29/04 Xếp hạng tín nhiệm Mỹ chỉ đạt mức BBB?


Thứ Sáu, 29/04/2011 | 14:56

(Vietstock) - Ngày 28/04, Tổ chức Weiss Ratings xếp hạng tín nhiệm Mỹ ở mức C. Mức tín nhiệm C của Weiss gần tương đương với mức BBB của các tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch. Mức tín nhiệm này cao hơn 2 bậc so với cấp độ không đầu tư.
Weiss Ratings, công ty có trụ sở tại Jupiter (Florida), đã công bố xếp hạng của 47 quốc gia vào ngày 28/04. Theo báo cáo của Weiss, mức tín nhiệm C của Mỹ đứng ở vị thứ 33.
Ông Martin Weiss, Chủ tịch của Weiss Ratings nhận định trong báo cáo: “Mức xếp hạng AAA/Aaa mà Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch dành cho Mỹ là không công bằng đối với nhà đầu tư và người gửi tiết kiệm. Mỹ cần phải nhận được xếp hạng trung thực để củng cố tình hình tài chính của mình”.
Trung Quốc và Thái Lan có mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất
Weiss Ratings dành mức xếp hạng cao nhất A cho Trung Quốc, Thái Lan; và mức A- cho Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Malaysia và Ả-rập Xê út.
Ngược lại, Hy Lạp bị xếp hạng ở mức E (rất yếu), trong khi Portugal, Pakistan, Tây Ban Nha và Venezuela nhận mức xếp hạng D+.
Ngoài Mỹ, Weiss còn dành mức xếp hạng C cho một số quốc gia khác như Nhật Bản, Brazil, Canada, Colombia, Estonia và Mexico.
Nợ công của Mỹ đã tăng vọt trong các năm gần đây khi Chính phủ tiến hành giải cứu hệ thống tài chính và sử dụng các chương trình kích thích khổng lồ để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Cuộc Đại suy thoái.
Theo nhận định của ông Sean Egan, Chủ tịch của Công ty Xếp hạng tín nhiệm Egan-Jones Ratings thì động thái của Weiss là nhằm thu hút sự chú ý.
Phạm Thị Phước (Theo MarketWatch)

29/04 Sony faces global legal action over breach; shares fall

REUTERS

2011/04/29PrintShare Article
TOKYO/WILMINGTON, Delaware--Sony Corp could face legal action across the globe after it belatedly disclosed a security breach of its popular PlayStation Network, infuriating gamers and sending the firm's shares down 5 percent in Tokyo on April 28.

Sony shut down the network on April 19 after discovering the breach, one of the biggest online data infiltrations ever, but did not tell the public about the theft until April 26.

In the United States, several members of Congress seized on the breach, in which hackers stole names, addresses and possibly credit card details from 77 million users. One U.S. law firm filed a lawsuit in California on behalf of consumers.

"Gamers are angry that Sony's CEO hasn't come out to explain the situation and investors are disappointed over the company's corporate governance," said Michael Wang, manager of overseas funds at Prudential Financials in Taipei, which owns shares in Sony.

Sony's PlayStation Network, a service that produces an estimated $500 million in annual revenues, provides access to online games, movies and TV shows. Nine out of 10 of PlayStation's users are based in the United States or Europe.

Gamers could ditch Sony and analysts said people looking to buy a video game console could steer toward Microsoft Corp's Xbox, which has its own popular online network.

"I am outraged that my personal information may have been accessed by hackers," said Rich Chiang, a PlayStation and Xbox user in Shanghai.

Security experts said Sony would need to account for the loss of business -- as well as damage to its brand -- when it tallies up the cost. Other costs include notifying customers of the attack and bringing in experts to cleanse its network.

Larry Ponemon, chairman and founder of the Ponemon Institute, said the theft could cost Sony more than $1.5 billion, or an average of $20 for each of the 77 million customers whose data was potentially compromised. Poneman's firm specializes in securing information on computer networks.

Sony said the delay in notifying the public was needed to conduct a forensic investigation but it is fast becoming a public relations nightmare akin to Toyota Motor's bungled response to a giant vehicle recall last year, fuelling criticism of corporate Japan's standards of disclosure.

Neither Sony CEO Howard Stringer nor Kazuo Hirai, who was appointed to the company's No. 2 position last month after building up Sony's networked services, have commented publicly.

Sony shares closed down 4.5 percent after falling more than 5 percent at one stage, while the broad market rose 1.6 percent. The stock has now lost more than 8 percent this week.

Some fund managers said the impact might be contained.

"Shares of Sony have already reached the low since the earthquake so I think further downside is limited. Investors who buy Sony are buying on its growth in PlayStation. Gamers usually will not stop playing just because a single incident," said Prudential Financial's Wang.

In the United States, attorneys general, who act as consumer advocates, had begun investigating the matter or reviewing it with staff in several states, including in Iowa, Connecticut, Florida and Massachusetts, according to their offices.

U.S. regulators could get involved as well. The Federal Trade Commission has been known to pursue companies that failed to safeguard consumer data. It could investigate if it determines Sony failed to tell its customers about the company's privacy policies.

A spokeswoman for the agency declined to comment.

Sony reported the breach to the FBI's cybercrimes unit in San Diego, which is investigating, a person familiar with the probe told Reuters. The person was not authorized to discuss the matter publicly.

Late on April 27, Rothken Law Firm filed a lawsuit on behalf of an individual plaintiff named Kristopher Johns against Sony in the Northern District of California court.

"This suit seeks to redress Sony's failure to adequately provide service to PlayStation consoles and PlayStation Network," the lawyers for the plaintiff said in a court filing.

The plaintiff has requested the court to certify this case as a class action and has also sought unspecified monetary damages, according to the filing.

Sony did not return a call in the United States seeking comment.

In Britain, a government watchdog has launched an investigation of the incident.

Britain's Information Commissioner's Office said it had contacted Sony and was investigating whether it violated laws that require it to safeguard personal information. The commissioner's investigation would depend in part on whether Sony stored user information in Britain.

Indeed, Sony may come under the toughest scrutiny from non-U.S. regulators, which have stricter consumer privacy laws.

"European countries are going to go crazy and be all over this," said Dan Burk, a professor at the University of California, Irvine School of Law. "They are absolutely obsessed about companies holding personal information."

29/04 The ECB’s Secret Bailout Strategy


2011-04-29
MUNICH – Why did Greece, Ireland, and Portugal have to seek shelter under the European Union’s rescue umbrella, and why is Spain a potential candidate?
For many, the answer is obvious: international markets no longer want to finance the “GIPS.” But that is only half true. In fact, international markets have not financed any of them to a considerable extent for the past three years; the European Central Bank has. The so-called “Target” accounts, hitherto ignored by the media, show that the ECB has been much more involved in rescue operations than is commonly known.
But now the ECB no longer wants to do it, and is urging eurozone members to step in.
Normally, a country’s current-account deficit (trade deficit minus transfers from other countries) is financed with foreign private capital. In a currency union, however, central-bank credit may play this role if private capital flows are insufficient. This is what happened in the eurozone when the interbank market first broke down in mid-2007.
The GIPS’ own central banks started to lend newly printed money to their private banks, and this money was then used to finance the current account deficit. These funds went to the exporting countries, where they circulated as part of normal transactions. The exporting countries’ central banks responded by reducing their emissions of fresh money to be lent to the domestic economy. In effect, central-bank money lending in exporting countries, above all in Germany, was diverted to the GIPS.
The ECB’s policy was not inflationary, because the aggregate stock of central-bank money in the eurozone was unaffected. But, as GIPS’ central-bank lending came at the expense of central-bank lending within the eurozone’s exporting countries, the policy amounted to a forced capital export from these countries to the GIPS.
The amount of the ECB’s “replacement lending” is shown by the so-called Target2 account, which measures the deficit or surplus of a country’s financial transactions with other countries. As the account includes international payments for both trade in goods and financial claims, a deficit in a country’s Target account indicates foreign borrowing via the ECB, whereas a surplus denotes foreign lending via the ECB.
The balance is not reported on the ECB’s balance sheet, since it is zero in the aggregate, but it does show up on the respective balance sheets of the national central banks as interest-bearing claims against, and liabilities to, the ECB system. Until mid-2007, the Target accounts were close to zero, but since then, they have grown by about €100 billion per year.
For example, the Bundesbank’s Target claims ballooned from €5 billion in 2006 to €323 billion by March 2011. The counterpart to these claims were the GIPS’ liabilities, which had grown to about €340 billion by the end of last year. Interestingly, the GIPS’ cumulative current-account deficits from 2008 through 2010 were of roughly the same order of magnitude – €365 billion, to be precise.
Had the ECB failed to finance these deficits, the GIPS would have had a hard time finding the money to pay for their net imports. If they succeeded at all, high interest rates would have induced them to tighten their belts, and their current-account deficits, which in the case of Greece and Portugal exceeded 10% of GDP, would have diminished.
One should not criticize the ECB for propping up the GIPS’ current accounts during the global crisis. Unconventional measures were necessary to prevent their economies from collapsing. But it should be clear that this was not a sui generis monetary policy; it was a bailout. Now that the world economy has largely recovered from the crisis, it is time to end this policy – not least because the ECB is running out of ammunition.
By the end of last year, the aggregate stock of central-bank money in the euro area was €1.07 trillion euros, and €380 billion euros was already absorbed by ECB credit to the GIPS. So financing a continued GIPS current-account deficit of about €100 billion a year would consume the entire stock of base money within another six or seven years.
To exit this policy, the ECB wants the EU’s Luxembourg rescue facility, EFSF or ESM to take over, and some countries even call for the issuance of eurobonds. But this would simply prolong community financing of the GIPS’ current-account deficits, now in its fourth year, for another couple of years. In the end, either the euro will collapse, or a transfer union will be established in Europe, in which the current-account deficits will be financed with inter-country donations.
It would be better if the EU kept the Luxembourg fund for real emergency measures, and if the ECB instructed its member institutions in the GIPS to demand significantly better collateral for their lending operations. Tight national caps on Target balances could provide the right incentive to comply. Such a cap would not eliminate current-account deficits, but it would reduce deficits to the flow of private capital willing to finance them.
Setting a cap on Target accounts is a fundamentally more appropriate policy to keep current-account deficits in check than the wage policies contemplated by the new Pact for the Euro. Wage policies are appropriate only for centrally planned economies.
Perhaps the GIPS should ponder how Italy handled itself. Even though it had to pay interest premiums and was running a current-account deficit, Mario Draghi (the leading contender to take over the ECB this autumn) kept his central bank’s lending under tight control throughout the crisis. Although it must have been sorely tempted, Italy did not accumulate Target deficits. It opted for virtuous abstention.
Hans-Werner Sinn is Professor of Economics and Public Finance, University of Munich, and President of the Ifo Institute.
You might also like to read more from  or return to our home page.

28/04 EU bác tin kế hoạch cứu trợ Bồ Đào Nha hoàn tất

28/04/2011 | 10:58:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngày 27/4, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC), Amadeu Altafaj đã bác bỏ thông tin nói rằng kế hoạch cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Bồ Đào Nha đã hoàn tất và chuẩn bị được đệ trình lên chính phủ tạm quyền nước này trong vài ngày tới.

EC đưa ra tuyên bố trên sau khi trang điện tử của tuần báo Expresso (Bồ Đào Nha) đưa tin các quan chức phái đoàn EU và IMF tại Lisbon đã "gần hoàn tất" kế hoạch cho gói cứu trợ và muốn chính phủ tạm quyền Bồ Đào Nha và các đảng đối lập thông qua các điều kiện và điều khoản được đề ra trong kế hoạch cứu trợ này vào ngày 4/5.

Người phát ngôn EC khẳng định đó là thông tin không chính xác.

Phái đoàn chuyên gia của EU và IMF đã đến Lisbon từ ngày 12/4 để đàm phán với các quan chức Bồ Đào Nha về gói cứu trợ tài chính dành cho Bồ Đào Nha nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.

EU và IMF yêu cầu Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và đẩy mạnh tư nhân hóa... để nhận được cứu trợ ước tính khoảng 80 tỷ euro (116 tỷ USD) từ EU và IMF.

Cho đến nay, các nhà đàm phán đã hoàn tất việc kiểm tra các báo cáo tài chính của Lisbon. EU và IMF đang ép Bồ Đào Nha phải thực hiện chương trình cải cách kinh tế mạnh mẽ từ nay đến giữa tháng Năm tới, vài tuần trước thời điểm Lisbon phải thanh toán khoản nợ trái phiếu gần 5 tỷ euro đáo hạn trong điều kiện cạn kiệt ngân sách, và cũng là thời điểm nước này tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn.

Chương trình bao gồm kế hoạch tư nhân hóa, cải cách thị trường lao động và các bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ các ngân hàng yếu kém.

Các nhà phân tích cho rằng tiến trình đàm phán cứu trợ Bồ Đào Nha đang vấp phải một số khó khăn ở cả trong và ngoài nước. Thủ tướng chính phủ tạm quyền, ông Jose Socrates, người dẫn đầu đoàn đàm phán của Bồ Đào Nha với phái đoàn EU và IMF, hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với các đảng đối lập về các điều khoản của gói cứu trợ.

Trong cương lĩnh tranh cử của đảng Xã hội ngày 27/4, ông Jose Socrates cam kết cắt giảm chi tiêu công và thúc đẩy cải cách.

Còn Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos thì bày tỏ hy vọng EU sẽ thông qua khoản cứu trợ cho Bồ Đào Nha vào giữa tháng Năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

28/04 Nhật giúp đào tạo nhân lực làm đường sắt cao tốc

28/04/2011 | 14:15:00

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nhằm tiếp cận công nghệ đường sắt cao tốc của Nhật Bản, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty Đường sắt Trung Nhật (JR Tokai) đã ký Biên bản ghi nhớ đào tạo học viên năm 2011.

Theo biên bản ghi nhớ, Đường sắt Việt Nam sẽ gửi 4 học viên học tập và làm việc tại các cơ sở của Công ty Đường sắt Trung Nhật về các chuyên ngành như thông tin tín hiệu, đường, toa xe.

Theo “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 sẽ đưa một số đoạn đường sắt cao tốc Bắc-Nam vào khai thác.

Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này gặp nhiều khó khăn nhất là việc huy động vốn bởi đầu tư đường sắt cao tốc đòi hỏi cần số vốn rất lớn và không thể dễ dàng huy động ngay được.

Ngoài ra, nguồn nhân lực để thực hiện dự án cũng là một thách thức lớn đối với ngành đường sắt Việt Nam. Tàu cao tốc là lĩnh vực sử dụng công nghệ cao (tàu chạy từ 300 km/giờ trở lên và sử dụng công nghệ tự động, điện khí hóa), trong khi đó nguồn nhân lực của ta chưa sẵn sàng và phải mất một quá trình để đào tạo và chuẩn bị các điều kiện.

Để cán bộ, kỹ sư và công nhân đường sắt Việt Nam có thể tiếp cận với công nghệ làm đường sắt cao tốc của Nhật Bản, trong 2 năm qua (từ năm 2009-2010), phía Nhật Bản đã giúp Đường sắt Việt Nam đào tạo 14 cán bộ về công nghệ đường sắt cao tốc.

Ngoài việc giúp Việt Nam đào tạo nhân lực, vào đầu tháng 11/2010, phía Nhật Bản còn có công hàm đề xuất với Việt Nam chương trình hợp tác nghiên cứu lập dự án đường sắt cao tốc đoạn Hà Nội-Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang.

Phía Nhật Bản đã đề xuất bổ sung chương trình hợp tác kỹ thuật Nghiên cứu lập dự án đường sắt cao tốc đoạn Hà Nội-Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang vào các Chương trình trong năm tài khóa 2010 của Nhật Bản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng có công hàm gửi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng ý tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật bổ sung của Nhật Bản./.

Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)

28/04 Argentina hạn chế nước ngoài về sở hữu đất

28/04/2011 | 16:05:00

Argentina là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu đậu tương. (Nguồn: Internet)
Ngày 27/4, Tổng thống Argentina Cristina Fernández đã đệ trình quốc hội dự thảo luật mới, theo đó hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 1.000ha đất nông nghiệp tại quốc gia Nam Mỹ này.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Fernández khẳng định đây là giải pháp nhằm đối phó với "tiến trình thu mua những diện tích đất nông nghiệp rộng lớn bằng các nguồn vốn nước ngoài," trong đó chủ yếu đến từ các nhà đầu tư châu Á.

Cụ thể, dự luật trên hướng tới mục tiêu không để quá 20% diện tích đất nông nghiệp trên toàn quốc thuộc quyền sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, quy định mới không ảnh hưởng tới các giao dịch đã hoàn tất.

Argentina là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu đậu tương, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu ngô và là một trong những nước sản xuất lúa mỳ và thịt bò lớn nhất thế giới, do đó đất nông nghiệp tại nước này luôn được đánh giá là tài sản giá trị cao, đặc biệt trong bối cảnh giá lương thực không ngừng leo thang trên thị trường thế giới.

Hồi tháng 8/2010, Brazil - nước láng giềng của Argentina và là một trong những nhà sản xuất lương thực lớn nhất thế giới - cũng đã ban hành một đạo luật hạn chế các tập đoàn nước ngoài thu mua đất nông nghiệp, văn kiện mà các nhà kinh tế ước tính đã làm "treo" nhiều dự án, với tổng giá trị khoảng 15 tỷ USD vào nước này./.

(TTXVN/Vietnam+)

16/04 Hạ viện Mỹ đã thông qua ngân sách tài khóa 2012

16/04/2011 | 07:47:00

Ngày 15/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự toán ngân sách cho năm tài khóa 2012, theo đó sẽ cắt giảm khoảng 6.000 tỷ USD chi tiêu liên bang trong vòng 10 năm và gồm cả những cắt giảm dài hạn gây tranh cãi về chương trình y tế dành cho người già và người nghèo.

Với tỷ lệ phiếu 235/193, Hạ viện Mỹ, do Đảng Cộng hòa kiểm soát, đã thông qua ngân sách tài khóa 2012, sẽ được khởi động từ ngày 1/10 tới.

Động thái trên bị Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện phản đối do cắt giảm các chương trình xã hội trong khi cũng giảm thuế đối với tầng lớp có thu nhập cao.

Dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ công bố một bản dự toán ngân sách khác hơn nhiều trong những tuần tới./.

Một ngày trước đó, với 260 phiếu thuận và 167 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 14/4 đã thông qua dự luận ngân sách thỏa hiệp dành cho chính phủ cho tới tháng Chín, loại bỏ nguy cơ chính phủ nước này bị đóng cửa, sau các cuộc đàm phán đầy cam go giữa các nghị sỹ Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng.

Dự luật trên sẽ cấp tiền cho chính phủ Mỹ hoạt động tới ngày 30/9, thời điểm kết thúc năm tài khóa 2011 và cắt giảm khoảng 38,5 tỷ USD trong ngân sách chi tiêu.

Ngay sau đó, với 81 phiếu thuận và 19 phiếu chống, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật trên và trình dự luật này lên Tổng thống Barack Obama để ông ký thành luật./.

(Vietnam+)

27/04 Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp tiếp tục phình lên

27/04/2011 | 15:58:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, mặc dù đã cắt giảm chi tiêu ở mức kỷ lục, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trong năm 2010 vẫn tương đương 10,5% GDP, cao hơn mục tiêu 8,1% GDP mà chính phủ đề ra.

Mục tiêu này là một phần trong thỏa thuận năm 2010 giữa Athens và Brussels, theo đó Hy Lạp cam kết "đại tu" lại nền kinh tế và giảm chi tiêu công để đổi lấy khoản vay trị giá 110 tỷ euro của EU/IMF.

Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự trệch hướng này là do tình trạng suy thoái của nền kinh tế trầm trọng hơn tiên lượng, ảnh hưởng tới doanh thu thuế và đóng góp an sinh xã hội. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng khẳng định chưa một quốc gia nào trong Eurozone đạt dược tốc độ giảm thâm hụt ngân sách mạnh như Hy Lạp - quốc gia đầu tiên trong khối phải xin cứu viện.

Còn người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá: mặc dù con số trên là đáng lo ngại nhưng cũng cho thấy tình hình đang cải thiện. Chính phủ Hy Lạp có kế hoạch tiết kiệm ngân sách 26 tỷ euro vào năm 2015 và huy động thêm 50 tỷ euro bằng việc bán các tài sản của nhà nước. Hy Lạp có thể mua lại một phần nợ, hiện tương đương 142,8% GDP, với điều kiện có đủ tiền huy động từ việc bán các tài sản nhà nước.

Theo kế hoạch, sang đầu tháng Năm tới, các chuyên gia của EC, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và IMF sẽ tới Athens để kiểm điểm lại tình hình trước khi rót tiếp đợt tiền thứ năm trong gói cứu trợ. Một quan chức của ECB, ông Erkki Liikanen cảnh báo tái cơ cấu nợ không phải là "thuốc tiên" đối với bệnh tình của Hy Lạp.

Thống kê trên của Eurostat khiến lãi suất trái phiếu thời hạn hai năm của Hy Lạp phiên 25/4 tăng lên 23,237%, so với mức 22,207% phiên 22/4.

Cũng theo Eurostat, mức thâm hụt ngân sách trung bình tính trên phạm vi toàn Eurozone đã giảm từ 6,3% GDP năm 2009 xuống 6% GDP năm 2010, nhưng vẫn cao gấp đôi mức giới hạn cho phép trong khuôn khổ Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của EU./.

Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)

28/03 Moody's: Hệ thống ngân hàng Trung Quốc ổn định trong hơn 1 năm tới


Thứ Hai, 28/03/2011 | 17:29

Triển vọng kinh tế trong nước vẫn sẽ vững mạnh và có thể cung cấp cho các ngân hàng nhiều cơ hội kinh doanh để tăng trưởng lợi nhuận. Moody's hôm nay báo cáo, triển vọng của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là ổn định trong vòng 12-18 tháng tới, và các ngân hàng của nước này có đầy đủ vốn đệm để chống lại sự gia tăng nợ xấu.

Báo cáo cho biết, triển vọng kinh tế trong nước vẫn sẽ vững mạnh và có thể cung cấp cho các ngân hàng nhiều cơ hội kinh doanh để tạo ra nhiều lợi nhuận.

Ông Yvonne Zhang, phó Chủ tịch tại trụ sở văn phòng Bắc Kinh của Moody’s cho biết, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề khó khăn nhất là sự mở rộng tín dụng quá mức. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến mức độ bền vững kinh tế, vì nó sẽ làm gia tăng lạm phát.

Bản báo cáo dự kiến, nợ xấu của các ngân hàng sẽ gia tăng, một xu hướng thường xảy ra sau sự tăng trưởng cho vay rất mạnh. Ngay cả khi nợ xấu tăng lên mức cao hơn nhiều so với giả định, hệ thống ngân hàng của Trung Quốc sẽ vẫn ổn định bởi vì nguồn vốn đệm đầy đủ, dự phòng tổn thất lớn và các khoản thu nhập cao của các ngân hàng.
Tuyết Mai (Theo Xinhuanet)
DVT

27/04 S&P hạ triển vọng tín nhiệm của Nhật Bản xuống tiêu cực


Thứ Tư, 27/04/2011 | 09:27

(Vietstock) - Ngày 27/04, Standard & Poor's (S&P) hạ triển vọng đối với mức tín nhiệm AA- của Nhật Bản từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Động thái này cho thấy S&P có thể hạ bậc tín nhiệm của Nhật Bản nếu tình hình tài chính của nước này trầm trọng hơn so với dự báo.



S&P ước tính chi phí liên quan đến thảm họa hôm 11/03 sẽ khiến thâm hụt ngân sách đến năm 2013 của Nhật Bản tăng thêm 3.7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Dù vậy, tổ chức này cho biết xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản được hỗ trợ tại mức AA- nhờ số tài sản bên ngoài dồi dào, hệ thống tài chính tương đối mạnh và nền kinh tế đa dạng.
Phạm Thị Phước (Theo MarketWatch)

25/04 Nếu Mỹ vỡ nợ!


Thứ Hai, 25/04/2011 | 14:32

(Vietstock) - Một trong những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ là các quỹ đầu tư nắm giữ chứng khoán kho bạc; các ngân hàng mua trái phiếu trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và bán lại cho các khách hàng, bao gồm các quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí; và cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng nắm giữ gần 50% chứng khoán kho bạc Chính phủ Mỹ.



Nguy cơ vỡ nợ

Mỹ chưa hề vỡ nợ và Đảng Dân chủ cũng như Đảng Cộng hòa cho biết họ không muốn điều đó xảy ra lúc này. Tuy nhiên, với tình trạng căng thẳng giữa hai đảng đã lên cao độ và việc hai đảng vẫn còn bất đồng về cách ngăn chặn thâm hụt ngân sách, điều không thể tưởng tượng là việc Mỹ vỡ nợ bất ngờ được đưa ra xem xét.

Hiện trong 1 USD mà Chính phủ chi tiêu có đến 42 cent là tiền đi vay. Chúng ta có thể hình dung được rằng một ngày gần đây, khi nợ công của Mỹ vượt mức trần 14.3 ngàn tỷ USD và Quốc hội không thể nâng mức nợ trần, toàn bộ nền kinh tế có thể gánh chịu tổn thất rất lớn, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến từng người dân Mỹ cũng như khiến các thị trường toàn cầu chao đảo.

Mỹ sẽ vỡ nợ nếu Chính phủ không thể hoàn thành các cam kết tài chính, bao gồm việc thanh toán các khoản vay hoặc lãi suất của các khoản vay này. Chính phủ Mỹ vay mượn chủ yếu thông qua việc bán trái phiếu đến các cá nhân và chính quyền địa phương với cam kết thanh toán trong một khoản thời gian nhất định và đồng ý trả lãi suất đều đặn cho số trái phiếu này.

Quỹ đầu tư, ngân hàng và khối ngoại về đâu?

Một trong những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ là các quỹ đầu tư nắm giữ chứng khoán kho bạc; các ngân hàng mua trái phiếu trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và bán lại cho các khách hàng, bao gồm các quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí; và cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng nắm giữ gần 50% chứng khoán kho bạc Chính phủ Mỹ.

Nếu Mỹ không thể thanh toán được lãi suất hay các khoản vay, những người cho vay sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn đối với số trái phiếu mới, tương tự như tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và các quốc gia nợ nần khác.

Đến một thời điểm nào đó, Chính phủ Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu cho một số lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho việc bán trái phiếu và tín phiếu kho bạc. Động thái này có thể cắt xén bớt các khoản thanh toán đối với các nhà thầu liên bang và tác động đến chương trình phúc lợi xã hội, các khoản thanh toán trợ cấp khác của Chính phủ, cũng như lương cho viên chức liên bang.

Hộ gia đình "mất trắng" 50% tài sản

Việc nỡ nợ cũng sẽ châm ngòi cho sự hoảng loạn trong lĩnh vực tài chính như năm 2008 và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái trở lại trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao và tình hình thị trường nhà ở vẫn còn xấu. Chủ tịch FED Ben Bernanke cho rằng sự thất bại trong việc nâng trần nợ sẽ khiến đà phục hồi của nền kinh tế tạm dừng. Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ lao dốc, cướp đi xấp xỉ 50% tài sản của các hộ gia đình hay cá nhân tại Mỹ có nắm giữ cổ phiếu hay các quỹ hưu trí 401(k).

Do đó, lãi suất đối với các loại hình tín dụng sẽ gia tăng. Các loại hình tín dụng này bao gồm các khoản vay doanh nghiệp, tiêu dùng đến các khoản vay thế chấp, các khoản tài trợ, và thẻ tín dụng.

Tình trạng bế tắc kéo dài cũng có thể tiếp tục gây sức ép lên đồng USD và thách thức đến vị thế đơn vị tiền tệ dự trữ chủ chốt trên thế giới của đồng tiền này.

Trung Quốc và các quốc gia khác hiện đang nắm giữ khoảng 50% trong tổng số chứng khoán kho bạc Mỹ và có thể tiến hành bán tháo số trái phiếu này, đẩy lãi suất lên cao và làm gia tăng nợ công. Như vậy, Mỹ sẽ tiếp tục bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của lãi suất ngày càng cao và nợ công ngày càng phình to.

Mất dần tín nhiệm

Từ lâu, Mỹ là một trong những chuẩn mực toàn cầu về sự ổn định tài chính và mức độ tín nhiệm với việc các chứng khoán kho bạc được xem là một kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, sau lần suýt đóng cửa của Chính phủ Mỹ và động thái hạ triển vọng tín nhiệm của Standard & Poors (S&P) trong tuần qua đã làm dấy lên nghi ngờ về sức khỏe của hệ thống tài chính Mỹ, trái phiếu và tín phiếu kho bạc Mỹ đang dần đánh mất tính hấp dẫn vốn có.

Nếu vấn đề nâng trần nợ rơi vào bế tắc, thì đến mùa hè này, Chính phủ không thể vay mượn thêm tiền một cách hợp pháp để thanh toán các hóa đơn, bắt đầu với việc trả lãi vay và dần dần là các hoạt động hàng ngày của liên bang. Đến một thời điểm nhất định, Chính phủ sẽ quyết định loại hóa đơn nào cần ưu tiên thanh toán trước và hóa đơn nào cần được đặt sang một bên.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết nước này sẽ chạm trần nợ vào khoảng ngày 16/05. Không giống như nguy cơ đóng cửa của Chính phủ, tác động của việc nâng trần nợ sẽ nhẹ hơn nhưng có thể mạnh dần đến khi tổn thất quá nghiêm trọng đến nỗi không có nhà lãnh đạo chính trị hay nhà kinh tế nào muốn dự báo về điều này. Tuy nhiên, ngày chạm trần nợ có thể trì hoãn ít nhất cho tới tháng 7 nếu Mỹ có các biện pháp kế toán sáng tạo.

Khi Nhà Trắng từ chối gói giải cứu ngân hàng trị giá 600 tỷ USD của chính quyền cựu Tổng thống Bush vào tháng 9/2008, chỉ số Dow Jones lao dốc khoảng 778 điểm. Một vụ sụp đổ tương tự đã xảy ra vào thứ Hai tuần trước khi S&P hạ triển vọng tín nhiệm của Mỹ từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Đây có thể là bước đi đầu tiên nhằm hạ mức xếp hạng tín nhiệm AAA của Mỹ.

Nhà kinh tế trưởng David Wyss của S&P cho biết: “Chúng tôi chưa hạ bậc tín nhiệm của Mỹ nhưng nếu nước này không có bất kỳ biện pháp nào, chúng tôi sẽ phải thực hiện điều này”.

Bài toán nâng trần nợ

Người phát ngôn Hạ viện John Boehner và đa số các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đều nhất trí cần phải nâng trần nợ và không muốn chịu trách nhiệm cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới. Dù vậy, họ muốn Tổng thống Obama cắt giảm chi tiêu mạnh hơn trước đây. Trong khi đó, các nghị sỹ Đảng Dân chủ cho rằng Tổng thống Obama đã nhân nhượng quá nhiều.

Một lý do khiến hai Đảng không tìm được tiếng nói chung là nguyên nhân gây nên thâm hụt ngân sách cao. Các nghị sỹ Đảng Dân chủ đổ lỗi cho chính sách của cựu Tổng thống George W. Bush: hai cuộc chiến tranh, các biện pháp cắt giảm thuế, và chương trình y tế đắt đỏ. Đảng Cộng hòa lại xem chi tiêu của chính quyền Tổng thống Obama là thủ phạm.

Trên thực tế, nguyên nhân chính là cuộc suy thoái sâu từng khiến doanh thu thuế sụt giảm và dẫn đến các khoản chi tiêu hàng trăm tỷ USD. Được biết, nợ công của Mỹ đứng ở mức 9 ngàn tỷ USD vào năm 2007, tức trước cuộc Đại suy thoái và hiện sắp chạm mức trần 14.3 ngàn tỷ USD.

Dù các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa cho biết họ muốn tránh đẩy nền kinh tế vào cảnh hỗn loạn, nhưng có rất nhiều nghị sỹ Đảng Cộng hòa đe dọa từ chối việc nâng trần nợ trong bất kỳ trường hợp nào. Các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ người Mỹ phản đối việc nâng trần nợ là rất cao.

Trong vòng một thập kỷ qua, Mỹ đã nâng trần nợ tổng cộng 10 lần. Với vai trò là một thượng nghị sỹ, vào năm 2006, ông Obama đã bỏ phiếu phản đối việc nâng trần nợ của chính quyền Tổng thống Bush. Tuy nhiên, gần đây, ông đã xin lỗi vì đã phản đối một việc làm quan trọng đối với nước Mỹ.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)