28/02 Đâu Là Chỗ Thực Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ?

----- Forwarded Message -----
From: nghia le <nghialerealtor2002@yahoo.com>
To: AIHUUHAMNGHIHUE@yahoogroups.com; aihuuqhdkhue@yahoogroups.com; antiem@yahoogroups.com; huyethoa@yahoogroups.com
Sent: Monday, February 28, 2011 12:08 AM
Subject: [HUYET-HOA] Fw: Đâu Là Chỗ Thực Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ?




----- Forwarded Message ----
From: Diep Sadler <ndsadler@roadrunner.com>
To: My Friends <ndsadler@roadrunner.com>
Sent: Thu, February 24, 2011 11:42:04 AM
Subject: FW: Đâu Là Chỗ Thực Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ?


FYI
Bài viết nầy có những sự nhận xét rất tinh vi.
Đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)
Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Nói một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế.
Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước
. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.


Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.


Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.



Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
(Đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)



21/02 F.D.I.C. Is Said to Weigh Suing Leaders of Washington Mutual

February 21, 2011
By ERIC DASH

The Federal Deposit Insurance Corporation has sent letters to several former executives of Washington Mutual warning that it was considering taking legal action tied to their role in the collapse of the savings bank, according to a person with knowledge of the matter.

F.D.I.C. officials have discussed seeking damages of up to $1 billion, but the talks are still continuing and the agency could decide to drop its claims against all or some of the former executives, this person added.

It was unclear when any final decision would be made. An F.D.I.C. spokesman, Andrew Gray, declined to comment on Monday.

The bank’s critics argue that Kerry Killinger, Washington Mutual’s longtime chief executive, oversaw an aggressive push into risky subprime mortgage lending that ultimately drove the bank to the brink. But Mr. Killinger and other WaMu officers denied any wrongdoing, insisting that they acted prudently but fell victim to the turbulent markets of 2008.

The news of the letters was first reported by The Puget Sound Business Journal.

The F.D.I.C. has filed four civil lawsuits against former directors and officers at hundreds of banks that were closed during the financial crisis. Any claims against former executives of Washington Mutual would not be unusual, though the case has already been one of the agency’s biggest and most controversial seizures.

F.D.I.C. regulators closed Washington Mutual in September 2008, selling its assets and branches to JPMorgan Chase for $1.8 billion. That deal has come under scrutiny from WaMu bondholders, who have spent two years waging an attack against JPMorgan and the F.D.I.C. over how to split up the remnants.

The courtroom battle has also spilled onto Capitol Hill, where lawmakers have held hearings over whether Washington Mutual was prematurely shut. At a Senate subcommittee hearing last April, Mr. Killinger testified that his company had been treated unfairly and “should have been given a chance to survive.”



More in Business Day (18 of 29 articles)
Spain Identifies Risk of Problem Loans in Savings Banks
Read More »

Close

21/02 Japanese Stock Market Is Getting New Respect

February 21, 2011
By HIROKO TABUCHI

TOKYO — Japan’s government finances are on the verge of collapse, and its economy has floundered for two decades.

So why do many global investors consider the Japanese stock market a buy?

“Japan is by far one of the cheapest markets in the world,“ said Charles de Vaulx of International Value Advisers, a New York-based investment firm. “It’s so universally hated, yet it might be one of the world’s best-performing markets over the next five years.”

Of the $12.7 billion in assets Mr. de Vaulx manages, 15 percent is already invested in Japan, and he is considering loading on even more. “So many Japanese companies are well managed from an industrial standpoint,“ he said.

In the week ending Feb. 11, investors based outside of Japan were net buyers of Japanese stocks for the 15th consecutive week, according to data released by the Tokyo Stock Exchange. That was the longest such run since 2005.

An attraction for the bulls is the fire-sale prices. Although the benchmark Nikkei recently hit a nearly 10-month high, it is still more than two-thirds off its peak before Japan’s real estate and stock market bubble burst in 1990.

Shares in Tokyo are also about 20 percent off their levels before the financial crisis hit in 2008 — one of the few major markets that have yet to rebound.

Prices are so depressed that, at the end of December, nearly two-thirds of the 1,700 companies listed on the Tokyo exchange’s main section had price-to-book ratios below 1. That means, in effect, if one of those companies was dismantled and sold off for its parts, it would fetch more than its market value.

“These stock prices are saying there’s no hope whatsoever for Japanese companies, and that’s simply not true,“ said Tony Roberts, who manages a $2 billion-dollar Japan fund for London-based Invesco Perpetual. “There are lots of great companies in Japan that add a lot of value,“ he said.

Certainly Japan can still give investors reasons for doubt — like the long-term effects of the government’s high debt and aging population. There is also the paltry profitability of companies like Sony, which has averaged a 3 percent return on equity over the last five years while its Korean rival, Samsung Electronics, has surpassed 13 percent by the same measure.

Yet “foreign investors who were once automatically giving Japanese stocks a pass are now taking a second look,“ said Junya Naruse, chief strategist at the Daiwa Institute of Research.

For one thing, the economic recovery gaining strength in the United States is emboldening investors, while helping brighten the outlook for Japan’s export-led economy. At the same time, turmoil in the Middle East, rising food inflation and tighter money policies in fast-growing economies like China are prompting some global investors to think twice about emerging markets.

In fact, now that China is Japan’s top trading partner, Japanese export stocks seem a less risky way to invest indirectly in Chinese growth.

And while corporate earnings are far from booming, total net profit at Japan’s publicly listed companies has more than doubled this fiscal year, according to a Nikkei tally.

More Japanese companies have also tried to counter investors’ longstanding complaints that companies here hoard too much cash, instead of investing it or returning it to shareholders. Some companies have raised dividends. Others, including Japan Tobacco and the semiconductor maker Rohm, have announced share buybacks in recent months — moves that help elevate the value of the companies’ remaining shares in the market.

Meanwhile, if the inflation threatening other countries spills over into Japan, it could finally help the country reverse depressed prices, with positive spillovers for the stock market.

Still, investors caution that making money on Japanese stocks requires an intimate knowledge of Japan’s corporate landscape. Instead of sticking to well-known global companies like Toyota or Sony, investment managers aim to ferret out small- and medium-size companies trading below their potential.

International Value Advisors, for example, has invested in relatively obscure companies like Kanamoto, which leases construction material, and Milbon, which makes hair care products.

“With proper stock-picking, the Japanese stock market is a place where one can make money,“ said Mr. de Vaulx of International Value Advisors.

Some activist investors, meanwhile, are trying to coax Japanese companies into creating more value for shareholders, rekindling an issue that ignited contentious battles between foreign investors and Japanese management in the mid-2000s.

Earlier this month, Governance for Owners, an investment firm and shareholder advocate based in London, and Tokio Marine Asset Management of Japan said they would jointly start a fund that would invest 100 billion yen ($1.2 billion) in underperforming small- to mid-cap Japanese companies and take an activist role.

“We feel that there are opportunities in Japan, but there are issues that need addressing,“ said Simon Wong, a partner at Governance for Owners, pointing especially to the cash hoarding that he said still characterized many Japanese companies.

Domestic investors have started to mirror these moves to home in on underperforming Japanese shares. In late January, Nomura Asset Management set up the Undervalued Japan Stocks Investment Trust, attracting 73 billion yen ($878 million) in retail money, more than double the size of the largest new Japan stock fund last year, according to the research company Lipper.

Renewed investor interest is welcome in a market that has lost its thunder to faster-growing regional rivals. By share turnover, the Tokyo Stock Exchange lost its standing as Asia’s top bourse to Shanghai in 2009, although Tokyo still has the continent’s biggest exchange by market value.

“Japan offers a very attractive environment: our banks are stable, we are a democracy, and our markets are open and transparent,” said Atsushi Saito, chief executive of the stock exchange. “Investment hot spots might be fun for short-term money play. But for the stable management of funds, Japanese equities are much better,” he said.

At least until they aren’t.

Currently, global markets are volatile over the Middle East turmoil. And some political events could sway Japanese stocks. The Japanese government has promised to decide by June whether it will participate in negotiations for a pan-Pacific free trade zone — a potential boon for industry, but opposed by farmers.

The same month, the government plans to outline steps to raise its consumption tax, which, if executed poorly, could hurt Japan’s economic recovery.

“The rally should continue until June — after that, it all depends,“ said Mr. Naruse, of Daiwa. “It’s a fragile recovery, and investors could lose faith in Japan again, all at once.”

Moody’s Downgrades Outlook

TOKYO (AP) — Moody’s Investors Service on Tuesday downgraded its outlook for Japan’s credit rating because of concerns over its national debt. The rating agency changed its outlook for Japan’s Aa2 rating from stable to negative. The move was not unexpected. Last month, Standard & Poor’s cut Japan’s credit rating from AA to AA-.

21/02 The Dirty Energy Party

February 21, 2011

President Obama has decided that the failure of last year’s comprehensive climate bill does not have to mean the death of climate policy. Instead of imposing a mandatory cap and stiff price on carbon emissions, as the bill would have done, the president is offering a more modest approach involving sharply targeted and well-financed research into breakthrough technologies, cleaner fuels and more efficient cars and trucks.

This is all part of a broader investment-for-the-future strategy that he outlined in his State of the Union address, and it all makes sense as a way of reducing emissions of greenhouse gases, creating more green jobs and reducing America’s dependence on foreign oil.

Yet even this retailored approach is sure to whip the Republicans into a fresh frenzy of opposition. They have already made clear their determination to cut off financing and otherwise undermine the Environmental Protection Agency, which plans to regulate carbon emissions from power plants and other industrial sources using its authority under the Clean Air Act.

But basic scientific research? Energy efficiency? Cleaner fuels? The House Republican budget resolution gives the back of its hand to even these worthy and unobjectionable strategies, which until now have enjoyed reliable bipartisan support.

Mr. Obama’s outlays for the Energy Department would jump 12 percent next year to about $30 billion, despite planned austerity elsewhere in the government. Of this, $8 billion would be devoted to research and development, aimed broadly at a greener economy.

Inside the research-and-development budget are robust investments: a $450 million increase in basic science, doubling (from three to six) the number of Energy Innovation Hubs to encourage collaboration among universities, government labs and the private sector; $550 million for the fledgling Advanced Research Projects Agency-Energy, known as ARPA-E, which looks into cutting-edge ideas. There’s also a $1 billion increase for renewable energy and energy efficiency, and a $588 million jump — 88 percent — for advanced vehicles.

The main area of agreement between Mr. Obama and the Republicans seems to be nuclear power. Both sides support extensive loan guarantees to an industry that hasn’t built a new reactor in years but could supply a lot of clean power if it ever got going.

Otherwise, as expressed in their budget resolution, the Republican agenda is breathtakingly negative: a mere $50 million for ARPA-E, $900 million less for basic science, $900 million less for energy efficiency and alternative fuels, a much-reduced loan program for deploying clean power sources like wind, solar and geothermal.

Some of these programs would take extra hits because the bill would, unconscionably, strip them of unused stimulus money, a hefty $10 billion in the case of efficiency and renewables.

The message to the White House and the Democratic leadership is clear: get ready to fight. Mr. Obama was AWOL in last year’s struggle for a comprehensive climate bill — a great pity because he had more support in Congress than he does now. He’ll need all the energy he failed to expend last year — and more — to achieve even his slimmed-down objectives this year.

16/02 Lương lao động cao không làm mất sức hấp dẫn của “công xưởng thế giới”

Thứ 4, 16/02/2011, 16:04

Dù lương lao động tăng xấp xỉ 10%/năm nhưng thị trường và hạ tầng Trung Quốc có quá nhiều yếu tố hấp dẫn để các doanh nghiệp không chuyển sản xuất sang các nước châu Á khác.

Ông Han Zheng, thị trường thành phố Thượng Hải – Trung Quốc, mới đây đã khiến người lao động thành phố ngạc nhiên: lương tối thiểu của họ sẽ tăng hơn 10% trong tháng 4/2011.

Sau khi tăng, thu nhập tối thiểu của người Thượng Hải lên mức khoảng chưa đầy 1.232 nhân dân tệ tương đương 187USD/tháng.

Tuy nhiên thông báo của ông Han cho thấy một xu thế đang nổi lên.

Các quan chức kinh tế Trung Quốc đang cố gắng ngăn khả năng bất ổn trên thị trường lao động như năm ngoái lặp lại và lạm phát cao sẽ có thể khiến sự lo lắng của người dân tăng lên.

Trong nhiều vụ tranh cãi và bất ổn trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2010, chi nhánh của Honda tại Trung Quốc cũng như nhiều công ty cung cấp khác của Nhật như Omron chịu tác động không nhỏ.

Kết quả, hàng loạt công ty phải công bố tăng lượng. Lãnh đạo của nhà máy thuộc tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) của Đài Loan, chuyên sản xuất sản phẩm điện tử như iPad của Apple, đã buộc phải tăng lương thêm 30% sau khi hàng loạt vụ tự tử khiến giới truyền thông và dư luận quan tâm nhiều đến điều kiện làm việc tại đây.

Thượng Hải không phải thành phố duy nhất tăng lương cho người lao động. Tháng 1/2011, Bắc Kinh nâng lương tối thiểu thêm 21% còn chính quyền thành phố Quảng Đông ở miền Nam cũng cân nhắc đưa ra quyết định tương tự.

Ông Matt Rubel, giám đốc điều hành của Collective Brands – hãng sản xuất giầy của Mỹ, đang tính chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Indonexia – đất nước nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Còn ông Harry Lee, giám đốc hãng sản xuất đồ may mặc Hồng Kông Tal Apparel, cũng đưa ra quan điểm tương tự: “5 năm trước, nếu bạn hỏi tôi nên mở nhà máy ở đâu, thứ nhất là Trung Quốc, thứ hai là Trung Quốc và thứ ba cũng sẽ vẫn là Trung Quốc. Nay mọi chuyện đã khác.”

Lương lao động cao không làm mất sức hấp dẫn của Trung Quốc

Chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao không phải hiện tượng mới. Nghiên cứu từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy mức lương tại Trung Quốc đã tăng mạnh hơn so với phần lớn các nước tại châu Á trong suốt 1 thập kỷ.

Từ năm 2000 đến năm 2009, lương thực của lao động Trung Quốc tăng trung bình 12,6%/năm trong khi mức tăng này tại Indonexia và Thái Lan lần lượt là 1,5% và 0%.

Ở mức khoảng 400USD/tháng, lương lao động Trung Quốc hiện cao gấp 3 lần so với Indonexia và gấp 5 lần so với Việt Nam dù thấp hơn nhiều nếu so với Đài Loan hay Malaysia.

Tuy nhiên con số trên không nói được hết tất cả. Ông Stephen Roach, chủ tịch của Morgan Stanle châu Á, cho biết số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tăng từ 10 dến 15%/năm từ năm 1990.

Con só này tương đương với mức tăng lương thực tế trong thập kỷ qua, như vậy chi phí lao động thực tế tăng rất ít (nếu có tính là tăng).

Tính toán của công ty Accenture chỉ ra dù lương tối thiểu tăng 30%, lợi nhuận biên của các công ty với cơ sở sản xuất quy mô lớn tại Trung Quốc giảm khoảng từ 1 đến 5%.

Thay đổi lợi nhuận biên như vậy có thể được bù lại bởi năng suất lao động cao, giảm chi phí và chuỗi cung ứng sản phẩm tốt hơn và như vậy cũng không ảnh hưởng mấy đến nhu cầu với hàng Trung Quốc.

Điều này giải thích lý do tại sao FDI vào Trung Quốc vẫn tăng. FT công bố trong năm 2010, Trung Quốc đón nhận 1.314 dự án, tăng 13% so với năm trước đó trong khi số dự án đầu tư vào châu Á giảm 6%.

Số liệu khác từ Liên hợp quốc co thấy FDI vào Trung Quốc vẫn tăng trong suốt thời khủng hoảng tài chính trong khi FDI vào nhiều nước châu Á từ năm 2008 đến hết năm ngoái vẫn giảm.

Nhiều người đã nói đến việc các công ty Trung Quốc sẽ chuyển sản xuất sang một số nước có chi phí lao động thấp hơn như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia và một số nước khác. Tình hình tại Trung Quốc phần nào trở nên khó khăn đối với một số công ty. Công ty Li & Fung cho biết khách hàng Trung Quốc đang yêu cầu nhiều hơn về việc sản phẩm cần có xuất xứ từ nước khác.

Rất ít người nói đến việc nhóm công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao như chip silicon hay màn hình phẳng, trong đó chi phí lao động chiếm từ 2 đến 3% tổng chi phí, nên có kế hoạch chuyển sản xuất.

Intel, công ty sản xuất chip của Mỹ, gần đây mở nhà máy 1 tỷ USD tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nhiều công ty công nghệ khác tại Trung Quốc sẽ không hành động tương tự bởi họ đã phụ thuộc vào nguồn cung cấp tại đây và gần nguồn tiêu thụ sản phẩm.

Ông Bhavtosh Vajpayee, trưởng bộ phận nghiên cứu về công nghệ tại CLSA ở Hồng Kông, nói: “Các công ty công nghệ cao không thể chuyển phần lớn sản xuất của họ sang các nước châu Á, người lao động tại các nước này không có đủ kỹ năng và hạ tầng mà các công ty cần.”


Ngọc Diệp

Theo Financial Times

18/02 Hệ thống tiền tệ thế giới sẽ có thế “chân kiềng”

Thứ 6, 18/02/2011, 17:50

Đã đến lúc nước Mỹ tính toán trước và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mà trong đó 3 đồng tiền cùng vươn lên và cạnh tranh nhau.

Chính phủ nhiều nước đã coi vai trò quốc tế của đồng USD mang đến quyền lợi quá lớn cho nước Mỹ. Thế nhưng ưu thế đó nay đã trở thành gánh nặng. Đã đến lúc nước Mỹ tính toán trước và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mà trong đó 3 đồng tiền cùng vươn lên và cạnh tranh nhau.

Xét từ bên ngoài, vai trò của đồng USD mang đến nguồn cung tài chính cho những thâm hụt của Mỹ và cho phép Mỹ sống quá hoang phí. Bên trong nước Mỹ, cũng dễ hiểu khi chính trị gia Mỹ, với tầm nhìn ngắn hạn của họ, coi đây như cơ hội cần thiết để tránh quy định cần thiết. Thế nhưng áp lực từ bên ngoài có thể giúp mang đến những sự điều chỉnh cần thiết.

Sự sụt giá mạnh của đồng USD vào cuối thập niên 1970 buộc nước Mỹ phải thắt chặt chính sách tiền tệ và giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, đánh dấu giai đoạn điều chỉnh của tình trạng lạm phát 2 con số. Giữa thập niên 1980, thâm hụt tài khoản vãng lai và sự sụt giá mạnh của đồng USD giúp thâm hụt ngân sách giảm đi.

Hệ thống tiền tệ cũng có nhiều điểm yếu lớn. Phần lớn tiền trong những năm gần đây đến từ việc nhiều cơ quan quản lý tiền của các các nước tăng cường dự trữ USD, đặc biệt Trung Quốc. Điều này xảy ra như hiệu quả tất yếu từ vị thế đồng tiền dự trữ của đồng USD và chắc hẳn nước Mỹ sẽ giàu có hơn nhiều nếu không có việc nước khác quá quan tâm đến đồng tiền này bởi vị thế của nó.

Tình trạng hiện nay giúp nước khác có thể áp đặt được tỷ giá đồng USD, Trung Quốc duy trì đồng nhân dân tệ ở mức giá thấp, để đồng USD bị định giá cao bằng cách can thiệp trực tiếp vào đồng tiền này.

Trong lịch sử, hệ thống dựa vào đồng USD được coi như món hời lớn, trong đó các nước có thể quyết định tỷ giá của họ so với đồng USD và bù đắp được thâm hụt. Nhóm nước có thặng dư thương mại lớn, từ Đức cho đến Nhật hay Trung Quốc, không ngừng cằn nhằn về dự trữ USD của họ, nhưng vẫn làm vậy.

Hệ thống đã căng thẳng khi Mỹ quyết định điều chỉnh và yêu cầu thỏa thuận hạ giá mạnh đồng USD vào đầu thập niên 1970 (Thỏa thuận Smithsonian) và thỏa ước Plaza. Tình huống tương tự đã xảy ra.

Hiện nay nước Mỹ có thể chấm dứt sự phụ thuộc vào tiêu dùng của người dân do vay nợ và đảm bảo đà phục hồi kinh tế bởi cán cân thương mại cải thiện và đầu tư tăng lên. Nước Mỹ cần đồng USD hạ giá so với đồng nhân dân tệ và một vài đồng tiền châu Á khác hiện đang bị định giá thấp.

Nhìn chung, đồng USD trở thành đồng tiền chủ đạo của thế giới suốt 1 thế kỷ bởi nó không có đối thủ. Đồng euro đã thay đổi sự thật đó. Việc chính phủ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu áp dụng biện pháp thắt chặt chính sách tài khóa và phát hành trái phiếu đồng euro cho thấy châu Âu sẽ có thể sớm khôi phục được sức hấp dẫn của đồng tiền này đặc biệt nếu Mỹ không thể giảm được thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.

Tỷ lệ đóng góp của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm không ngừng trong thập kỷ qua xuống 60%. Tỷ lệ đóng góp của đồng euro lên mức khoảng hơn 25%.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cho thấy đồng nhân dân tệ hoàn toàn xứng đáng để lên vị trí của đồng tiền toàn cầu ngay khi nó có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và thoát khỏi các biện pháp kiểm soát mang tính phòng hộ. Tóm lại, hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đang trong thế lưỡng cực và sớm trở thành tam cực.

Nước Mỹ nên chấp nhận và thậm chí ủng hộ điều này. Mục tiêu chính để cân bằng vị thế quốc tế của đồng USD và euro trong thập kỷ tiếp theo và đưa đồng nhân dân tệ vào cùng nhóm các đồng tiền tạo thành quyền rút tiền đặc biệt (SDR). Điều đó sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc và nhiều nước khác can thiệp vào đồng euro cũng như đồng USD.

Chính phủ các nước có thể can thiệp vào đồng euro nếu tỷ giá đồng USD và euro trở nên không phù hợp. Biện pháp can thiệp tiền tệ và đánh thuế đối với việc dự trữ tài sản đồng USD sẽ giúp ngăn hành vi tích trữ đồng USD. Điều đó cũng giúp tạo ra Tài khoản thay thế tại IMF giống như thập niên 1979 – 1980 mà cơ quan tiền tệ nước ngoài có thể đổi tiền của nước họ sang SDRs.

Những thay đổi trên không thể giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến hệ thống tiền tệ quốc tế. Nó không đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề tài khóa của nước Mỹ thế nhưng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cân bằng kinh tế thế giới và giảm rủi ro khủng hoảng trong tương lai.

Tác giả bài viết là giám đốc Viện Peterson nghiên cứu kinh tế quốc tế tại Washington DC.

Ngọc Diệp
Theo FT

22/02 China's central bank customizes reserve requirement ratios for 40 local banks


English.news.cn   2011-02-22 21:31:58FeedbackPrintRSS

BEIJING, Feb. 22 (Xinhua) -- The People's Bank of China (PBOC), or the central bank, said on Tuesday that it has implemented "dynamically differentiated required reserve ratios" among 40 local banks with low capital adequacy ratios (CAR) and which witnessed rampant growth in lending since January.
A PBOC spokesman told Xinhua on Tuesday that the central bank has formalized and boosted the transparency of the dynamically differentiated reserve requirement system, which requires different banks to set aside different levels of deposits with the central bank as reserves according to the individual banks' CAR levels and risk-control requirements.
The dynamically differentiated reserve requirement ratio system offers a more flexible mechanism to adjust lending growth and improve the risk prevention capability of banks, the spokesman said.
The spokesman added that the central bank will continue to manage the total market liquidity and implement the prudent monetary policy in the coming months, using tools such as interest rates, reserve requirement ratios and open market operations, as well as dynamically differentiated reserve requirements.
The PBOC announced last week that it would increase the benchmark bank reserve requirement ratio by 50 basis points beginning on Thursday to rein in liquidity amid increasing inflation pressure.
The hike, the second one this year and the eighth since the beginning of last year, came only nine days after the latest interest rate increase, forcing major banks to maintain 19.5 percent of their deposits as reserves at the central bank. Small and medium-sized banks will have to set aside a minimum 16 percent of their deposits as reserves.
China's consumer price index (CPI), a main gauge of inflation, rose 4.9 percent in January, which was lower than market expectations but was still higher than the 4.6 percent in December 2010.
The PBOC said on Jan 30 that keeping overall price levels under control through the adoption of a "prudent" monetary policy would be its top priority this year.
Editor: An

22/02 Nhật đương đầu với khả năng bị đánh tụt xếp hạng tín nhiệm

Thứ 3, 22/02/2011, 09:12

Cơ quan này lo lắng chính phủ Nhật không đưa ra biện pháp đủ mạnh để giảm bớt gánh nặng nợ công.

Triển vọng tín dụng của Nhật vừa bị Moody's chuyển sang mức “tiêu cực” từ mức “ổn định” bởi cơ quan này lo lắng chính phủ Nhật không đưa ra biện pháp đủ mạnh để giảm bớt gánh nặng nợ công.

Moody's tuyên bố: “Quyết định mới nhất cho thấy sự lo lắng về khả năng chính sách tài khóa và kinh tế không đủ mạnh để giảm thâm hụt ngân sách và kiềm chế nợ tăng. Nợ công của Nhật hiện vốn đã cao hơn nếu so với nhiều nền kinh tế phát triển khác.” Xếp hạng tín dụng của Nhật được duy trì ở mức Aa2.

Tháng 1/2011, Standard & Poor’s hạ xếp hạng tín dụng của Nhật lần đầu tiên trong 9 năm bởi Nhật thiếu chính sách đồng bộ để giải quyết nợ của nước này.

Sau thông tin mới nhất, đồng yên suy yếu so với đồng USD sau khi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nhật hạ mạnh.

Moody's cho rằng hiện đang tồn tại ngày một nhiều bất ổn liên quan đến khả năng của đảng cầm quyền cũng như phản ứng chính sách đối với nợ và thách thức tăng trưởng.

GDP Nhật tăng trưởng âm trong quý 4/2010 và trong năm 2010, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Năm 2011, nợ công của Nhật nhiều khả năng lên gấp đôi quy mô kinh tế Nhật và lên mức 210% GDP vào năm 2012, mức cao nhất trong nhóm nước do OECD theo dõi. Trong khi đó nợ công của Mỹ ở mức khoảng 101% GDP.

Vũ Tuấn
Theo Bloomberg

15/02 Đồng NDT sẽ thay thế USD?

(15-02-2011)

Khi Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc lại xem xét bước tiếp theo trên con đường nắm giữ quyền lực của thế giới: biến đồng nội tệ trở thành đồng tiền quốc tế.

Không một ai dự đoán điều này sẽ xảy ra ngay lập tức ngay cả khi chính phủ Trung Quốc đang vội vã tiến hành một số động tái trên thị trường tự do, theo đó cho phép đồng Nhân dân tệ thiết lập ví trị bên cạnh đồng USD, EUR và Yên Nhật với vai trò như một đồng tiền dự trữ linh hoạt.

Dù vậy, trong năm qua, Bắc Kinh đã bắt đầu dần dần nới lỏng chính sách kiểm soát tiền tệ của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, các công ty Mỹ như McDonald’s và Caterpillar được phép tài trợ cho những dự án của mình tại Trung Quốc bằng cách bán các trái phiếu định giá bằng Nhân dân tệ tại Hong Kong.

Richard Lavin, Chủ tịch Caterpillar cho biết đợt chào bán 150 triệu USD trái phiếu của công ty tại Hong Kong trong tháng 11 năm ngoái cho chi phí hợp lý hơn so với việc sử dụng các khoản vay tại Trung Quốc hay huy động vốn bằng đồng USD sau đó chuyển đổi sang Nhân dân tệ.

“Đây là đợt phát hành thành công. Trước đây, chúng tôi tài trợ cho cá hoạt động của mình bằng cách đem USD đổi ra Nhân dân tệ.”

Trong khi đó, tại Nga, Việt Nam và Thái Lan, một số hoạt động giao thương với Trung Quốc hiện được thanh toán bằng Nhân dân tệ, vì thế các đối tác thương mại không phải hoán đổi giao dịch thông qua USD.

Và tại New York, chính phủ Trung Quốc đã cho phép chi nhánh của Bank of China nhận các khoản tiền gửi bằng Nhân dân tệ. Điều này giúp những người gửi tiền bên ngoài biên giới Trung Quốc có thể đầu tư vào đồng tiền được kỳ vọng cao sẽ tăng so với đồng USD trong vài năm tới.

“Tất cả điều này khuyến khích sự quốc tế hóa của Nhân dân tệ” Kelvin Lau, nhà kinh tế học thuộc Standard Chartered Bank nhận xét về những bước đi gần đây của Trung Quốc. “Họ muốn biến đồng nội tệ trở thành một đồng tiền được sử dụng rộng rãi.”

Ngày thứ Năm, đồng Nhân dân tệ đã được giao dịch dưới mức 6.59NDT/USD – mức tỷ giá theo nhiều chuyên gia có được từ những nỗ lực can tiệp từ phía Bắc Kinh. Năm năm trước đây, Nhân dân tệ được giao dịch quanh mức 8NDT/USD.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có những độc lực kinh tế để cố gắng đưa đồng Nhân dân tệ ra thị trường quốc tế. Các nhà phân tích cho biết, nếu thành công, điều này có thể củng cố sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường tài chính thế giới và bắt đầu làm suy giảm sự thống trị của đồng USD. Bắc Kinh cuối cùng cũng có thể đạt tới mục tiêu của mình: trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.

Các nhà đầu tư quốc tế đang rất háo hức trước câu chuyện tăng trưởng của Trung Quốc đồng thời nhận ra những nới lỏng tiền tệ giúp họ dễ dàng đầu tư trực tiếp vào trái phiếu và các tài sản định giá bằng Nhân dân tệ khác.

Và các nhà xuất nhập khẩu có thể giảm thiểu những rủi ro biến động tiền tệ bằng cách sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán các hợp đồng giao thương với Trung Quốc thay vì USD hay EUR.

Robert A.Mundell, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel có những nghiên cứu hỗ trợ cho sự phát triển của đồng EUR, cho biết sự tăng giá của Nhân dân tệ chắc chắn sẽ xảy ra.

“Đồng Nhân dân tệ chắc chắn sẽ trở thành đồng tiền dự trữ trong tương lai, ngay cả khi chính phủ Trung Quốc không tham gia gì vào trong quá trình này”. Ông lưu ý rằng đồng Nhân dân tệ đã là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đã là đối tác thương mại chính của rất nhiều quốc gia.

Nếu Trung Quốc cuối cùng cũng mở thị trường vốn của mình thông qua việc loại bỏ các biện pháp kiểm soát giao dịch tiền tệ, “quá trình đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế sẽ được đảm bảo.”

Nhưng các nhà phân tích thận trọng rằng hiện nay đồng Nhân dân tệ còn một khoảng cách xa để sẵn sàng đặt ra thách thức nghiêm trọng với USD như đồng tiền dự trữ thống trị trên thế giới.

Đầu tiên, Trung Quốc cần đảm bao cho các nhà đầu tư về sự ổn định của hệ thống chính trị và nền kinh tế vẫn còn đà tăng trưởng dồi dào phía trước. Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong 30 năm qua, Trung Quốc vẫn là quốc gia khá nghèo nếu so với Hoa Kỳ hay Liên minh Châu Âu, Nhật Bản.

Theo Albert Keidel, chuyên gia về Trung Quốc tại Public Policy Institute, Gergetown University tại Washington, “mọi người đang bắt đầu năm giữ nhiều Nhân dân tệ hơn, nhưng sẽ mất ít nhất một hay hai thập kỷ cho đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ dẫn dắt toàn cầu.”

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và một trong những điểm đến hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới. Nhưng chính phủ Trung Quốc dẫn duy trì kiểm soát chặt đối với hệ thống ngân hàng và tiền tệ cũng như dòng tiền chảy vào và ra quốc gia.

Các nhà kinh tế học cho biết những quy định này cho phép Bắc kinh quản lý – thậm chí là can thiệp vào tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ, giữ đồng tiền này đủ thấp để thúc đẩy xuất khẩu. Các chính sách cũng quy định chặt chẽ khối lượng vốn được phép đổ vào nền kinh tế hay rút ra trong trường hợp bất ngờ xuất hiện xu hướng giảm.

Trung Quốc đã miễn cưỡng cho phép đồng nội tệ của mình được giao dịch linh hoạt vì các ngân hàng và hệ thống tài chính của quốc gia này vẫn chưa hoàn thiện. Hơn thế nữa, cho phép dòng tiền chảy vào và ra khỏi quốc gia với ít quy định sẽ đồng nghĩa với việc giải tỏa những kiểm soát đối với một số vấn đề trọng yếu trong hệ thống ngân hàng quốc doanh.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải thay đổi cách tiếp cận của mình vì bản thân những quy định tài chính hiện nay của Trung Quốc dẫn tới việc thị trường tài chính thế giới không hoàn toàn mở cửa cho Trung Quốc, ngăn cản quá trình thực hiện mục tiêu của Bắc Kinh.

Cho tới khi Trung Quốc tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhân dân tệ và USD, ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ đẩy việc thiết lập chính sách tiền tệ sang cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Và khi đồng USD sụt giảm giá trị trong những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu phàn nàn về thâm hụt ngân sách lớn của Mỹ đang làm xói mòn giá trị tài sản bằng USD mà Trung Quốc nắm giữ.

Eswar S. Prasad, giáo sư kinh tế học tại Cornell University và nguyên người đứng đầu bộ phận về Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết những lo lắng này đang thúc đẩy Trung Quốc gia tăng các nỗ lực của mình nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD và quốc tệ hóa đồng nội tệ.

“Đây là một that đổi khó khăn. Nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu họ có thể cải tổ được thị trường tài chính của mình hay không. Họ biết rằng nếu mọ mở cửa và thị trường tài chính chưa sẵn sàng, điều này có thể dẫn tới một thảm họa”.

Nếu Bắc Kinh không sẵn sàng thực hiện những bước đi cần thiết để đồng Nhân dân tệ trở nên linh hoạt hoàn toàn, rất nhiều nhà phân tích nghi ngờ liệu Trung Quốc có thể quốc tế hóa đồng tiền của mình trong những năm tới.

Theo NYT, Stox.vn

18/02 Nhà đầu tư rời bỏ thị trường mới nổi

(18-02-2011)

Trong một động thái trái ngược hoàn toàn với xu hướng năm 2010, các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi các quỹ thị trường mới nổi và đổ vào các cổ phiếu có thị giá vốn cao của các nền kinh tế phát triển.

Theo EPFR Global, tổ chức theo dõi việc phân phối các dòng tiền và tài sản cho các tổ chức tài chính trên toàn cầu, các nhà đầu tư đã chuyển hơn 13 tỳ USD ra khỏi các quỹ thị trường mới nổi trong chỉ ba tuần qua.

Khoản tiền kể trên bao gồm cả mức 7 tỷ USD được rút ra trong tuần kết thúc vào ngày 3/2, tuần có dòng tiền chảy ra khỏi các thị trường mới nổi lớn nhất trong ba năm trở lại đây.

Dòng tiền thoát khỏi các quỹ chứng khoán tập trung chủ yếu vào các quốc gia như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong khi tốc độ thoái vốn đã chậm lại vào tuần trước, những quỹ hoạt động tại bốn quốc gia kể trên đã ghi nhận số tiền 6,5 tỷ USD được rút ra trong năm nay tính tới thời điểm hiện tại.


Dòng tiền vào và ra các quốc gia mới nổi - các quốc gia phát triển ba tuần trở lại đây

(Nguồn: EPFR Global/ CNN Money)


Sự thoái lui của dòng vốn vào các thị trường mới nổi đặc biệt đáng chú ý vì hầu hết năm 2010, các nhà đầu tư đã theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ những nền kinh tế phục hồi từ khủng hoảng toàn cầu với tốc độ nhanh hơn các thị trường phát triển như Mỹ hay Châu Âu.

Hiện nay, các nhà đầu tư lại lo lắng về sự leo thanh của giá tiêu dùng tại các thị trường mới nổi sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thực hiện những bước đi quyết liệt hơn nhằm đối phó với lạm phát, theo đó sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Hôm thứ Ba, chính phủ Trung Quốc đã thông báo chỉ số giá tiêu dùng của nước này tăng lên 4,9% trong tháng 1 từ mức 4,6% tháng trước đó. Cuối tuần trước, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nâng lãi suất lần thứ ba trong vòng bốn tháng trở lại đây.

Ngược lại, theo Brad Durham, Giám đốc Quản lý của EPFR Global cho biết triển vọng của các nền kinh tế phát triển đang được nâng cao với tỷ lệ P/E của một số cổ phiếu lớn thuộc thị trường Mỹ đã lên tới mức chưa từng thấy trong thập kỷ gần đây.

Tuần qua đánh dầu tuần thứ sáu liên tiếp dòng tiền chảy ròng vào các nền kinh tế phát triển với tổng dòng tiền đạt 35,5 tỷ USD trong năm nay tính tới thời điểm hiện tại.

Theo ông Durham, các nhà đầu tư đang nhắm vào các tài sản chưa tăng giá tại các thị trường lớn, bao gồm cổ phiếu của các doanh nghiệp blue-chips lớn tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Chỉ số S&P 500 của Mỹ từ đầu năm tới giờ đã tăng khoảng 5%.

Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây không có nghĩa các nhà đầu tư đã đánh mất sự quan tâm đối với thị trường mới nổi.

“Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục thu lời từ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu trong vòng một thập kỷ tới”, Bruce Thompson, Chủ tịch Thompson Wealth Management nhận định, “Nhưng họ phải chuẩn bị cho những điều chỉnh.”

“Tôi thực sự nghi ngờ sẽ có nhiều người thành công bằng cách nhảy vào và ra khỏi các quỹ thị trường mới nổi, hay bằng cách cố gắng lựa chọn những quốc gia thành công.”

Xu hướng trên cũng được lý giải một phần xuất phát từ những điều chỉnh mang tính thời điểm. Nhiều nhà đầu tư tái cân đối danh mục của mình vào đầu năm, phân phối danh mục trong các tháng tiếp theo sau khi chốt lời từ năm trước.

“Khi các nhà đầu tư bắt đầu tái cơ cấu, họ sẽ bán đi những khoản đầu tư đã sinh lời và mua vào các tài sản chưa tăng giá có triển vọng”, ông Durham cho biết.

Theo CNN Money, Stox.vn

21/02 Phố Wall lập đỉnh mới trong nhiều năm

(21-02-2011)

Phố Wall đã khép lại tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp, nhà đầu tư lạc quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bất chấp nỗi lo canh cánh về chính trị Trung Đông và việc Trung Quốc lại thắt chặt hơn các chính sách tài chính.

Khép phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 73,11 điểm (+0,59%) lên 12.391,25 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 2,58 điểm (+0,19%_ lên 1.343,01 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,37 điểm (+0,08%) lên 2.833,95 điểm.

Trong đó, chỉ số Nasdaq chốt ở mức cao nhất từ ngày 31/10/2007, chỉ số công nghiệp Dow Jones hiện ở mức điểm cao nhất kể từ ngày 5/6/2008 và S&P 500 là từ ngày 17/6/2008.

Tính cả tuần qua, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đồng loạt tăng 1%, chỉ số Nasdaq tăng 0,9%. Xét từ đầu năm tới nay, Dow Jones đã cộng được 7,03%, S&P 500 tiến 6,79% và Nasdaq cộng 6,83%.

Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen. Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt nhẹ 0,07% xuống 6.082,99 điểm, trong lúc DAX của Đức tăng 0,29% lên 7.426,81 điểm và CAC 40 của Pháp nhích 0,12% lên 4.157,14 điểm.

Đà tăng điểm tiếp tục được duy trì trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần (18/2), nhờ dự báo lợi nhuận doanh nghiệp lạc quan và kết quả tăng trưởng kinh tế tích cực ở vùng lãnh thổ Đài Loan. Nhìn chung, các thị trường châu Á đã có tuần tăng điểm mạnh nhất trong 2 tháng qua.

Thị trường chứng khoán Đài Loan tăng điểm mạnh nhất khu vực, khi chỉ số Taiex tăng vọt 1,84% lên 8.843,84 điểm. Trước đó một ngày, cơ quan thống kê Đài Loan cho biết GDP quý 4 của vùng lãnh thổ này tăng trưởng 6,92%, vượt dự báo ban đầu 6,48%.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ 0,06% lên 10.842,80 điểm, duy trì mức điểm cao nhất trong 9 tháng rưỡi đã xác lập trong phiên giao dịch liền trước. Thị trường Hàn Quốc đi lên nhờ nhóm cổ phiếu doanh nghiệp đóng tàu, chỉ số Kospi tăng 1,82% lên 2.013,14 điểm.

Thị trường Singapore cũng quay đầu tăng điểm sau báo cáo ngân sách của chính phủ nước này. Chỉ số Straits Times tăng 0,13% lên 3.086,92 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cộng 1,26% lên 23.595,24 điểm.

Ở chiều ngược lại, thị trường Trung Quốc đi xuống với chỉ số Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 2.899,98 điểm, do các điều kiện thanh khoản thắt chặt khi nhà đầu tư bắt đầu rút vốn khỏi thị trường để chuẩn bị cho đợt phát hành trái phiếu trị giá 23 tỷ Nhân dân tệ của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc - Sinopec vào thứ 4 tuần tới.

Bảng 1: Kết quả chốt phiên giao dịch ngày 18/2

Thị trường Chỉ số Phiên trước Đóng cửa Tăng/giảm (điểm) Tăng/giảm (%)

Nguồn: CNBC, Market Watch.


Bảng 2: So sánh kết quả chốt phiên tuần trước và tuần này

Thị trường Chỉ số Tuần trước Tuần này Tăng/giảm (điểm)

Nguồn: CNBC, Market Watch.



Theo Vneconomy

16/02 Chủ tịch WB kêu gọi hành động toàn cầu về đảm bảo an ninh lương thực

10:32 AM, 16/02/2011

(Chinhphu.vn) – Cảnh báo về giá lương thực toàn cầu hiện đã tăng đến mức nguy hiểm, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick kêu gọi một hành động toàn cầu để đảo ngược xu thế này.

Ngày 15/2 ông Zoellick cảnh báo giá lương thực trên toàn cầu đã tăng đến mức nguy hiểm và đã đẩy thêm ít nhất 44 triệu người nữa ở các nước đang phát triển xuống cuộc sống cùng khổ cùng với hơn 900 triệu người đã phải sống cùng khổ trước đó.

Giá lương thực tăng cao và dễ biến động góp phần gây ra biến động chính trị lớn ở Trung Đông, Bắc Phi và đã trở thành thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển hiện nay. An ninh lương thực nay đã trở thành vấn đề an ninh toàn cầu.

Ông Robert B. Zoellick cho biết động lực chủ chốt của sự tăng giá lương thực nguy hiểm hiện nay là giá lúa mì, ngô, đường và dầu ăn tăng vọt. Biến động thời tiết và việc một số nước cấm xuất khẩu đã khiến giá lúa mì tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 6/2010 - tháng 1/2011. Giá ngô tháng 1/2011 tăng 73% so với 6 tháng trước đó; giá đường đã tăng 20% và giá dầu ăn tăng 22%.

Chủ tịch WB kêu gọi hành động toàn cầu để đảo ngược xu thế tăng giá lương thực. Ông cho rằng Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng các nước G20 sắp tới cần phải đặt vấn đề giá lương thực lên vị trí cao nhất của chương trình nghị sự.

Hành động toàn cầu này cần tập trung hỗ trợ nông dân hạt giống, phân bón, thông tin dự báo thời tiết, các phương tiện tốt hơn để bảo quản và đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường, xây dựng mạng lưới an ninh lương thực hiệu quả hơn đối với những người dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật.

Cộng đồng thế giới cũng cần minh bạch hơn để công chúng có thể tiếp cận nhiều hơn các thông tin về số lượng, chất lượng lương thực dự trữ toàn cầu.



Mai Hằng

19/02 Những bất ổn tiếp tục gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế

8:15 AM, 19/02/2011
(Chinhphu.vn) – Trong tuần qua, những diễn biến tại khu vực Bắc Phi, Trung Đông cũng như căng thẳng gần ngôi đền cổ Preah Vihear ở vùng biên giới Campuchia, Thái Lan đã gây nhiều lo ngại cho cộng đồng quốc tế.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập không chỉ tác động tới chính trường nước này mà có thể tạo ra những thay đổi khó lường trong thế giới Arập. Trong tuần, các cuộc biểu tình tương tự đã nổ ra tại nhiều nước khác trong khu vực như Algeria, Jordan, Yemen và Liban.

Dư luận lo ngại những biến động trên chính trường Ai Cập sẽ đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông vào ngõ cụt. Ai Cập vốn đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình Israel - Palestin nên những gì diễn ra tại nước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình hòa bình nói trên.

Tình trạng bất ổn chính trị hiện nay tại Trung Đông không những được coi là một khó khăn địa chính trị rất lớn đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, mà còn đe dọa sự lệ thuộc vào nguồn dầu ở vùng Vịnh của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nền kinh tế lớn khác ở châu Á.

Những gì đã xảy ra tại Tunisia, Ai Cập đã khiến nhiều nước phải nhìn nhận lại tình hình trong nước và đưa ra những giải pháp mới.

Tunisia dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ ngày 15/2 (tuy vẫn kéo dài tình trạng khẩn cấp). Bộ trưởng Nội vụ Jordan cho biết nước này dự kiến sẽ dỡ bỏ những hạn chế về hoạt động tụ tập nơi công cộng, cho phép các cuộc biểu tình diễn ra mà không cần xin phép. Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia ngày 16/2 tuyên bố nước này sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp áp dụng suốt 19 năm qua trước cuối tháng 2. Chính phủ Maroc ngày 15/2 thông báo đã quyết định tăng gần gấp 2 lần các khoản tiền trong ngân sách năm 2011 được phân bổ cho quỹ trợ cấp nhằm đối phó với tình trạng giá lương thực và năng lượng thế giới leo thang...

Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, cuộc tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan tại khu vực đền Preah Vihear, mặc dù được các nước ASEAN và quốc tế kêu gọi hai bên tìm các giải pháp giải quyết nhưng vẫn chưa đạt được mong muốn.

Ngày 17/2, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị ký với Thái Lan một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn, gồm 4 điểm: Chấm dứt vĩnh viễn các cuộc đấu súng; không điều động quân đội vào thời điểm này và giữ nguyên trạng lực lượng vũ trang triển khai hiện nay ở khu vực biên giới tranh chấp trong khi chờ tìm một giải pháp cho việc đo đạc và phân định biên giới; khuyến khích đàm phán giữa chỉ huy quân đội hai nước; Campuchia sẽ yêu cầu ASEAN giúp đỡ giám sát để đảm bảo tính hiệu lực của việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn nói trên.

Thủ tướng Hun Sen tái khẳng định lập trường của Campuchia là sử dụng đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp biên giới với Thái Lan.

Tuy nhiên, ngày 18/2, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã lên tiếng bác bỏ đề nghị 4 điểm của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về việc hai nước ký kết một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài trước sự chứng kiến của ASEAN.

Theo ông Abhisit, Thái Lan và Campuchia phải đàm phán với nhau để giải quyết vấn đề và ASEAN có thể hành động với vai trò người hỗ trợ chứ không thể đóng vai trò là người can dự vào những vấn đề được đàm phán giữa hai nước.

Liên quan đến các vấn đề kinh tế, trong tuần qua, nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực đã hiển hiện, đe dọa cả thế giới và khuyến nghị cần có các giải pháp sớm để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này.

Các chuyên gia cho rằng giá hàng hóa tăng cao đang đe dọa nền kinh tế thế giới, nhiều loại hàng hóa đã tăng gần hoặc vượt mức đỉnh của năm 2008, và để chấm dứt khủng hoảng lương thực, nhóm các nước G20 cần thực hiện các cam kết của mình.

Bộ trưởng Tài chính các nước G 20 nhóm họp tại Pari ngày 18/2 để thảo luận về cuộc khủng hoảng lương thực trong bối cảnh nạn đói và bất ổn chính trị đang nổ ra ở các nước thiếu hụt lương thực ở châu Phi, Trung Đông.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đưa vấn đề an ninh lương thực là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này, nhưng đến nay G20 vẫn chưa đưa ra một giải pháp thuyết phục nào.

Nguyễn Chiến

18/02 Hình thành Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới

3:46 PM, 18/02/2011

(Chinhphu.vn) - Hai Sở giao dịch chứng khoán Deutsche Boerse (Đức) và NYSE Euronext (Mỹ/châu Âu) vừa chính thức thông báo sáp nhập để hình thành Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới về thu nhập cũng như giao dịch phái sinh.

Ban Giám đốc của hai Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) nói trên cho biết thương vụ đình đám này sẽ cho ra đời một SGDCK đứng đầu thế giới cả về quản lý rủi ro và sản phẩm phái sinh lẫn khả năng huy động vốn bậc nhất thế giới.

Thị trường phái sinh rộng lớn gồm rất nhiều nghiệp vụ từ kỳ hạn, quyền chọn cổ phiếu, trái phiếu và lãi suất, các sản phẩm được giao dịch rộng rãi và sử dụng bởi các doanh nghiệp để dự phòng rủi ro.

Theo thỏa thuận, các cổ đông của Deutsche Boerse sẽ nắm giữ 59-60% cổ phần và phần còn lại thuộc về NYSE Euronext. SGDCK mới sẽ đóng trụ sở tại cả New York lẫn Frankfurt.

Thương vụ trên được loan báo trong bối cảnh làn sóng sáp nhập các sàn giao dịch chứng khoán và các thị trường phái sinh diễn ra khá dồn dập.

Vào tuần trước, SGDCK Luân Đôn (Anh) và Tập đoàn TMX Group (Canada), nhà điều hành hai sàn Toronto và Montreal tiết lộ kế hoạch sáp nhập mang tính bước ngoặt với tham vọng hình thành một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới dành cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực nguyên liệu thô và năng lượng.

SGDCK Australia và Singapore cũng đang thương thảo thỏa thuận tương tự.

Đức Linh

19/02 Đối phó với lạm phát, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

6:19 PM, 19/02/2011

(Chinhphu.vn) – Trong bối cảnh đối phó với giá lương thực tăng cao và muốn “hạ nhiệt” tỷ lệ lạm phát, Trung Quốc đã quyết định nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước thêm 0,5% nữa.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức Ngân hàng Trung ương) ngày 18/2 thông báo sẽ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%, lên mức 20% đối với các ngân hàng ở nước này.

Quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 24/2 tới đây được xem là động thái mới nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhằm hạn chế hoạt động cho vay và “hạ nhiệt” tỷ lệ lạm phát ở trong nước.

Tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã lên tới 4,9%, cao hơn so với mức 4,6% trong tháng 12/2010, trong đó phải kể giá ngũ cốc tăng tới 15% và giá rau quả tươi tăng mạnh, tới 34,8%.

Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm nay (lần trước đó là vào ngày 14/1/2011) Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng và là lần thứ 8 kể từ đầu năm 2010 trong bối cảnh nước này đang đối phó với tình trạng giá cả tăng cao.

Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết một chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiểm soát và ổn định giá cả sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm nay./.

Nguyễn Vũ

20/02 Watching Protesters Risk It All

February 20, 2011
By NICHOLAS D. KRISTOF
Manama, Bahrain

As democracy protests spread across the Middle East, we as journalists struggle to convey the sights and sounds, the religion and politics. But there’s one central element that we can’t even begin to capture: the raw courage of men and women — some of them just teenagers — who risk torture, beatings and even death because they want freedoms that we take for granted.

Here in Bahrain on Saturday, I felt almost physically ill as I watched a column of pro-democracy marchers approach the Pearl Roundabout, the spiritual center of their movement. One day earlier, troops had opened fire on marchers there, with live ammunition and without any warning. So I flinched and braced myself to watch them die.

Yet, astonishingly, they didn’t. The royal family called off the use of lethal force, perhaps because of American pressure. The police fired tear gas and rubber bullets, but the protesters marched on anyway, and the police fled.

The protesters fell on the ground of the roundabout and kissed the soil. They embraced each other. They screamed. They danced. Some wept.

“We are calling it ‘Martyrs’ Roundabout’ now,” Layla, a 19-year-old university student, told me in that moment of stunned excitement. “One way or another, freedom has to come,” she said. “It’s not something given by anybody. It’s a right of the people.”

Zaki, a computer expert, added: “If Egypt can do it, then we can do it even better.”

(I’m withholding family names. Many people were willing for their full names to be published, but at a hospital I was shaken after I interviewed one young man who had spoken publicly about seeing the police kill protesters — and then, he said, the police kidnapped him off the street and beat him badly.)

To me, this feels like the Arab version of 1776. And don’t buy into the pernicious whisper campaign from dictators that a more democratic Middle East will be fundamentalist, anti-American or anti-women. For starters, there have been plenty of women on the streets demanding change (incredibly strong women, too!).

For decades, the United States embraced corrupt and repressive autocracies across the Middle East, turning a blind eye to torture and repression in part because of fear that the “democratic rabble” might be hostile to us. Far too often, we were both myopic and just plain on the wrong side.

Here in Bahrain, we have been in bed with a minority Sunni elite that has presided over a tolerant, open and economically dynamic country — but it’s an elite that is also steeped in corruption, repression and profound discrimination toward the Shia population. If you parachute into a neighborhood in Bahrain, you can tell at once whether it is Sunni or Shia: if it has good roads and sewers and is well maintained, it is Sunni; otherwise, it is Shia.

A 20-year-old medical student, Ghadeer, told me that her Sunni classmates all get government scholarships and public-sector jobs; the Shiites pay their own way and can’t find work in the public sector. Likewise, Shiites are overwhelmingly excluded from the police and armed forces, which instead rely on mercenaries from Sunni countries. We give aid to these oligarchs to outfit their police forces to keep the Shiites down; we should follow Britain’s example and immediately suspend such transfers until it is clear that the government will not again attack peaceful, unarmed protesters.

We were late to side with “people power” in Tunisia and Egypt, but Bahrainis are thrilled that President Obama called the king after he began shooting his people — and they note that the shooting subsequently stopped (at least for now). The upshot is real gratitude toward the United States.

The determination of protesters — in Bahrain, in Iran, in Libya, in Yemen — is such that change is a certainty. At one hospital, I met a paraplegic who is confined to a wheelchair. He had been hit by two rubber bullets and was planning to return to the democracy protests for more.

And on the roundabout on Sunday, I met Ali, a 24-year-old on crutches, his legs swathed in bandages, limping painfully along. A policeman had fired on him from 15 feet away, he said, and he was still carrying 30 shotgun pellets that would eventually be removed when surgeons weren’t so busy with other injuries. Ali flinched each time he moved — but he said he would camp at the roundabout until democracy arrived, or die trying.

In the 1700s, a similar kind of grit won independence for the United States from Britain. A democratic Arab world will be a flawed and messy place, just as a democratic America has been — but it’s still time to align ourselves with the democrats of the Arab world and not the George III’s.




I invite you to comment on my blog, On the Ground. Please also join me on Facebook, watch my YouTube videos and follow me while I am in Bahrain on Twitter.

20/02 Wisconsin Power Play By PAUL KRUGMAN

February 20, 2011
Wisconsin Power Play
By PAUL KRUGMAN

Last week, in the face of protest demonstrations against Wisconsin’s new union-busting governor, Scott Walker — demonstrations that continued through the weekend, with huge crowds on Saturday — Representative Paul Ryan made an unintentionally apt comparison: “It’s like Cairo has moved to Madison.”

It wasn’t the smartest thing for Mr. Ryan to say, since he probably didn’t mean to compare Mr. Walker, a fellow Republican, to Hosni Mubarak. Or maybe he did — after all, quite a few prominent conservatives, including Glenn Beck, Rush Limbaugh and Rick Santorum, denounced the uprising in Egypt and insist that President Obama should have helped the Mubarak regime suppress it.

In any case, however, Mr. Ryan was more right than he knew. For what’s happening in Wisconsin isn’t about the state budget, despite Mr. Walker’s pretense that he’s just trying to be fiscally responsible. It is, instead, about power. What Mr. Walker and his backers are trying to do is to make Wisconsin — and eventually, America — less of a functioning democracy and more of a third-world-style oligarchy. And that’s why anyone who believes that we need some counterweight to the political power of big money should be on the demonstrators’ side.

Some background: Wisconsin is indeed facing a budget crunch, although its difficulties are less severe than those facing many other states. Revenue has fallen in the face of a weak economy, while stimulus funds, which helped close the gap in 2009 and 2010, have faded away.

In this situation, it makes sense to call for shared sacrifice, including monetary concessions from state workers. And union leaders have signaled that they are, in fact, willing to make such concessions.

But Mr. Walker isn’t interested in making a deal. Partly that’s because he doesn’t want to share the sacrifice: even as he proclaims that Wisconsin faces a terrible fiscal crisis, he has been pushing through tax cuts that make the deficit worse. Mainly, however, he has made it clear that rather than bargaining with workers, he wants to end workers’ ability to bargain.

The bill that has inspired the demonstrations would strip away collective bargaining rights for many of the state’s workers, in effect busting public-employee unions. Tellingly, some workers — namely, those who tend to be Republican-leaning — are exempted from the ban; it’s as if Mr. Walker were flaunting the political nature of his actions.

Why bust the unions? As I said, it has nothing to do with helping Wisconsin deal with its current fiscal crisis. Nor is it likely to help the state’s budget prospects even in the long run: contrary to what you may have heard, public-sector workers in Wisconsin and elsewhere are paid somewhat less than private-sector workers with comparable qualifications, so there’s not much room for further pay squeezes.

So it’s not about the budget; it’s about the power.

In principle, every American citizen has an equal say in our political process. In practice, of course, some of us are more equal than others. Billionaires can field armies of lobbyists; they can finance think tanks that put the desired spin on policy issues; they can funnel cash to politicians with sympathetic views (as the Koch brothers did in the case of Mr. Walker). On paper, we’re a one-person-one-vote nation; in reality, we’re more than a bit of an oligarchy, in which a handful of wealthy people dominate.

Given this reality, it’s important to have institutions that can act as counterweights to the power of big money. And unions are among the most important of these institutions.

You don’t have to love unions, you don’t have to believe that their policy positions are always right, to recognize that they’re among the few influential players in our political system representing the interests of middle- and working-class Americans, as opposed to the wealthy. Indeed, if America has become more oligarchic and less democratic over the last 30 years — which it has — that’s to an important extent due to the decline of private-sector unions.

And now Mr. Walker and his backers are trying to get rid of public-sector unions, too.

There’s a bitter irony here. The fiscal crisis in Wisconsin, as in other states, was largely caused by the increasing power of America’s oligarchy. After all, it was superwealthy players, not the general public, who pushed for financial deregulation and thereby set the stage for the economic crisis of 2008-9, a crisis whose aftermath is the main reason for the current budget crunch. And now the political right is trying to exploit that very crisis, using it to remove one of the few remaining checks on oligarchic influence.

So will the attack on unions succeed? I don’t know. But anyone who cares about retaining government of the people by the people should hope that it doesn’t.

Giới kinh doanh lạc quan triển vọng làm ăn ở Mỹ

18/02/2011 16:58:00 Từ khóa : FED, The Conference Board, Giám đốc điều hành, Ngân hàng

Bốc dỡ hàng hoá từ tàu côngtenơ tại Cảng Georgia ở Savannah, bang Georgia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

The Conference Board - Hiệp hội nghiên cứu về hoạt động kinh doanh hàng đầu của Mỹ, ngày 17/2 công bố kết quả khảo sát cho thấy đa số giám đốc điều hành các tập đoàn hàng đầu nước Mỹ đều lạc quan về triển vọng kinh doanh và đà phục hồi kinh tế tại cường quốc số một thế giới này, đồng thời hy vọng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất trong năm nay.

The Conference Board vừa tiến hành thăm dò với các giám đốc của 124 hãng thành viên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ, gồm cả các tập đoàn hàng đầu như Exxon Mobil Corp, General Electric Co. và Bank of America Corp.

Hơn 70% số người được hỏi cho rằng tình hình kinh doanh tại Mỹ đang được cải thiện và xu thế này sẽ tiếp tục được duy trì trong 6 tháng tới. Tỷ lệ này cho thấy có sự thay đổi lớn so với cuộc khảo sát tương tự hồi tháng 10/2010 - khi chỉ có 34,2% số người được hỏi lạc quan về triển vọng kinh doanh.

Khoảng 51% giám đốc điều hành cho biết sẽ tuyển thêm nhân công, song tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn sẽ dao động ở mức cao, khoảng từ 9,1-9,5% vào cuối năm nay.

Ngoài ra, giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ còn hy vọng FED sẽ giữ nguyên lãi suất ngân hàng ở mức thấp kỷ lục từ 0-0,25% cho đến hết tháng Sáu và sau đó sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 0,5% trước cuối năm 2011.

Ngoài ra, khoảng 51% những người tham gia khảo sát cho rằng giá hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng khoảng 26% - mức các nhà kinh doanh dự đoán trong cuộc khảo sát 3 tháng trước.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp còn lo ngại mức thâm hụt ngân sách của các bang sẽ ngày một tăng. Khoảng 81% người được hỏi khẳng định thâm hụt ngân sách của các bang cũng đáng lo ngại như thâm hụt ngân sách liên bang và đây là mối quan ngại lớn nhất của nền kinh tế đầu tàu thế giới./.


(TTXVN/Vietnam+)

18/02 Nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng Cote d'Ivoire

18/02/2011 16:51:00 Từ khóa : Cote d'Ivoire, Laurent Gbagbo, Ngân hàng, Khủng hoảng
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Hệ thống ngân hàng ở Cote d'Ivoire có nguy cơ sụp đổ sau khi hầu hết các ngân hàng ở nước này đã đóng cửa hồi đầu tuần này, số còn lại đang khủng hoảng do khách hàng lo lắng đổ xô đến rút tiền tiết kiệm.

Chi nhánh Ngân hàng Societe Generale của Pháp - tổ chức tài chính lớn nhất ở Cote d'Ivoire - ngày 17/2 đã ngừng hoạt động trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài đang tìm cách rút khỏi quốc gia Tây Phi này, khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại Cote d'Ivoire đang trở thành sự suy sụp tài chính.

Trước đó, các ngân hàng lớn ở Cote d'Ivoire là Standard Chartered của Anh, BNP-Paribas của Pháp, Citibank của Mỹ, Access Bank của Nigeria đã đồng loạt đóng cửa trong tuần này.

Trước diễn biến trên, ngày 17/2, nội các của Tổng thống mãn nhiệm Cote d'Ivoire Laurent Gbagbo tuyên bố nhà chức trách sẽ kiểm soát các chi nhánh ở Cote d'Ivoire của các ngân hàng nói trên.

Thông báo của văn phòng nội các nêu rõ ông Gbagbo đã ra một sắc lệnh khẳng định nhà nước sẽ kiểm soát thông qua việc giữ toàn bộ cổ phần vốn của các ngân hàng này. Mục đích chính là đảm bảo các ngân hàng tiếp tục mở cửa, các nhân viên có việc làm và người dân Cote d'Ivoire cũng như các đối tác kinh tế được tiếp cận tài sản của họ.

Cote d'Ivoire rơi vào khủng hoảng kể từ sau cuộc bầu cử gây tranh cãi ngày 28/11/2010 giữa Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo và ông Alassane Ouattara, ứng cử viên được quốc tế công nhận thắng cử.

Hiện ông Gbagbo vẫn kiểm soát quân đội và cơ quan phát thanh nhà nước, trong khi ông Ouattara vẫn phải cố thủ trong một khách sạn dưới sự bảo vệ của lực lượng Liên hợp quốc.

Khủng hoảng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế ở quốc gia sản xuất nhiều cacao nhất thế giới này. Ngày 17/2, hàng trăm người trồng cacao đã chất đống các bao cacao và đốt ngay trước trụ sở của Liên minh châu Âu để phản đối các biện pháp trừng phạt của quốc tế làm tê liệt hoạt động xuất khẩu cacao của Cote d'Ivoire.

Tuần tới, một phái đoàn gồm 5 nhà lãnh đạo ở châu Phi sẽ tới Cote d'Ivoire với tư cách đại diện cho Liên minh châu Phi (AU) một lần nữa thuyết phục ông Gbagbo rời bỏ quyền lực./.


(TTXVN/Vietnam+)

18/02 Vàng tăng cao do lo ngại lạm phát trên toàn cầu

18/02/2011 17:51:00
Từ khóa : Trung Đông, Vàng tăng, Lạm phát, Giá tiêu dùng

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 18/2 trên thị trường châu Á, giá vàng đã vọt lên mức cao nhất trong năm tuần qua và đang hướng tới một tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh thị trường lo ngại về triển vọng lạm phát trên toàn cầu cùng những căng thẳng đang leo thang ở Trung Đông.

Vào sáng 18/2 tại Singapore, giá vàng giao ngay đã tăng thêm 42 xu lên 1.383,72 USD/ounce, gần đạt tới mức đỉnh 1.384,85 USD/ounce tính từ ngày 13/1, sau khi thị trường nhận được thông tin chỉ số giá tiêu dùng cơ bản tại Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng 1/2011 - mức tăng cao nhất trong hơn một năm qua, cho thấy thời kỳ lạm phát ở mức thấp kéo khá dài đã kết thúc.

Vào đầu tuần này, giá vàng cũng được đẩy lên khi sau khi Trung Quốc công bố chỉ số lạm phát cơ bản tại nước này trong tháng Giêng tăng cao.

Trước đó, trên thị trường New York phiên 17/2, giá vàng cũng đã có phiên tăng thứ tư liên tiếp, đánh dấu đợt tăng dài ngày nhất kể từ tháng 9/2010.

Đóng cửa phiên 17/2 tại New York, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.384,19 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 4/2011 tăng 10 USD lên 1.385,10 USD/ounce.

Theo các nhà phân tích, ngoài yếu tố lạm phát, hỗ trợ cho giá vàng đi lên liên tiếp trong mấy phiên gần đây còn là tâm lý tìm đến các tài sản có độ an toàn cao, trong đó vàng luôn là nơi trú ẩn an toàn nhất, khi các cuộc biểu tình và bạo loạn đã lan rộng ra khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Thị trường vàng vật chất cũng đang ủng hộ cho giá vàng khi Hội đồng Vàng thế giới mới đây cho biết nhu cầu về vàng vẫn khá mạnh trong năm nay, sau khi đã đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua vào năm 2010, với sức mua không suy xuyển từ hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.

Chuyên gia phân tích Peter Hillyard thuộc ngân hàng ANZ nhận định: "Tâm lý chung trên thị trường hiện nay là nỗi ám ảnh về lạm phát, về chiến tranh, về nhân tố Ai Cập, nhân tố Bahrain, nhân tố Trung Đông. Những nhân tố này hiện đang ảnh hưởng tới giá vàng nhiều hơn bất cứ nhân tố nào khác."./.


Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)

10/02 TTCK thế giới chứng kiến vụ thâu tóm lịch sử

Thứ Năm, 10-02-2011 - 10:46 SA Theo cafef

Công ty quản lý sàn chứng khoán Deutsche Boerse AG đang đẩy mạnh các cuộc đối thoại để mua lại NYSE Euronext để tạo ra công ty điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới.

Công ty quản lý sàn chứng khoán Deutsche Boerse AG đang đẩy mạnh các cuộc đối thoại để mua lại NYSE Euronext trong thỏa thuận để tạo ra công ty điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới.

Nếu vụ thâu tóm này thành công, thế giới sẽ có công ty quản lý sàn chứng khoán với tổng giá trị thị trường của nhóm các công ty niêm yết lên tới 15 nghìn tỷ USD tương đương 28% tổng giá trị vốn hóa thị trường của TTCK toàn thế giới.

Trong khi đó London Stock Exchange cũng đang thể hiện mạnh mẽ tham vọng thâu tóm công ty Canada’s TMX Group hiện đang quản lý sàn chứng khoán tại Toronto – Canada.

Ông Duncan Niederauer, giám đốc điều hành của NYSE Euronext hiện nay, sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí này.

Ông Reto Francioni, giám đốc điều hành sàn Deutsche Boerse, sẽ chở thành chủ tịch công ty mới.

Deutsche Boerse sở hữu khoảng 59 đén 60% cổ phần của công ty sau khi sáp nhập.

Thương vụ hợp tác giữa Deutsche Boerse AG và NYSE Euronext, diễn ra sau một thập kỷ dài các công ty quản lý sàn chứng khoán trên thế giới đẩy mạnh sáp nhập, sẽ thống nhất sàn giao dịch chứng khoán và phái sinh từ Mỹ và Đức cho đến Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha.

Từ năm 2000 đến nay, tổng giá trị các vụ thâu tóm trên các sàn của thế giới đạt ít nhát 95,8 tỷ USD trong đó bao gồm vụ tập đoàn NYSE mua Euronext NV; Nasdaq thâu tóm OMX AB.

Sau thông tin về khả năng vụ thâu tóm trên, cổ phiếu NYSE Euronext tăng 14% lên 38,10USD/cổ phiếu tại thị trường New York. Trong khi đó cổ phiếu của Deutsche Boerse tăng 1,7% lên 58,44 euro/cổ phiếu, mức cao nhất từ tháng 1/2010.

Tổng giá trị thị trường của 2 công ty sau khi sáp nhập đạt 25,6 tỷ USD, cao hơn công ty Hong Kong Exchanges & Clearing hiện đang giữ vị trí công ty quản lý sàn chứng khoán có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới.

Từ khóa bài viết: sàn chứng khoán, giao dịch, thị trường, cổ phiếu

15/02 Yahoo quyết định “bắt tay” cùng Facebook

Thứ Ba, 15-02-2011 - 10:56 SA Theo tamnhin

Do sự phát triển chưa bùng nổ của Facebook trong thời gian qua, các nhà điều hành của Yahoo lo ngại về nguy cơ mất thị phần quảng cáo trực tuyến. Nhà tiên phong về dịch vụ internet lại áp dụng câu thần chú cũ: “Không đánh được thì bắt tay”.


CEO Carol Bartz đang cố gắng để lấy nhiều băng thông cho Yahoo thông qua mối quan hệ gần đây giữa Yahoo - Facebook

Sau nhiều năm đấu tranh để phát triển các dịch vụ nhằm cạnh tranh với các mạng xã hội, vài tháng gần đây Yahoo đã cài đặt các công cụ như “Like” (yêu thích) , “Share” (chia sẽ) trên website tin tức và thể thao nhắm mục đích giúp bạn đọc của mình có thể chia sẽ bài viết trên tài khoản của Facebook.

Cũng giống như các nhà cung cấp nội dung khác, Yahoo đang tìm cách tận dụng số người sử dụng Facebook ngày càng phát triển nhằm tăng lượng truy cập vào các dịch vụ của mình từ các tin tức của Yahoo được chia sẽ trên Facebook. Phương pháp chia sẽ này sẽ đảm bảo nội dung liên kết của Yahoo sẽ xuất hiện trong tìm kiếm của Facebook.

Yahoo cũng đang thực hiện tương tự đối với Twitter – công ty cung cấp dịch vụ nhắn tin và Zynga Game Network – công ty chuyên cung cấp game cho các mạng xã hội.

Yahoo hi vọng sẽ xử lý được vấn đề lớn nhất số cứ mỗi tháng có 10% lượng người dùng chuyển sang trang khác trong vòng 1 năm qua. Và tác nhân lớn nhất không ai khác chính là Facebook.

Một cựu phó chủ tịch cao cấp của Yahoo ở Bắc Mỹ ông Karrnstedt cho rằng “trở thành một phần của chính đối phương là một cách hay”.

Và ông cũng cho rằng điều này sẽ ngăn chặn được lượng người chuyển sang Facebook khi đang đọc tin tức ở Yahoo.

Tuy nhiên Dan Rose phó chủ tịch marketing của Facebook lại cho rằng việc trở thành bạn bè là không đúng, đó chỉ là bám vào đối phương thôi.

Mới đây giám đốc điều hành Yahoo Carol Bartz đã gọi Facebook chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Yahoo. Điều này hoàn toàn có căn cứ vì theo số liệu của eMarketer cho biết trong khi thị trường quảng cáo hiển thị ở Mỹ năm 2010, Yahoo vẫn đứng số 1 với 16,2% giảm 0,3% so với năm 2009 còn Facebook thì ngược lại tăng lên 13,6% (7,3% năm 2009)

Từ khóa bài viết: Facebook, yahoo, dịch vụ internet, quảng cáo trực tuyến

08/02 Đến lượt Nga sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát

Thứ 3, 08/02/2011, 00:28
Nga sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hút bớt tiền từ nền kinh tế và tránh thu hút thêm dòng vốn đầu cơ.



Nga, nước duy nhất trong nhóm BRIC không áp dụng biện pháp kiểm soát vốn, đang tiếp bước Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hút bớt tiền từ nền kinh tế và tránh thu hút thêm dòng vốn đầu cơ.


Ông Sergey Ignatiev, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga, phát biểu với báo giới: “Chúng tôi sẵn sàng sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nếu cần thiết. Các nhà hoạch định chính sách sẽ hành động quyết liệt để đưa lạm phát về mức mục tiêu từ 6% đến 7%.”


Ngày 31/01/2011, Ngân hàng Trung ương Nga nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong khi đó vẫn bất ngờ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cũ ngay cả khi lạm phát tháng 1/2011 lên mức cao nhất trong 15 tháng.


Các nhà hoạch định chính sách Nga nói đến rủi ro từ dòng vốn đầu tư vào nước này nhiều bởi giá dầu tăng nóng.


Chính phủ nhóm nền kinh tế mới nổi đang cân nhắc việc hạn chế lạm phát khi dòng vốn đầu tư vào các thị trường này lên mạnh trong khi lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức gần 0% tại Mỹ và châu Âu.


Theo một quan chức của Ngân hàng Trung ương Nga, rủi ro đồng rúp mạnh và xuất khẩu giảm sẽ khiến giới chức kinh tế Nga đau đầu nhất.


Tháng 1/2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Nga tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Một phần nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh còn là bởi Nga đương đầu với hạn hán tồi tệ nhất trong ít nhất 50 năm.


Lạm phát tháng 1/2011 cao hơn 2,4% so với tháng trước đó. Giá ngũ cốc tăng 71% còn giá rau và hoa quả tăng 51%.


Ngân hàng Trung ương Nga đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 7,75% từ tháng 6/2010.


Vũ Tuấn
Theo Bloomberg

08/02 Người Mỹ không ngừng mạnh tay vay tiền chi tiêu

Thứ 3, 08/02/2011, 07:51

Tín dụng tiêu dùng tăng trưởng là chỉ báo về khả năng tiêu dùng người dân, vốn đóng góp tới 70% vào kinh tế Mỹ, sẽ tiếp tục đi lên. Kinh tế Mỹ sẽ được hỗ trợ mạnh.

FED vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ
IMF cảnh báo nguy cơ vỡ nợ tại Mỹ và Nhật Bản
Những vùng đất miễn phí ở Mỹ


Tháng 12/2010, người Mỹ tăng cường vay tiền đến tháng thứ 3 liên tiếp. Nợ thẻ tín dụng tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm bởi doanh số bán hàng vào kỳ nghỉ lên mạnh.


Theo số liệu của FED, tín dụng tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 6,1 tỷ USD lên 2,41 nghìn tỷ USD sau khi tăng 2,02 tỷ USD trong tháng 11/2010.


Mức tăng trên cao hơn dự báo 2,4 tỷ USD của giới chuyên gia.


Tổng giá trị các khoản vay dù vậy vẫn thấp hơn mức đỉnh 2,58 nghìn tỷ USD vào tháng 7/2008. Tính cả năm 2010, tín dụng sụt giảm.


Tín dụng tiêu dùng tăng trưởng là chỉ báo về khả năng tiêu dùng người dân, vốn đóng góp tới 70% vào kinh tế Mỹ, sẽ tiếp tục đi lên sau khi tăng cao nhất trng 4 năm trong quý vừa qua.


Gap và General Motors nằm trong nhóm công ty công bố doanh thu cao vượt dự báo của giới chuyên gia ở thời điểm đầu năm 2011 bởi người tiêu dùng tranh thủ mua hàng khi nhiều chương trình giảm giá đang được thực hiện.


Bà Yelena Shulyatyeva, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng BNP Paribas ở New York, nhận xét: “Người tiêu dùng bắt đầu ra ngoài và chi tiêu nhiều hơn. Tiêu dùng cùng với nền kinh tế nói chung đang cải thiện.”


Tính cả năm 2010, tín dụng giảm 1,6% sau khi hạ 4,4% trong năm 2009, mức hạ sâu nhất từ năm 1942. 2 năm gần nhất tín dụng sụt giảm là 1991 và 1943.


Vũ Tuấn
Theo Bloomberg

06/02 Droughts, Floods and Food By PAUL KRUGMAN

February 6, 2011
By PAUL KRUGMAN

We’re in the midst of a global food crisis — the second in three years. World food prices hit a record in January, driven by huge increases in the prices of wheat, corn, sugar and oils. These soaring prices have had only a modest effect on U.S. inflation, which is still low by historical standards, but they’re having a brutal impact on the world’s poor, who spend much if not most of their income on basic foodstuffs.

The consequences of this food crisis go far beyond economics. After all, the big question about uprisings against corrupt and oppressive regimes in the Middle East isn’t so much why they’re happening as why they’re happening now. And there’s little question that sky-high food prices have been an important trigger for popular rage.

So what’s behind the price spike? American right-wingers (and the Chinese) blame easy-money policies at the Federal Reserve, with at least one commentator declaring that there is “blood on Bernanke’s hands.” Meanwhile, President Nicolas Sarkozy of France blames speculators, accusing them of “extortion and pillaging.”

But the evidence tells a different, much more ominous story. While several factors have contributed to soaring food prices, what really stands out is the extent to which severe weather events have disrupted agricultural production. And these severe weather events are exactly the kind of thing we’d expect to see as rising concentrations of greenhouse gases change our climate — which means that the current food price surge may be just the beginning.

Now, to some extent soaring food prices are part of a general commodity boom: the prices of many raw materials, running the gamut from aluminum to zinc, have been rising rapidly since early 2009, mainly thanks to rapid industrial growth in emerging markets.

But the link between industrial growth and demand is a lot clearer for, say, copper than it is for food. Except in very poor countries, rising incomes don’t have much effect on how much people eat.

It’s true that growth in emerging nations like China leads to rising meat consumption, and hence rising demand for animal feed. It’s also true that agricultural raw materials, especially cotton, compete for land and other resources with food crops — as does the subsidized production of ethanol, which consumes a lot of corn. So both economic growth and bad energy policy have played some role in the food price surge.

Still, food prices lagged behind the prices of other commodities until last summer. Then the weather struck.

Consider the case of wheat, whose price has almost doubled since the summer. The immediate cause of the wheat price spike is obvious: world production is down sharply. The bulk of that production decline, according to U.S. Department of Agriculture data, reflects a sharp plunge in the former Soviet Union. And we know what that’s about: a record heat wave and drought, which pushed Moscow temperatures above 100 degrees for the first time ever.

The Russian heat wave was only one of many recent extreme weather events, from dry weather in Brazil to biblical-proportion flooding in Australia, that have damaged world food production.

The question then becomes, what’s behind all this extreme weather?

To some extent we’re seeing the results of a natural phenomenon, La Niña — a periodic event in which water in the equatorial Pacific becomes cooler than normal. And La Niña events have historically been associated with global food crises, including the crisis of 2007-8.

But that’s not the whole story. Don’t let the snow fool you: globally, 2010 was tied with 2005 for warmest year on record, even though we were at a solar minimum and La Niña was a cooling factor in the second half of the year. Temperature records were set not just in Russia but in no fewer than 19 countries, covering a fifth of the world’s land area. And both droughts and floods are natural consequences of a warming world: droughts because it’s hotter, floods because warm oceans release more water vapor.

As always, you can’t attribute any one weather event to greenhouse gases. But the pattern we’re seeing, with extreme highs and extreme weather in general becoming much more common, is just what you’d expect from climate change.

The usual suspects will, of course, go wild over suggestions that global warming has something to do with the food crisis; those who insist that Ben Bernanke has blood on his hands tend to be more or less the same people who insist that the scientific consensus on climate reflects a vast leftist conspiracy.

But the evidence does, in fact, suggest that what we’re getting now is a first taste of the disruption, economic and political, that we’ll face in a warming world. And given our failure to act on greenhouse gases, there will be much more, and much worse, to come.