản lượng tại Mỹ lên 50% từ mức 20% của 4 năm trước.
Tuy nhiên, ông Shimek cho rằng, sẽ là không khôn ngoan nếu cho rằng xu hướng này sẽ đi quá xa. “Có những loại hàng hóa nhất định, chẳng hạn các loại hàng dệt, đan móc dùng cho bàn ghế ngoài trời, không còn được sản xuất tại Mỹ nữa và chúng tôi buộc phải thuê ngoài ở Trung Quốc”, ông Shimek cho biết
.
No comments:
Post a Comment