TOKYO, Nhật - Các khoa học gia Nhật cho biết họ vừa khám phá 100 tỉ tấn đất hiếm dưới lòng biển Thái Bình Dương, nhiều gấp ngàn lần lượng cung cấp trên toàn cầu hiện nay, theo tin TheAtlantic.com. Các loại đất hiếm, từ trung tâm theo chiều kim đồng hồ: praseodymium, cerium, lanthanum, neodymium, samarium, và gadolinium. (Nguồn: Peggy Greb/US Department of Agriculture) Các thành phần của kim loại đất hiếm gồm lanthanum và neodymium, được dùng chế tạo nam châm mạnh để chạy các động cơ, từ laptop đến xe chạy điện và máy giặt. Ðòi hỏi đất hiếm tăng vọt từ 30,000 tấn trong thập niên 1980 lên khoảng 120,000 tấn trong năm 2010. Những khoáng chất mà Trung Quốc đang độc quyền sản xuất, cần thiết để chế tạo các sản phẩm tiêu dùng và quân sự kỹ thuật cao, cũng là chất liệu trụ cột cho nền kinh tế và an ninh của Nhật lẫn Hoa Kỳ. Trung Quốc từng sử dụng đất hiếm gần như độc quyền của mình làm một công cụ trong chính sách đối ngoại, để chống lại các đối thủ cạnh tranh Nhật và Hoa Kỳ, bằng hành động đe dọa, cả đôi khi ngưng cung cấp, như một hình thức áp lực đòi đối phương phải nhượng bộ. Sự khám phá khiến nhiều quan sát viên tiên liệu Trung Quốc từ nay hết còn lợi dụng nguồn đất hiếm của mình để mặc cả. Theo họ, cấp lãnh đạo TQ không còn dùng nguồn tài nguyên này như một thứ vũ khí để chống lại Nhật và Mỹ. Mỏ đất hiếm mới tìm thấy nằm ở độ sâu 10,000 đến 20,000 ft dưới lòng Thái Bình Dương, mà theo ông Franz Meyer, nhà khoáng sản học trường University of Aachen, Ðức Quốc: “Một mỏ như vậy phải chờ từ 5 đến 7 năm mới bắt đầu khai thác được. Hơn nữa, khai thác mỏ dưới nước lại càng mất thêm nhiều thời gian hơn.” (TP) |
Nhật khám phá lượng lớn đất hiếm dưới Thái Bình Dương
Labels: Introduction
Japan,
nguoivietonline,
rear earth
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment