Những số liệu kinh tế gần đây đã khiến nhà đầu tư hoảng loạn - Ảnh: Getty.
Nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc có khả năng "hạ cánh cứng", kinh tế suy yếu cùng và tranh cãi nợ trần chưa dứt ở Mỹ là những nguyên nhân chính khiến các định chế tài chính quốc tế thời gian qua bi quan về triển vọng kinh tế thế giới.
Theo tờ Financial Post, những yếu tố trên cũng làm nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa hoảng sợ. Và bởi tất cả các vấn đề này không thể giải quyết được trong một tương lai gần, nên các thị trường tài chính toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục biến động trong những ngày tới đây.
Tuy nhiên, chiến lược gia thị trường Joseph P. Quinlan thuộc Bank of America lại cho rằng, những nhân tố trên chưa trầm trọng tới mức làm trật đường ray quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu hay đảo ngược kết quả hồi phục thị trường trong năm nay. Theo ông, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, bởi 10 lý do sau:
1. Các tập đoàn đang có nhiều tiền mặt trong tay. Sau hai năm thu được các mức lợi nhuận kếch xù, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang đưa số tiền này trở lại lưu thông bằng cách tăng chi tiêu vốn cũng như mở rộng hoạt động thuê mướn. Đồng thời, việc mua lại cổ phần và lãi cổ phần cao hơn đang trong tầm quan sát của họ.
2. Các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp đang dẫn dắt sai, khiến mọi người rơi vào vòng luẩn quẩn. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao 9,1% trong tháng 5, nhưng 95% số lao động có kỹ năng tại Mỹ hiện có việc làm. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp trong số lao động có bằng cấp đại học 4 năm hoặc cao hơn chỉ là 4,5%. Điều này có thể góp phần thúc đẩy chi tiêu dùng cá nhân ở Mỹ.
3. Hoạt động xuất khẩu của Mỹ vẫn mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 3/2011 đạt mức cao kỷ lục, 172 tỷ USD. Với việc đồng USD suy yếu và các quốc gia khác đang tăng trưởng, xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong trung hạn.
4. Tình hình tài chính của Mỹ đang được cải thiện. Thị trường nhà đất yếu kém tiếp tục gây sức ép lên tình hình tài chính Liên bang, nhưng giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi đối với nhiều người, với doanh số bán lẻ cao hơn dự tính.
5. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không thay đổi lập trường. Chương trình nới lỏng định lượng lần hai (QE2) của Mỹ sẽ kết thúc vào cuối tháng 6 này, nhưng lập trường về chính sách tiền tệ ôn hòa của FED sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian còn lại của năm 2011.
6. Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh nhẹ nhàng. Với khoản dự trữ ngoại tệ lên tới khoảng 3.000 tỷ USD, Trung Quốc có đủ nguồn lực tài chính để giữ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức 7 - 8% trong tương lai gần. Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ vẫn nhanh hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới trong năm nay.
7. Kinh tế yếu kém khiến giá cả năng lượng và thực phẩm hạ nhiệt phần nào, hỗ trợ kiềm chế rủi ro lạm phát và xoa dịu nỗi lo lắng của người tiêu dùng trên toàn cầu.
8. Khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ được kiểm soát. Quốc gia thành viên giàu nhất khu vực là Đức sẽ hỗ trợ cả ý chí chính trị lẫn tiền để ngăn các nước Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland rơi vào cảnh vỡ nợ.
9. Trần nợ công của Mỹ sẽ được nâng lên. Trong quá khứ, mức trần nợ công của Mỹ đã từng được nâng lên hơn 100 lần. Mỗi lần điều đó xảy ra, trọng tâm sẽ lại dịch chuyển sang việc giải quyết thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ.
10. Không phải tất cả các quốc gia đều phải thực hiện những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự tính, các nước đang phát triển hiện giữ khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 7.500 tỷ USD.
Theo tờ Financial Post, những yếu tố trên cũng làm nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa hoảng sợ. Và bởi tất cả các vấn đề này không thể giải quyết được trong một tương lai gần, nên các thị trường tài chính toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục biến động trong những ngày tới đây.
Tuy nhiên, chiến lược gia thị trường Joseph P. Quinlan thuộc Bank of America lại cho rằng, những nhân tố trên chưa trầm trọng tới mức làm trật đường ray quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu hay đảo ngược kết quả hồi phục thị trường trong năm nay. Theo ông, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, bởi 10 lý do sau:
1. Các tập đoàn đang có nhiều tiền mặt trong tay. Sau hai năm thu được các mức lợi nhuận kếch xù, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang đưa số tiền này trở lại lưu thông bằng cách tăng chi tiêu vốn cũng như mở rộng hoạt động thuê mướn. Đồng thời, việc mua lại cổ phần và lãi cổ phần cao hơn đang trong tầm quan sát của họ.
2. Các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp đang dẫn dắt sai, khiến mọi người rơi vào vòng luẩn quẩn. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao 9,1% trong tháng 5, nhưng 95% số lao động có kỹ năng tại Mỹ hiện có việc làm. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp trong số lao động có bằng cấp đại học 4 năm hoặc cao hơn chỉ là 4,5%. Điều này có thể góp phần thúc đẩy chi tiêu dùng cá nhân ở Mỹ.
3. Hoạt động xuất khẩu của Mỹ vẫn mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 3/2011 đạt mức cao kỷ lục, 172 tỷ USD. Với việc đồng USD suy yếu và các quốc gia khác đang tăng trưởng, xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong trung hạn.
4. Tình hình tài chính của Mỹ đang được cải thiện. Thị trường nhà đất yếu kém tiếp tục gây sức ép lên tình hình tài chính Liên bang, nhưng giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi đối với nhiều người, với doanh số bán lẻ cao hơn dự tính.
5. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không thay đổi lập trường. Chương trình nới lỏng định lượng lần hai (QE2) của Mỹ sẽ kết thúc vào cuối tháng 6 này, nhưng lập trường về chính sách tiền tệ ôn hòa của FED sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian còn lại của năm 2011.
6. Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh nhẹ nhàng. Với khoản dự trữ ngoại tệ lên tới khoảng 3.000 tỷ USD, Trung Quốc có đủ nguồn lực tài chính để giữ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức 7 - 8% trong tương lai gần. Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ vẫn nhanh hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới trong năm nay.
7. Kinh tế yếu kém khiến giá cả năng lượng và thực phẩm hạ nhiệt phần nào, hỗ trợ kiềm chế rủi ro lạm phát và xoa dịu nỗi lo lắng của người tiêu dùng trên toàn cầu.
8. Khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ được kiểm soát. Quốc gia thành viên giàu nhất khu vực là Đức sẽ hỗ trợ cả ý chí chính trị lẫn tiền để ngăn các nước Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland rơi vào cảnh vỡ nợ.
9. Trần nợ công của Mỹ sẽ được nâng lên. Trong quá khứ, mức trần nợ công của Mỹ đã từng được nâng lên hơn 100 lần. Mỗi lần điều đó xảy ra, trọng tâm sẽ lại dịch chuyển sang việc giải quyết thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ.
10. Không phải tất cả các quốc gia đều phải thực hiện những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự tính, các nước đang phát triển hiện giữ khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 7.500 tỷ USD.
No comments:
Post a Comment