24/05 Đẩy mạnh bảo trợ xã hội để cắt giảm nghèo đói

24/05/2011 | 10:05:00
Từ khóa : UNESCAP, Bảo trợ xã hội, Bất bình đẳng, Người nghèo

Ngày 23/5, tại phiên thảo luận của kỳ họp thứ 67 của Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, các đại biểu tham gia diễn đàn đều cho rằng bảo trợ xã hội cơ bản cho tất cả dân chúng là chìa khóa giúp người dân không rơi vào tình trạng cùng cực và bất bình đẳng kinh tế.

Trong một tài liệu nhan đề “Triển vọng của Bảo trợ” được đưa ra thảo luận tại phiên họp, UNESCAP nhấn mạnh tất cả các nước đang phát triển có thể tạo ra bảo trợ xã hội cơ bản. Chương trình bảo trợ xã hội cơ bản cả gói tiêu tốn không quá 3% thu nhập quốc dân (GNI) và có khả năng được cung cấp ở bất cứ giai đoạn nào của phát triển kinh tế.

ESCAP cho rằng chính phủ các nước không nên coi bảo trợ xã hội như một “sự ban phát” mà là nhân tố tạo nên các điều kiện giúp xây dựng “chiếc cầu nối” cho những người khó khăn nhất thoát nghèo và bất bình đẳng kinh tế. Bằng cách giảm bớt các khó khăn của người dân, “chương trình bảo trợ xã hội” sẽ mang đến cho người nghèo cơ hội và niềm tin để khắc phục các khó khăn nhằm cải thiện cuộc sống.

Bà Noeleen Heyzer, Thư ký Điều hành ESCAP, khẳng định bảo trợ xã hội không phải là một khoản chi phí. Đây là một chương trình đầu tư và hoạt động kinh tế thông minh. Bảo trợ xã hội cũng là quyền và nghĩa vụ xã hội của các nhà nước và là một hợp đồng xã hội với công dân./.

(TTXVN/Vietnam+)

18/05 Rơi tự do - Kỳ cuối: Tranh luận về chiến dịch tranh cử tổng thống

Thứ Tư, 18/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Hôm nay TTO trích đăng kỳ cuối của cuốn sách "Rơi tự do" (Freefall) của giáo sư Joseph E.Stiglitz. 10 kỳ TTO trích đăng vừa qua chỉ là một phần trong cuốn sách về kinh tế lý thú này. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi.

Khi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2008 đang đến gần, hầu như tất cả mọi người (tất nhiên là trừ Tổng thống Bush) đều thấy rõ ràng là cần phải làm nhiều việc hơn nữa để đưa được nền kinh tế ra khỏi suy thoái. Chính phủ vẫn hy vọng rằng, sau khi giải cứu các ngân hàng, các mức lãi suất thấp sẽ đủ đáp ứng yêu cầu công việc trên.

Các chính sách tiền tệ sai lầm có thể đã đóng vai trò trung tâm trong việc đưa đến Đại suy thoái, nhưng chúng sẽ không đưa đất nước ra khỏi suy thoái đó. John Maynard Keynes đã từng lý giải về sự bất lực của chính sách tiền tệ trong thời kỳ suy thoái bằng cách so sánh nó với việc dùng sợi dây để đẩy đồ vật. Khi việc kinh doanh đang sụt giảm, việc giảm lãi suất từ 2% xuống còn 1% sẽ không khiến cho các công ty xây dựng thêm nhà xưởng mới hoặc mua máy móc thiết bị mới.

Tình trạng dư thừa năng lực sản xuất thường gia tăng đáng kể trên đà suy thoái. Với những bất trắc như trên, thì thậm chí là mức lãi suất 0% cũng có thể không làm nền kinh tế hồi phục được. Hơn nữa, ngân hàng trung ương có thể hạ thấp mức lãi suất dành cho chính phủ, nhưng nó không thể quyết định được lãi suất cho các công ty hoặc thậm chí là việc các ngân hàng khác có sẵn sàng cho vay hay không. Điều có thể hy vọng nhất từ chính sách tiền tệ là nó sẽ không làm cho tình hình tồi tệ thêm – như FED và Bộ Tài chính đã sai lầm trong việc quản lý sự sụp đổ của Lehman Brothers.

Cả hai ứng cử viên tổng thống, Barack Obama và John McCain, đều đồng ý rằng cần có một chiến lược căn bản có dạng mũi đinh ba: chặn đứng dòng lũ của các khoản thế chấp xấu, kích thích nền kinh tế, và giải cứu ngành ngân hàng. Nhưng họ bất đồng về những gì nên được thực hiện trong mỗi lĩnh vực. Rất nhiều trận chiến về kinh tế, ý thức hệ, và sự phân phối từng diễn ra trong một phần tư thế kỷ trước đã được tái hiện. Kích thích kinh tế theo đề xuất của McCain là tập trung vào việc cắt giảm thuế từ đó sẽ khuyến khích tiêu dùng.

Kế hoạch của Obama lại kêu gọi tăng chi tiêu chính phủ và đặc biệt là lĩnh vực đầu tư, bao gồm cả “đầu tư xanh” nhằm giúp ích cho môi trường.6 McCain đã có một chiến lược để giải quyết vấn đề tịch biên tài sản thế chấp – chính phủ sẽ nhận lãnh các khoản thua lỗ của ngân hàng từ các khoản tín dụng xấu. Trong lĩnh vực này, McCain là người tiêu xài mạnh tay; còn chương trình của Obama khiêm tốn hơn nhưng tập trung vào việc hỗ trợ các chủ sở hữu nhà ở. Không có ứng cử viên nào có tầm nhìn rõ ràng về những gì cần làm với các ngân hàng, và cả hai đều sợ “chọc ngoáy” vào các thị trường, thậm chí còn nói bóng gió về những lời chỉ trích các nỗ lực giải cứu của Tổng thống Bush trước kia.

Thật kỳ lạ, McCain đôi khi đứng trên lập trường dân túy nhiều hơn cả Obama và dường như ông này sẵn sàng hơn trong việc chỉ trích nhiều hành vi thái quá của phố Wall. McCain có thể “ra đi êm ái”: đảng Cộng hòa được hiểu là đảng của các doanh nghiệp lớn, và McCain có tiếng là một kẻ phá hỏng niềm tin này. Obama, giống như Bill Clinton trước kia, nỗ lực để tạo khoảng cách với tai tiếng chống lại doanh nghiệp của đảng Dân chủ già cỗi, mặc dù lúc đầu ông cũng đã phát biểu hùng hồn tại trường Cooper Union giải thích lý do tại sao cần phải có các quy định tốt hơn.

Không ứng viên nào muốn gặp rủi ro khi đi vào những nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng. Phê bình sự tham lam của phố Wall là có thể chấp nhận được, nhưng thảo luận những vấn đề trong quản trị doanh nghiệp làm phát sinh các cấu trúc khuyến khích các sai lầm và từ đó cho phép những hành vi xấu có lẽ là việc quá nặng tính kỹ thuật. Nói về những nỗi khốn khổ của dân thường Hoa Kỳ thì chấp nhận được, nhưng gắn kết điều này đến sự giảm sút của tổng cầu sẽ là rủi ro, không theo đúng châm ngôn của một chiến dịch vận động tranh cử thường thấy là “giữ vấn đề ở mức đơn giản”. Obama sẽ thúc đẩy để tăng cường quyền thành lập nghiệp đoàn, nhưng chỉ như một quyền cơ bản, không phải là một phần trong chiến lược khả dĩ liên kết được với sự khôi phục kinh tế hay thậm chí là với mục tiêu khiêm tốn hơn của quá trình giảm bớt sự bất bình đẳng.

Khi tổng thống mới nhậm chức, đã có một tập hợp các dấu hiệu của việc cứu trợ. Ít nhất thì người ta nghĩ cũng phải cần làm một cái gì đó. Trong các chương tiếp theo, tôi sẽ tìm hiểu kỹ những gì mà chính quyền Obama phải đối mặt khi đã nắm được quyền lực, họ đối phó với cuộc khủng hoảng như thế nào, và những gì lẽ ra nên làm để nền kinh tế đi lên cũng như ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khác xảy ra. Tôi sẽ thử lý giải tại sao những nhà hoạch định chính sách đã chọn một số phương pháp tiếp cận nhất định – luôn cả những gì họ đã nghĩ hoặc hy vọng có thể diễn ra.

Cuối cùng, đội ngũ của ông Obama đã chọn một chiến lược bảo thủ, một chiến lược mà tôi mô tả là “loay hoay tháo gỡ”. Có lẽ, theo cách phản trực giác, đây là một chiến lược rất nguy hiểm. Một số rủi ro vốn có trong kế hoạch tổng thống của Obama có thể được nhìn thấy rõ ràng ngay khi cuốn sách này được xuất bản; những rủi ro khác sẽ chỉ lộ diện sau nhiều năm. Nhưng câu hỏi vẫn là: tại sao Obama và các cố vấn của ông ta vẫn chọn sự loay hoay này?

JOSEPH E. STIGLITZ

16/05 Rơi tự do - Kỳ 9: Rơi tự do và hậu quả của nó

Thứ Hai, 16/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Tháng 10-2008, nền kinh tế Mỹ rơi tự do, đe dọa kéo theo toàn bộ nền kinh tế thế giới đi xuống dốc. Trước đó chúng ta đã từng chứng kiến các thị trường chứng khoán sụp đổ, tín dụng bất ổn, thị trường nhà ở đình trệ, và sự điều chỉnh lượng hàng tồn kho. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Đại suy thoái, tất cả những sự kiện này cùng lúc xảy ra.

Và cũng chưa bao giờ những đám mây báo bão lại di chuyển qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhanh đến vậy, tập trung thêm sức tàn phá khi chúng đi qua. Nhưng trong khi mọi thứ dường như đang rơi rụng từng phần cùng một lúc, người ta nhìn thấy có một nguồn gốc chung: sự cho vay thiếu thận trọng của lĩnh vực tài chính, vốn đã nuôi dưỡng bong bóng nhà ở để cuối cùng đã nổ tung.

Sự kiện thực tế được phơi bày là: những hậu quả này có thể được dự đoán và đã được dự đoán từ. Các bong bóng này và hậu quả của chúng cũng chẳng có gì mới lạ, như chính chủ nghĩa tư bản và giới ngân hàng. Đơn giản chỉ là Hoa Kỳ đã xóa bỏ được các bong bóng này trong nhiều thập kỷ từ sau cuộc Đại suy thoái, với các quy định do chính phủ ban hành sau khi bị “chấn thương”. Một khi quy định bị bãi bỏ, việc tái diễn các nỗi kinh hoàng của quá khứ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Cái gọi là “cải cách tài chính” chỉ làm cho các bong bóng phình to hơn trước khi nó nổ tung, và làm cho việc thu dọn sau vụ nổ trở nên khó khăn hơn.1

Yêu cầu cần phải có các biện pháp quyết liệt đã trở nên rõ ràng từ hồi tháng 8 năm 2007. Thời điểm này, sự khác biệt giữa các mức lãi suất cho vay liên ngân hàng (lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay) và lãi suất từ trái phiếu chính phủ ngắn hạn T-bills (mức lãi suất mà chính phủ đi vay tiền trong ngắn hạn) là rất lớn. Trong một nền kinh tế “bình thường”, các mức lãi suất này chỉ khác nhau chút ít. Khi có khác biệt lớn, nghĩa là các ngân hàng đã không tin tưởng lẫn nhau.

Các thị trường tín dụng có nguy cơ bị đóng băng – và vì một lý do chính đáng. Ai cũng biết những rủi ro lớn họ phải đối mặt trên bảng cân đối tài chính, khi các khoản thế chấp mà họ nắm giữ đang trở nên bất lợi và còn thêm các khoản mất mát khác. Họ biết tình hình đang bấp bênh đến mức nào – và họ chỉ có thể dự đoán về sự bấp bênh của các ngân hàng khác.

Bong bóng vỡ tan và thắt chặt tín dụng là những hậu quả không thể tránh khỏi. Chưa thể cảm nhận được ngay sau một đêm mà sẽ phải mất hàng tháng, nhưng chẳng có lối tư duy ảo tưởng nào có thể ngăn chặn quá trình này lại. Nền kinh tế đi xuống. Và khi kinh tế xuống dốc sẽ kéo theo số lượng các vụ tịch biên tài sản thế chấp ngày càng tăng thêm. Những vấn đề liên quan đến bất động sản đầu tiên chỉ lộ diện trên thị trường tín dụng dưới chuẩn, nhưng sau đó nhanh chóng xuất hiện trong các lĩnh vực khác.

Nếu người Mỹ không thể thanh toán việc mua nhà, thì họ cũng sẽ gặp khó khăn khi phải thanh toán các thẻ tín dụng. Khi giá bất động sản giảm sút, việc nảy sinh các rắc rối trong trong lĩnh vực bất động sản dân cư và thương mại chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi lượng chi cho tiêu dùng cạn kiệt, chắc chắn rằng nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản – đồng nghĩa với việc tỷ lệ vỡ nợ từ các khoản vay thương mại cũng sẽ tăng thêm.

Tổng thống Bush đã khẳng định rằng chỉ có những gợn sóng nhỏ trên thị trường nhà ở và một vài chủ sở hữu nhà chịu tổn thương. Khi thị trường nhà đã giảm đến mức thấp nhất trong 14 năm qua, ông đã trấn an cả nước vào ngày 17 tháng 10 năm 2007: “Tôi cảm thấy ổn trong nhiều chỉ số kinh tế tại Hoa Kỳ”. Ngày 13 tháng 11, ông khẳng định lại: “Nền tảng của kinh tế nước ta rất mạnh, và chúng ta có một nền kinh tế với sức bật tốt”. Nhưng những căn bệnh trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản vẫn tiếp tục diễn biến xấu đi. Khi nền kinh tế đi vào suy thoái trong tháng 12 năm 2007, ông bắt đầu phải thừa nhận rằng có thể có vấn đề: “rõ ràng là đang xuất hiện những đám mây của cơn bão và sự quan ngại, nhưng căn bản vẫn là tốt”.

Khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi hành động từ các nhà kinh tế học và từ lĩnh vực kinh doanh, Tổng thống Bush đã quay sang dùng liệu pháp quen thuộc mà ông dành cho mọi căn bệnh của nền kinh tế và đã thông qua việc cắt giảm 168 tỷ dollar tiền thuế trong tháng 2 năm 2008. Hầu hết các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes đều dự đoán rằng liều thuốc này sẽ không hiệu quả. Người Mỹ đã phải gồng gánh nợ nần và chịu đựng những nỗi lo lớn, vậy tại sao họ sẽ chi tiêu, chứ không phải là tiết kiệm, từ khoản cắt giảm thuế nho nhỏ này? Trên thực tế, họ đã để dành lại hơn một nửa, do đó chỉ kích thích được chút ít cho một nền kinh tế đang trì trệ.

Nhưng mặc dù ủng hộ việc cắt giảm thuế, Tổng thống vẫn không chịu tin rằng nền kinh tế đang phải đối đầu với suy thoái. Thật vậy, ngay cả khi đất nước đã rơi vào suy thoái được vài tháng, ông vẫn không chịu thừa nhận khi tuyên bố vào ngày 28 tháng 2 năm 2008, “tôi không nghĩ rằng chúng ta đang đương đầu với suy thoái”. Ngay sau đó, khi các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính mai mối cho một “đám cưới chạy” giữa gã khổng lồ trong ngành đầu tư là Bear Stearns với JP Morgan Chase với giá chỉ là 2 dollar một cổ phiếu (sau đó sửa thành 10 dollar), thì rõ ràng là vụ nổ bong bóng đã gây ra thiệt hại nhiều hơn chứ không chỉ là một gợn sóng nhỏ cho nền kinh tế.

Khi Lehman Brothers phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong tháng 9, cũng chính những quan chức này đột ngột đổi hướng và cho phép ngân hàng sụp đổ, khởi động một dòng thác giải cứu trị giá hàng tỉ dollar. Sau đó, việc suy thoái kinh tế không thể bị phớt lờ được nữa. Nhưng sự sụp đổ của Lehman Brothers là hệ quả, chứ không phải nguyên nhân, của nền kinh tế đang tan rã, giúp tăng tốc quá trình đã được xác lập.

Bất chấp thất nghiệp tăng cao (trong 9 tháng đầu năm 2008, có khoảng 1.8 triệu người mất việc làm, cùng với 6.1 triệu người Mỹ phải làm việc bán thời gian, vì họ không thể có được một công việc toàn thời gian) và chỉ số Dow Jones trung bình giảm 24% từ tháng 1 năm 2008, Tổng thống Bush và các cố vấn của ông vẫn khăng khăng cho rằng điều này không tệ như vẻ bề ngoài của chúng. Tổng thống Bush đã nói trong bài diễn văn ngày 10 tháng 10 năm 2008, “Chúng ta đã biết những vấn đề ở đây là gì, chúng ta có những công cụ cần thiết để xử lý chúng, và chúng ta đang nhanh chóng làm điều đó”.

Tuy nhiên, trên thực tế thì chính quyền Bush đã chuyển sang một tập hợp hữu hạn các công cụ – và thậm chí sau đó không thể chọn lựa được cách thức nào để làm cho các công cụ đó phát huy hiệu quả. Chính phủ đã từ chối không giúp các chủ sở hữu nhà, không hỗ trợ những người thất nghiệp, và không kích thích nền kinh tế thông qua các biện pháp phổ thông thường thấy (tăng chi tiêu, hoặc thậm chí là “các công cụ lựa chọn” của nó, hay cắt giảm thuế nhiều hơn nữa). Chính phủ lại tập trung vào việc ném tiền cho các ngân hàng nhưng đã lúng túng vì phải chật vật nhằm tìm ra một phương cách hiệu quả, một phương thức sẽ nhanh chóng khởi động lại tiến trình cho vay.

Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, vụ quốc hữu hóa Fannie Mae và Freddie Mac, và đợt giải cứu AIG, ông Bush vội vã đi cứu các ngân hàng với khoản tiền khổng lồ 700 tỷ dollar, với một chương trình có tên hoa mỹ là “Chương trình xử lý các tài sản có vấn đề” (TARP: Troubled Asset Relief Program). Chính sách của Tổng thống Bush vào mùa thu 2008 nhằm giúp các ngân hàng nhưng lại bỏ qua hàng triệu ngôi nhà bị tịch biên cũng gần giống như việc truyền thêm nhiều máu cho một bệnh nhân đã tử vong vì xuất huyết nội.

Lẽ ra cần phải làm rõ một điều là: nếu không tác động gì đến các nền tảng căn bản của nền kinh tế và can thiệp vào dòng lũ của các khoản thế chấp bị tịch biên, thì việc đổ tiền vào các ngân hàng cũng chẳng thể giải cứu chúng được. Ở mức tối đa thì việc bơm tiền mặt chỉ là một thứ thuốc giảm đau tạm thời. Các đợt giải cứu nối đuôi nhau, thậm chí một ngân hàng được giải cứu nhiều lần 5 (chẳng hạn như Citibank, ngân hàng lớn nhất của Mỹ tại thời điểm đó).

JOSEPH E. STIGLITZ

Kỳ cuối: Tranh luận về sự phục hồi và chiến dịch vận động tranh cử tổng thống

Khi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11-2008 đang đến gần, hầu như tất cả mọi người (tất nhiên là trừ Tổng thống Bush) đều thấy rõ ràng là cần phải làm nhiều việc hơn nữa để đưa được nền kinh tế ra khỏi suy thoái. Chính phủ vẫn hy vọng rằng, sau khi giải cứu các ngân hàng, các mức lãi suất thấp sẽ đủ đáp ứng yêu cầu công việc trên. Nhưng...

15/05 Rơi tự do - Kỳ 8: Bức tranh lớn

Chủ Nhật, 15/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Đằng sau tất cả các triệu chứng rối loạn chức năng như trên là một sự thật lớn hơn: nền kinh tế thế giới đang trải qua cơn địa chấn. Trước kia, Đại suy thoái đã xảy ra trùng hợp với sự suy giảm trong nền sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ; giá cả trong ngành nông nghiệp đã sụt giảm ngay trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929.

Sự gia tăng năng suất nông nghiệp thật đáng nể và chỉ cần một tỷ lệ nhỏ dân số cũng có thể sản xuất ra tất cả những thực phẩm đáp ứng tiêu thụ toàn quốc. Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế trong đó ngành chế tạo đóng vai trò thống trị là không dễ dàng. Trong thực tế, nền kinh tế chỉ tiếp tục tăng trưởng trở lại khi Chính sách Kinh tế mới (New Deal) được khởi động và Thế Chiến II thu hút nhân công đến làm việc trong các nhà máy.

Xu hướng tiềm ẩn ngày nay tại Hoa Kỳ là: thoát ra khỏi sản xuất và bước vào lĩnh vực dịch vụ. Cũng giống như trước, điều này một phần là vì sự thành công trong việc tăng năng suất trong ngành chế tạo, do đó một phần nhỏ trong tổng dân số có thể sản xuất ra tất cả các đồ chơi, xe hơi, TV đáp ứng được nhu cầu của một xã hội thậm chí là quá thiên về vật chất và tiêu dùng hoang phí nhất. Nhưng tại Hoa Kỳ và Châu Âu, còn có thêm một chiều hướng bổ sung: toàn cầu hóa, có nghĩa là sự thay đổi trong vị thế sản xuất và lợi thế so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước đang phát triển khác.

Đi kèm với sự điều chỉnh “kinh tế vi mô” này là một tập các sự mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô: trong khi Hoa Kỳ nên tiết kiệm cho các quỹ hưu trí của thế hệ baby-boom (những người ra đời trong giai đoạn bùng nổ dân số sau Thế chiến, từ năm 1946 đến 1964 – ND) đang lão hóa, quốc gia này lại sống vượt ra ngoài lượng của cải sở hữu được, được tài trợ trên quy mô rộng lớn bởi Trung Quốc và các nước đang phát triển khác – những quốc gia đã sản xuất được nhiều hơn mức họ tiêu dùng.

Việc các quốc gia cho nhau vay tiền là bình thường – một số nước muốn giảm mức thâm hụt thương mại, những nước khác lại muốn giảm mức thặng dư – nhưng mô hình theo đó các nước nghèo cho nước giàu vay tiền là khá kỳ lạ và độ lớn của mức thâm hụt dường như không bền vững. Khi các quốc gia đi vay nhiều hơn, bên cho vay có thể mất dần đi niềm tin rằng con nợ có thể trả được nợ vay và điều này có thể đúng ngay cả đối với một con nợ giàu có như Mỹ. Để giúp nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu hồi phục, cần tái cơ cấu các nền kinh tế này theo kinh tế học kiểu mới và điều chỉnh lại sự mất cân bằng toàn cầu.

Chúng ta không thể quay trở lại tình hình mà chúng ta đã có trước khi bong bóng vỡ vào năm 2007. Mà chúng ta cũng không nên quay lại. Có rất nhiều vấn đề với nền kinh tế này – như chúng ta đã thấy. Tất nhiên, cũng có cơ hội để cho một bong bóng mới sẽ thay thế các bong bóng nhà ở, cũng giống như bong bóng nhà ở đã từng thế chỗ cho bong bóng công nghệ. Nhưng những “giải pháp” kiểu này chỉ có thể trì hoãn “ngày đại họa”. Bất kỳ bong bóng mới nào cũng có thể gây nguy hiểm: các bong bóng dầu mỏ đã đẩy nền kinh tế đến bờ vực thẳm. Chúng ta càng chậm trễ trong việc đối phó với những vấn đề cốt lõi thì việc thế giới tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sẽ càng lâu xảy ra hơn.

Có một phép thử đơn giản để xem liệu Hoa Kỳ đã có những bước tiến đủ dài nhằm bảo đảm sẽ không có một cuộc khủng hoảng nữa hay chưa: nếu các đề xuất cải cách đã được thực thi, thì có thể tránh được cuộc khủng hoảng hiện nay không? Hay là dù sao thì khủng hoảng cũng xảy ra? Ví dụ, trao nhiều quyền lực hơn cho Cục Dự trữ Liên bang là nội dung cốt lõi trong các đề xuất cải cách công tác điều tiết của chính quyền Obama. Nhưng khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, Cục Dự trữ Liên bang đã có quyền hạn nhiều hơn mức mà nó đã sử dụng.

Trong hầu hết các lời lý giải về cuộc khủng hoảng này, họ đã luôn là trung tâm của việc tạo ra các bong bóng hiện nay và trước đó. Có lẽ chủ tịch của FED đã nhận được bài học của riêng mình. Nhưng chúng ta đang sống trong một đất nước của pháp luật, chứ không phải chỉ là của những con người: chúng ta có nên có một chế độ với yêu cầu trước tiên là phải thiêu hủy FED để đảm bảo rằng sẽ không thiết lập nên một tổ chức nào khác nữa? Liệu chúng ta có thể tin vào một hệ thống mong manh chỉ dựa vào triết lý kinh tế và sự hiểu biết của một người – hoặc thậm chí là cả 7 thành viên trong Hội đồng Quản trị của FED? Khi cuốn sách này được phát hành, rõ ràng là các biện pháp cải cách đã không đi đủ xa.

Chúng ta không thể chờ thời gian sau cuộc khủng hoảng. Thật vậy, cách thức mà chúng ta đã xử lý cuộc khủng hoảng có thể làm cho việc nhận ra được toàn bộ những vấn đề sâu xa hơn trở nên khó khăn thêm. Chương kế tiếp sẽ phác họa những gì chúng ta lẽ ra nên làm để giải quyết cuộc khủng hoảng – và tại sao những gì chúng ta đã làm là thiếu sót rất nhiều.

JOSEPH E. STIGLITZ

Kỳ tới: Rơi tự do và hậu quả của nó

Tháng 10 năm 2008, nền kinh tế Mỹ rơi tự do, đe dọa kéo theo toàn bộ nền kinh tế thế giới đi xuống dốc. Trước đó chúng ta đã từng chứng kiến các thị trường chứng khoán sụp đổ, tín dụng bất ổn, thị trường nhà ở đình trệ, và sự điều chỉnh lượng hàng tồn kho. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Đại suy thoái, tất cả những sự kiện này cùng lúc xảy ra.

14/05 Rơi tự do - Kỳ 7: Khủng hoảng toàn cầu

Thứ Bảy, 14/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Cuộc khủng hoảng nhanh chóng trở thành toàn cầu - và không đáng ngạc nhiên, khi gần một phần tư các khoản vay thế chấp của Hoa Kỳ đã được chuyển sang nước ngoài. Điều này vô tình đã giúp nước Mỹ: nếu các tổ chức nước ngoài không mua lại rất nhiều các công cụ độc hại và các khoản nợ vay, thì tình hình ở đây có thể còn tệ hại hơn nữa.

Nhưng trước tiên là Hoa Kỳ đã xuất khẩu được triết lý về việc hủy bỏ quy định (deregulatory philosophy) - nếu không thì những người nước ngoài hẳn sẽ chẳng mua quá nhiều các khoản thế chấp nguy hiểm kia. Suy cho cùng, Hoa Kỳ đã xuất khẩu được đợt suy thoái của họ. Tất nhiên, đây chỉ một trong nhiều kênh để thông qua đó cuộc khủng hoảng Hoa Kỳ trở thành khủng hoảng toàn cầu: nền kinh tế Mỹ vẫn là lớn nhất, và sự suy thoái của nó rất dễ ảnh hưởng đến toàn cầu. Hơn nữa, các thị trường tài chính toàn cầu đã trở nên gắn bó mật thiết với nhau - được chứng minh bởi thực tế là 2 trong số 3 đối tượng chủ chốt tham gia vào chiến dịch giải cứu AIG của Chính phủ Mỹ là các ngân hàng nước ngoài.

Thoạt đầu, nhiều người châu Âu đã nói đến chuyện độc lập không phụ thuộc nhau, rằng họ vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình ngay khi Hoa Kỳ rơi vào suy thoái: sự phát triển ở Châu Á sẽ cứu họ. Có vẻ như đây chỉ là mơ ước. Các nền kinh tế châu Á vẫn còn quá nhỏ (toàn bộ lượng tiêu thụ của châu Á cũng chỉ bằng 40% của Hoa Kỳ), và sự tăng trưởng của họ chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ngay cả sau khi triển khai những gói kích thích kinh tế lớn, sự tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2009 cũng giảm sút khoảng 3 – 4% so với mức mà họ đã có được trước khi xảy ra khủng hoảng. Thế giới này là gắn kết chặt chẽ với nhau; một đợt suy thoái tại Hoa Kỳ rất có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu. (Sự bất đối xứng ở đây là: vì có thị trường quốc nội rộng lớn và chưa được khai thác hoàn toàn, nên châu Á vẫn có thể tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi Hoa Kỳ và Châu Âu đang yếu kém - tôi sẽ quay lại vấn đề này trong Chương 8).

Trong khi các định chế tài chính châu Âu phải hứng chịu hậu quả khi mua lại các khoản thế chấp độc hại và trò cờ bạc mạo hiểm mà họ đã chơi với các ngân hàng Mỹ, một số quốc gia châu Âu cũng phải vật lộn với những vấn đề khó khăn theo cách riêng của họ. Tây Ban Nha cũng đã để cho một bong bóng nhà ở phình to và hiện đang phải gánh chịu sự sụp đổ gần như hoàn toàn của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, trái ngược với Hoa Kỳ, các quy định cứng rắn của giới ngân hàng Tây Ban Nha cho phép các ngân hàng của họ chịu đựng được một chấn thương nghiêm trọng và kết quả chữa trị tốt hơn - mặc dù không ngạc nhiên gì khi toàn bộ nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề.

Nước Anh cũng “bó tay” với bong bóng bất động sản. Nhưng tệ hơn, dưới ảnh hưởng của trung tâm tài chính London, họ rơi vào cái bẫy của “cuộc lặn đua xem ai tới đáy trước”, cố gắng làm bất cứ điều gì để có thể thu hút các doanh nghiệp tài chính. Quy định “lỏng” tại thị trường này đã chẳng tốt đẹp gì hơn so với ở Hoa Kỳ. Bởi vì người Anh đã để cho lĩnh vực tài chính nắm vai trò lớn hơn trong nền kinh tế của họ, chi phí cho các khoản giải cứu (tương ứng) thậm chí còn lớn hơn.

Giống như ở Hoa Kỳ, nền văn hóa của lương cao và tiền thưởng nhiều đã phát triển. Nhưng ít nhất người Anh hiểu rằng nếu bạn đem tiền của những người nộp thuế vào ngân hàng, bạn phải làm sao để có thể chắc chắn rằng ngân hàng sử dụng cho các mục đích như dự định - cho vay nhiều hơn, chứ không phải dùng làm tiền thưởng và chi trả cổ tức. Và ít nhất thì tại nước Anh, người ta hiểu rằng phải có người chịu trách nhiệm - lãnh đạo của các ngân hàng được giải cứu đã được thay thế - và chính phủ Anh yêu cầu rằng những người nộp thuế phải nhận được giá trị công bằng từ những vụ giải cứu trên, chứ không phải là thứ “hàng kính biếu” trong các đợt giải cứu dưới cả chính quyền Obama và Bush.

Iceland là một ví dụ tuyệt vời cho những sai lầm khi một nền kinh tế nhỏ và mở cửa đã vận dụng câu thần chú “bãi bỏ quy định” một cách mù quáng. Những người dân có học thức của đất nước này đã làm việc chăm chỉ và đã đi đầu trong các công nghệ hiện đại. Họ đã vượt qua những bất lợi do khoảng cách địa lý, thời tiết khắc nghiệt, và sự suy yếu của cổ phiếu các doanh nghiệp nghề cá - một trong những nguồn thu truyền thống của họ - để đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 40.000 dollar. Vậy mà do hành vi thiếu thận trọng của các ngân hàng Iceland đã đặt tương lai của đất nước vào tình thế lâm nguy.

Tôi đã nhiều lần ghé thăm Iceland trong thập kỷ này và cảnh báo các rủi ro từ chính sách tự do hóa. Đất nước có 300.000 dân này chỉ có 3 ngân hàng nhận tiền gửi và mua một số tài sản có tổng trị giá khoảng 176 tỷ dollar, nghĩa là gấp 11 lần so với GDP. Với sự sụp đổ thảm khốc của hệ thống ngân hàng vào mùa thu năm 2008, Iceland đã trở thành quốc gia phát triển đầu tiên trong vòng hơn 30 năm phải quay sang cầu cứu IMF. Các ngân hàng Iceland, cũng như các ngân hàng ở nước khác, đã ứng dụng các đòn bẩy tài chính lớn và rủi ro cao. Khi các thị trường tài chính nhận ra những rủi ro và bắt đầu rút tiền ra, các ngân hàng này (nhất là Landsbanki) thu hút tiền gửi từ các người gửi tiền tại Anh và Hà Lan bằng cách cung cấp cho họ tài khoản “Icesaver” có lợi nhuận cao.

Người gửi tiền lại dại dột nghĩ rằng họ được mời một “bữa ăn trưa miễn phí”: có tiền lãi cao hơn mà không có rủi ro. Có lẽ họ cũng thiếu thông minh khi nghĩ rằng chính phủ đang làm công việc điều tiết. Nhưng, cũng như ở khắp mọi nơi, đa phần các cơ quan điều tiết đều giả định rằng thị trường sẽ tự lo cho bản thân chúng. Nhận vào tiền gửi chỉ làm trì hoãn “ngày đại họa”. Iceland không thể đủ khả năng bơm hàng trăm tỷ dollar vào các ngân hàng suy yếu. Khi sự thật này dần dần hé lộ trước mắt những người đã cung cấp tiền vào các ngân hàng, sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng chỉ là vấn đề thời gian; sự hỗn loạn toàn cầu sau sự sụp đổ của Lehman Brothers dẫn đến những điều tất yếu trong mọi trường hợp.

Không giống như Hoa Kỳ, chính phủ Iceland biết rằng họ không thể cứu các trái chủ hoặc các cổ đông. Vấn đề ở đây là liệu chính phủ có giải cứu các tập đoàn đã từng cam kết với người gửi tiền hay không, và họ hào phóng đến mức nào đối với những người gửi tiền nước ngoài. Nước Anh đã sử dụng chiến thuật “bàn tay sắt” - đến mức dùng cả luật chống khủng bố để giành lại các tài sản từ Iceland - và khi Iceland quay sang cầu viện IMF và các nước Bắc Âu, họ khẳng định rằng những người nộp thuế của Iceland đã cứu những người gửi tiền của Anh và Hà Lan, thậm chí còn vượt hơn cả số tiền trong tài khoản đã được bảo đảm.

Trong chuyến trở lại thăm Iceland vào tháng 9 năm 2009, nghĩa là gần một năm sau đó, tôi thấy sự giận dữ đã trở nên rất rõ ràng. Tại sao người nộp thuế của Iceland phải trả giá cho sự thất bại của một ngân hàng tư nhân, đặc biệt là khi các cơ quan điều tiết của nước ngoài đã không làm được công việc bảo vệ các công dân của họ? Trước những phản ứng mạnh mẽ của các chính phủ châu Âu, người ta thường cho rằng Iceland đã phạm một sai lầm cơ bản trong quá trình hội nhập Châu Âu: “thị trường chung”, có nghĩa là bất kỳ ngân hàng châu Âu nào cũng đều có thể hoạt động ở bất cứ quốc gia nào. Trách nhiệm địều tiết, quản lý đã được chuyển về nước xuất xứ. Nhưng nếu một quốc gia không hoàn thành công việc, thì công dân của họ ở các nước khác có thể mất tiền tỷ. Châu Âu không muốn nghĩ đến điều này cũng như những hàm ý sâu xa của nó; vậy thì tốt hơn là để mặc Iceland nhỏ bé gánh chịu khoản tiền này, số tiền tương đương 100% GDP của họ!

Khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn ở Hoa Kỳ và Châu Âu, các nước khác trên thế giới cũng phải gánh chịu sự sút giảm trong lượng tổng cầu của thế giới. Các nước đang phát triển đặc biệt phải gánh chịu nhiều nhất, khi kiều hối giảm (chuyển tiền từ các thành viên trong gia đình từ các nước phát triển) và luồng vốn chảy vào trong nước cũng giảm mạnh, và trong một số trường hợp còn là đảo chiều. Nếu như cuộc khủng hoảng của Hoa Kỳ bắt đầu từ ngành tài chính và sau đó lan ra các phần còn lại của nền kinh tế, thì ở nhiều nước đang phát triển - bao gồm cả những quốc gia có quy định tài chính tốt hơn nhiều so với Hoa Kỳ - những vấn đề trong “nền kinh tế thật” là rất lớn, đến mức cuối cùng chúng đã gây ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính.

Cuộc khủng hoảng lan nhanh một phần là do các chính sách, đặc biệt là chính sách tự do hóa thị trường vốn và tài chính, mà IMF và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã tuồn vào các nước này – dựa trên cùng một ý thức hệ về thị trường tự do đã từng làm nước Mỹ khốn đốn trước kia. Nhưng ngay cả Hoa Kỳ còn nhận thấy rất khó để có đủ hàng ngàn tỷ dollar cho việc giải cứu và kích thích nền kinh tế, thì những hành động tương tự của các quốc gia nghèo hơn đúng là vượt quá năng lực của họ.

JOSEPH E. STIGLITZ

Kỳ tới: Bức tranh lớn

Đằng sau tất cả các triệu chứng rối loạn chức năng như trên là một sự thật lớn hơn: nền kinh tế thế giới đang trải qua cơn địa chấn.

13/05 Rơi tự do - Kỳ 6: Những ai có thể tiên liệu được vụ việc?

Thứ Sáu, 13/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Sau tai nạn, tất cả những người trong thị trường tài chính và các cơ quan điều tiết đều tuyên bố: “Ai có thể lường trước những chuyện này chứ?”. Thực ra, đã có nhiều nhà phê bình biết trước - nhưng các dự báo khủng khiếp của họ đã là những sự thật khó chịu: quá nhiều người đã kiếm được quá nhiều tiền nên chẳng ai có thể nghe được lời cảnh báo của họ.

Tôi chắc chắn không phải là người mong muốn nền kinh tế Hoa Kỳ sụp đổ, kéo theo hậu quả toàn cầu. Nhà kinh tế học Nouriel Roubini, chuyên gia tài chính George Soros của Đại học New York, Stephen Roach của Morgan Stanley, chuyên gia về nhà ở Robert Shiller của Đại học Yale, và Robert Wescott từng là thành viên của Hội đồng cố vấn kinh tế/ Hội đồng Kinh tế Quốc gia của tổng thống Clinton trước đây đều lặp đi lặp lại những lời cảnh báo. Tất cả đều là các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes, cùng chia sẻ quan điểm cho rằng thị trường không tự điều chỉnh. Hầu hết chúng ta đều lo lắng về bong bóng nhà ở; một số người (như Roubini) tập trung vào các rủi ro gây ra từ sự mất cân bằng toàn cầu dẫn đến sự thay đổi bất ngờ trong tỷ giá hối đoái.

Nhưng những nhà thiết kế của chiếc bong bóng (Henry Paulson đã đưa Goldman Sachs lên một đòn bẩy có tầm cao mới, và Ben Bernanke đã cho phép tiếp tục cấp phát các khoản vay thế chấp xấu) vẫn cứ tin rằng thị trường có khả năng tự điều chỉnh - cho đến khi họ buộc phải đối mặt với thực tế là sự sụp đổ trên quy mô lớn. Một người không cần phải có bằng Tiến sĩ tâm lý học thì mới hiểu được lý do tại sao người ta cứ muốn giả vờ rằng nền kinh tế chỉ đang trải qua giai đoạn xáo trộn nho nhỏ, diễn biến này có thể dễ dàng được gạt sang một bên.

Đến tháng 3 năm 2007, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Bernanke vẫn tuyên bố rằng “dường như đã kiểm soát được các ảnh hưởng từ thị trường tín dụng dưới chuẩn đối với nền kinh tế trên quy mô rộng hơn và các thị trường tài chính”. Thậm chí là 1 năm sau, ngay cả sau khi Bear Stearns (một ngân hàng đầu tư của Mỹ - ND) sụp đổ, với những tin đồn về sự sụp đổ của Lehman Brothers sắp xảy ra, dòng thông tin chính thống (không những chỉ tuyên bố công khai mà còn có ngay trong các phòng họp kín giữa các quan chức ngân hàng nhà nước khác) vẫn là: nền kinh tế đang trên đường hồi phục mạnh mẽ sau một vài sự cố nhỏ.

Bong bóng bất động sản buộc phải nổ tung chính là triệu chứng rõ ràng nhất của “căn bệnh kinh tế”. Nhưng đằng sau triệu chứng này là những vấn đề căn bản hơn. Nhiều người đã cảnh báo các rủi ro của việc bãi bỏ các quy định. Trở lại thời điểm năm 1992, tôi đã lo ngại việc chứng khoán hóa các khoản thế chấp sẽ kết thúc trong thảm họa, vì cả người mua và người bán đều đánh giá thấp khả năng giảm giá và phạm vi của mối tương quan.

Thật vậy, bất cứ ai nhìn kỹ vào nền kinh tế Mỹ đều có thể dễ dàng thấy rằng: tồn tại các vấn đề lớn trên tầm “vĩ mô” cũng như “vi mô”. Như tôi đã trình bày trước đây, nền kinh tế của chúng ta đã được duy trì bởi một bong bóng không bền vững. Nếu không có bong bóng, tổng cầu - tổng số tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, các công ty, chính phủ, và người nước ngoài cần có - sẽ yếu, một phần vì sự bất bình đẳng ngày càng tăng tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới, theo đó tiền được dịch chuyển từ những người lẽ ra phải tiêu dùng nó sang những người không dùng.

Trong nhiều năm qua, người đồng nghiệp Columbia là Bruce Greenwald và tôi đã quan tâm chú ý nhiều đến vấn đề rộng hơn khi có sự thiếu hụt trong lượng tổng cầu trên toàn thế giới - là tổng số tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà mọi người trên toàn cầu muốn mua. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tổng cầu thế giới là một vấn đề. Nếu tổng cầu của mọi người trên thế giới thấp hơn sản lượng mà thế giới có thể sản xuất ra, thì đó là lúc phát sinh trục trặc - một nền kinh tế toàn cầu yếu kém. Một trong những lý do tại sao lượng tổng cầu của thế giới yếu kém là do mức dự trữ gia tăng - lượng tiền mà các quốc gia để dành lại cho những “ngày mưa bão”.

Các nước đang phát triển đã để dành hàng trăm tỷ dollar nhằm tự bảo vệ mình trước sự bất ổn toàn cầu ở cấp độ cao, từng để lại dấu ấn trong thời kỳ bãi bỏ quy định, và từ lúc họ cảm thấy khó chịu khi phải cầu cứu IMF. Một vị thủ tướng của một quốc gia từng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997 nói với tôi rằng: “Chúng tôi đã “theo học” khóa ‘97. Chúng tôi đã học được những gì sẽ xảy ra nếu không có đủ tiền dự trữ”.

Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn cũng tích lũy khoản dự trữ - họ biết rằng mức giá cao của dầu thô là không bền vững. Đối với một số quốc gia thì lại có một lý do khác để tích lũy dự trữ. Tăng trưởng nhờ xuất khẩu đã được tán dương như phương cách tốt nhất cho các nước đang phát triển để đi lên; sau khi các quy tắc thương mại mới từ Tổ chức Thương mại Thế giới đã lấy đi rất nhiều công cụ truyền thống mà các nước đang phát triển đã sử dụng để giúp tạo ra các ngành mới, nhiều quốc gia đã chuyển sang chính sách: giữ tỷ giá hối đoái ở mức cạnh tranh. Và điều này có nghĩa là mua vào đồng dollar, bán ra các loại nội tệ, và tích lũy dự trữ.

Tất cả đều là các lý do chính đáng để tích lũy dự trữ, nhưng điều này đã mang lại một hệ quả xấu: tổng cầu trên thế giới bị thiếu hụt. 500 tỉ dollar, hoặc nhiều hơn, đã được để dành riêng sang một bên cho dự trữ hàng năm trong giai đoạn trước khi có cuộc khủng hoảng. Hoa Kỳ đã đến giải cứu tình hình với mức tiêu dùng bừa bãi dựa trên các khoản vay nợ, các khoản chi tiêu vượt quá khả năng. Quốc gia này trở thành giải pháp tiêu dùng cuối cùng của thế giới. Nhưng tình thế này là không bền vững.

JOSEPH E. STIGLITZ

11/05 Rơi tự do - Kỳ 5: Ngoại ứng, hay các tác động bên ngoài

Thứ Tư, 11/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Hôm nay TTO trích đăng kỳ 5 của cuốn sách "Rơi tự do" (Freefall) của Joseph E.Stiglitz. 5 kỳ chỉ là một phần trong cuốn sách dày lý thú này.

Các quan chức ngân hàng đã không nghĩ rằng một số các công cụ tài chính là nguy hiểm đối với phần còn lại của thị trường như thế nào, nguy hiểm trên phạm vi bên ngoài rộng lớn đã ra sao. Trong kinh tế học, thuật ngữ kỹ thuật ngoại ứng (externalities) đề cập đến những tình huống khi mà một giao dịch thị trường lại tạo ra chi phí hoặc lợi ích lên những bên khác không tham gia giao dịch.

Nếu bạn đang kinh doanh bằng tài khoản của mình và bạn thua lỗ, mất tiền thì chuyện này thực sự chẳng ảnh hưởng đến bất cứ ai khác. Tuy nhiên, hệ thống tài chính ngày nay là đan xen vào nhau và là trung tâm của nền kinh tế, một khi một tổ chức lớn trong đó đổ vỡ cũng có thể khiến cho toàn bộ hệ thống sụp đổ theo. Sự đổ vỡ hiện nay đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người: hàng triệu người bị mất nhà cửa, và hàng triệu người nữa đã thấy nhà cửa của họ không còn giá trị; toàn bộ cộng đồng bị tàn phá; người nộp thuế phải thanh toán cho các khoản thua lỗ của các ngân hàng và người lao động bị mất công ăn việc làm. Cái giá phải trả không chỉ ở Mỹ mà còn là trên toàn thế giới, bởi hàng tỷ người không có lợi ích gì từ những hành động thiếu thận trọng của các ngân hàng.

Khi nảy sinh những vấn đề nghiêm trọng về sự đại diện và các ngoại ứng, theo cách điển hình thì các thị trường sẽ không làm việc hiệu quả – trái với quan điểm phổ biến về năng lực của thị trường. Đây là một trong những căn nguyên để điều tiết, quản lý thị trường tài chính. Các cơ quan điều tiết là tấm lá chắn cuối cùng để chống lại những hành vi vừa quá mạo hiểm vừa vô nguyên tắc của các ngân hàng, nhưng sau nhiều năm tập trung nỗ lực vận động hành lang của giới ngân hàng, chính phủ đã không những gỡ bỏ các quy định hiện tại mà còn không thể áp dụng những quy định mới nhằm ứng phó với bối cảnh tài chính đang thay đổi.

Những người không hiểu tại sao các quy định là cần thiết – và do đó tin rằng không cần các quy định – lại trở thành những người quản lý, điều tiết bằng các quy định. Việc bãi bỏ vào năm 1999 đối với đạo luật Glass – Steagall trước kia đã tách biệt các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại (luật được Quốc hội Mỹ thông qua từ năm 1933, nghiêm cấm các ngân hàng thương mại cấu kết với các tổ chức môi giới có đầy đủ chức năng hoặc tham gia vào các hoạt động đầu tư – ND) đã tạo ra các ngân hàng khổng lồ chưa từng có, quá lớn với ảo tưởng không thể sụp đổ. Khi nhận thức rằng mình quá lớn không thể “chết” được thì họ lại càng hăng máu trong việc chấp nhận rủi ro.

Cuối cùng, các ngân hàng đã rơi vào tình thế “gậy ông đập lưng ông”: các công cụ tài chính mà họ đã sử dụng để khai thác người nghèo đã quay lại đánh vào thị trường tài chính và nhấn chìm các ngân hàng. Khi bong bóng vỡ, phần lớn các ngân hàng vẫn còn đang nắm giữ các chứng khoán nguy hiểm đe dọa sự sống còn của họ – rõ ràng là họ đã không thực hiện tốt công việc chuyển giao rủi ro sang những người khác như họ đã nghĩ.

Nhưng đây là một trong nhiều sự trớ trêu nổi bật lên từ cuộc khủng hoảng: với các nỗ lực của Greenspan và Bush để giảm thiểu vai trò của chính phủ trong nền kinh tế, chính phủ đã đảm nhận một vai trò chưa từng thấy trước kia trên một phạm vi rộng – trở thành chủ sở hữu của công ty xe hơi lớn nhất thế giới, công ty bảo hiểm lớn nhất, và (để lấy lại những gì họ đã gửi các ngân hàng) một số ngân hàng lớn nhất. Một quốc gia, nơi mà chủ nghĩa xã hội thường bị nguyền rủa nay lại xã hội hóa các rủi ro và đã can thiệp vào thị trường theo những cách thức chưa từng thấy.

Những nghịch lý trớ trêu này là tương ứng với bề ngoài không nhất quán trong những lập luận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Bộ Tài chính Hoa Kỳ trước, trong và sau thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tại Đông Á – và mâu thuẫn giữa các chính sách trước đó và bây giờ. IMF cho rằng họ có thể tin tưởng tuyệt đối vào thị trường – cho rằng các thị trường có năng lực, có thể tự điều chỉnh, và theo đó tốt nhất là cứ để cho những yếu tố cấu thành nên chúng tự xử lý nếu có sự tối đa hóa mức tăng trưởng và hiệu suất – nhưng thời điểm khủng hoảng xảy ra, cơ quan này đã kêu gọi sự hỗ trợ to lớn từ chính phủ, lo lắng về “khả năng lây lan”, sự lan tràn căn bệnh từ một quốc gia này sang các quốc gia khác.

Nhưng sự lây lan là nét điển hình của ngoại ứng, và nếu có những ngoại ứng này thì (theo logic) không thể trông cậy vào thuyết thị trường tuyệt đối được nữa. Ngay cả sau khi có những khoản giải cứu hàng tỷ dollar, IMF và Bộ Tài chính Hoa Kỳ vẫn chống lại việc áp đặt các biện pháp (những quy định) để có thể hạn chế khả năng xảy ra “các vụ tai nạn” và giảm bớt tổn thất, vì họ tin rằng về cơ bản thì các thị trường vẫn tự “chạy tốt”, ngay cả khi họ đã liên tục trải nghiệm các trường hợp trục trặc.

Các gói giải cứu chính là ví dụ về một tập hợp các chính sách không nhất quán, tiềm ẩn các hậu quả trong dài hạn. Các nhà kinh tế học lo lắng về các động cơ – có thể nói rằng đây là mối quan tâm hàng đầu của họ. Một trong những lý luận được đưa ra trên các thị trường tài chính nhằm lý giải tại sao không hỗ trợ các chủ sở hữu tài sản thế chấp khi những người này không thể hoàn trả được nợ là: việc này sẽ làm tăng thêm “rủi ro đạo đức”, có nghĩa là động cơ để thanh toán nợ sẽ suy yếu, nếu chủ sở hữu tài sản thế chấp biết rằng vẫn có một số cơ hội hỗ trợ họ khi họ không trả được nợ.

Những lo lắng về rủi ro đạo đức đã khiến cho IMF và Bộ Tài chính Hoa Kỳ tranh luận kịch liệt chống lại các khoản giải cứu tại Indonesia và Thái Lan – gây ra sự sụp đổ trên diện rộng của hệ thống ngân hàng và làm trầm trọng hơn sự suy thoái tại các nước này. Lo lắng về rủi ro đạo đức đã góp phần vào quyết định không giải cứu Lehman Brothers. Nhưng quyết định này, đến lượt nó, lại dẫn đến chương trình giải cứu lớn nhất trong lịch sử. Nhưng khi những hậu quả từ Lehman Brothers lan sang các ngân hàng lớn tại Mỹ, mối quan tâm về rủi ro đạo đức đã được đặt sang một bên, và sự thay đổi này lớn đến nỗi các nhân viên ngân hàng được phép hưởng khoản tiền thưởng lớn ngay khi ngân hàng có các khoản lỗ kỷ lục, cổ tức tiếp tục không suy giảm, các cổ đông và trái chủ vẫn được bảo vệ.

Các cuộc giải cứu lặp đi lặp lại (không chỉ là bơm tiền, mà còn sẵn sàng cung cấp thanh khoản từ Cục Dự trữ Liên bang khi xảy ra sự cố) góp phần lý giải về cuộc khủng hoảng hiện nay: họ khuyến khích các ngân hàng ngày càng trở nên bất cẩn, khi biết rằng đây là một cơ hội tốt vì nếu có chuyện gì bất trắc xảy ra thì cũng sẽ được cứu thoát. (Các thị trường tài chính gọi hiện tượng này là “quyền chọn bán của Greenspan/Bernanke” [theo cụm từ Greenspan put, nói đến việc Greenspan luôn sẵn sàng giảm lãi suất để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường]). Các cơ quan điều tiết đã có một đánh giá sai lầm rằng bởi nền kinh tế đã “sống sót”, nên đúng là các thị trường tự vận hành tốt và chẳng cần các quy định – mà họ đã không nhận ra rằng sự tồn tại đó chỉ có được nhờ sự can thiệp sâu rộng của chính phủ. Cho đến nay, vấn đề rủi ro đạo đức là lớn hơn bao giờ hết.

Các vấn đề đại diện và những ngoại ứng có nghĩa là chính phủ có một vai trò nhất định. Nếu nó làm tốt công việc của mình, sẽ có ít tai nạn xảy ra hơn, và nếu có thì sẽ ít tốn kém hơn. Khi có sự cố, chính phủ sẽ hỗ trợ việc khắc phục hậu quả. Nhưng cách thức khắc phục của chính phủ cũng ảnh hưởng đến khả năng diễn ra các cuộc khủng hoảng trong tương lai – và ý thức xã hội về tính công bằng và công lý.

Mỗi nền kinh tế thành công – và mỗi xã hội thành công – đều bao gồm cả chính phủ và các thị trường. Cần có sự cân bằng giữa các vai trò. Đó không chỉ là vấn đề “bao nhiêu” mà còn là “cái gì”. Trong nhiệm kỳ tổng thống Reagan và cả chính quyền Bush, Hoa Kỳ bị mất sự cân bằng này – khi trước làm quá ít có nghĩa là bây giờ phải làm quá nhiều. Phạm sai lầm ngày nay có nghĩa là còn có thể sai lầm hơn trong tương lai.

JOSEPH E. STIGLITZ

10/05 Rơi tự do - Kỳ 4: Những thất bại của thị trường

Thứ Ba, 10/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Hiện nay, sau khi vụ việc đã xảy ra, hầu như tất cả mọi người đều nói rằng cần phải có các quy định, hoặc ít nhất là có nhiều quy định hơn so với những gì đã có trước khi khủng hoảng. Thiếu các quy định cần thiết sẽ gây ra phí tổn lớn cho chúng ta: những cuộc khủng hoảng lẽ ra đã ít xảy ra hơn và ít tốn kém hơn, và chi phí của các cơ quan điều tiết và cho các quy định sẽ là một khoản thù lao giá rẻ được tính trong những chi phí này.

Các thị trường tự chúng rõ ràng là đã sụp đổ – và tình huống này là rất thường xuyên. Có nhiều lý do giải thích cho những thất bại này, nhưng có 2 điểm đặc biệt thích đáng đối với ngành tài chính: “tính chất đại diện” – trong thế giới ngày nay là số người nắm giữ tiền và ra quyết định thay mặt những người khác (nghĩa là làm đại diện cho người khác), và tầm quan trọng ngày càng tăng của “ngoại ứng” hay “ảnh hưởng, tác động bên ngoài” (externalities).

Vấn đề đại diện là một yếu tố mang tính hiện đại. Các tập đoàn hiện đại với vô số các cổ đông nhỏ sẽ có khác biệt về cơ bản so với các công ty gia đình. Có sự tách bạch trong quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp, theo đó ban quản lý, sở hữu chút ít cổ phiếu của công ty, có thể điều hành việc tìm kiếm lợi nhuận.

Vấn đề này cũng tồn tại trong quá trình đầu tư: phần lớn các khoản đầu tư đã được thực hiện thông qua các quỹ hưu trí và các định chế khác. Những người ra quyết định đầu tư – và đánh giá hoạt động của công ty – không làm cho chính họ mà là đang thay mặt cho những người ủy thác các khoản quỹ để nhờ họ coi sóc giúp. Cùng với chuỗi “đại diện” này, những mối quan tâm về hiệu quả hoạt động đã bị dịch chuyển thành sự tập trung vào lợi nhuận trong ngắn hạn.

Với lợi tức chi trả không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động trên dài hạn, mà ảnh hưởng bởi giá cả trên thị trường chứng khoán, một cách tự nhiên thì việc quản lý sẽ là làm những gì để đẩy giá trên thị trường chứng khoán tăng thêm – thậm chí phải lừa đảo (hoặc “sáng tạo”) trong công tác kế toán. Trọng tâm ngắn hạn này được củng cố bởi nhu cầu lợi nhuận hàng quý ở mức cao từ các nhà phân tích thị trường chứng khoán. Động cơ lợi nhuận ngắn hạn khiến các ngân hàng tập trung vào việc làm thế nào để tạo ra nguồn thu phí cao hơn, và trong một số trường hợp là làm thế nào để qua mặt các quy định về tài chính kế toán.

Sáng kiến mà phố Wall rất tự hào là giấc mơ về các sản phẩm mới có thể tạo thêm thu nhập trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp của họ. Những vấn đề phát sinh từ tỷ lệ vỡ nợ cao sau một số cải tiến này dường như chỉ là chuyện tương lai xa vời. Mặt khác, các công ty tài chính chẳng quan tâm tí nào đến những cải tiến nhằm giúp người dân có thể giữ được nhà cửa của họ hoặc bảo vệ họ khi lãi suất đột ngột tăng.

Nói tóm lại thì khâu “kiểm soát chất lượng” (QC) hoặc đã thực hiện rất ít hoặc không hiệu quả. Một lần nữa, theo lý thuyết thì người ta vẫn cho rằng thị trường sẽ thực thi kỷ luật. Các công ty sản xuất ra các sản phẩm quá nguy hiểm sẽ phải mất uy tín. Giá cổ phiếu của chúng sẽ giảm nhanh. Nhưng trong thế giới năng động ngày nay, tính kỷ luật của thị trường đã không còn nữa.

Các nhà phù thủy tài chính đã phát minh ra các sản phẩm mang tính rủi ro cao nhưng mức lợi nhuận cũng bình thường – với những nhược điểm không rõ ràng trong nhiều năm. Hàng ngàn nhà quản lý tiền tệ khoe khoang rằng họ “có thể thành công trên thị trường”, và đã có nhiều nhà đầu tư thiển cận tin vào điều đó. Nhưng các ông “thầy pháp tài chính” cũng đã bị mê hoặc trong tâm trạng phởn phơ vui sướng – họ tự lừa dối mình, cũng như những người đã mua các sản phẩm của họ. Điều này giúp giải thích tại sao khi thị trường sụp đổ mà họ vẫn còn nắm giữ các sản phẩm độc hại trị giá hàng tỉ dollar.

Chứng khoán hóa, lĩnh vực “hot” nhất của các sản phẩm tài chính trong những năm qua dẫn đến sự sụp đổ, là một ví dụ điển hình của những rủi ro phát sinh từ các sáng kiến mới, vì điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa người cho vay và bên đi vay đã bị phá vỡ. Chứng khoán hóa có một lợi thế lớn, cho phép phân tán rủi ro, nhưng nó cũng có một bất lợi không nhỏ khi gây ra vấn đề từ các thông tin không hoàn hảo, và điều này nhấn chìm những lợi ích từ sự đa dạng hóa ngày càng cao.

Thực tế, những người đi mua chứng khoán thế chấp bằng tài sản (mortgaged-backed security) đang cho những chủ sở hữu nhà vay tiền mà chẳng biết gì về những con nợ này cả! Họ đã tin tưởng rằng các ngân hàng đang bán cho mình những sản phẩm đã được kiểm chứng, còn các ngân hàng thì tin cậy vào bên thế chấp nguyên thủy. Động cơ của bên thế chấp nguyên thủy này lại là tập trung vào số lượng các khoản thế chấp, chứ không phải là chất lượng của chúng. Họ tạo ra rất nhiều các khoản thế chấp thực sự rất vớ vẩn. Các ngân hàng muốn đổ lỗi cho các bên thế chấp nguyên thủy, nhưng thực ra chỉ cần xem lướt qua cũng có thể thấy các khoản thế chấp này vốn sẵn có các rủi ro.

Thực tế là các quan chức ngân hàng không muốn biết. Động cơ của họ là ”đẩy” những khoản thế chấp, và các loại chứng khoán mà họ tạo ra từ các khoản thế chấp đó, sang người khác, càng nhanh càng tốt. Trong phòng thí nghiệm Frankenstein của phố Wall, giới ngân hàng tạo ra các sản phẩm mới đầy rủi ro (công cụ nợ có đảm bảo [collateralized debt instrument], công cụ nợ có đảm bảo được điều chỉnh [collateralized debt instrument squared], và hoán đổi rủi ro tín dụng [credit default swap], một số các công cụ này sẽ được thảo luận trong các chương sau), mà không có cơ chế để quản lý con quái vật do chính họ đã tạo ra.

Họ đã trở thành nhà kinh doanh “mua bán lòng vòng” – lấy những khoản thế chấp từ bên thế chấp nguyên thủy, đóng gói chúng lại một lần nữa, rồi chuyển chúng vào sổ sách của các quỹ hưu trí và những đơn vị khác – bởi vì đó là nơi có mức phí cao nhất, trái với việc kinh doanh kiểu “tồn trữ” vốn là mô hình kinh doanh truyền thống cho các ngân hàng (hình thành các khoản thế chấp và sau đó nắm giữ chúng). Hoặc đó là những gì họ nghĩ trong đầu, cho đến khi tai nạn xảy ra và họ nhận ra hàng tỷ dollar đang nằm trong các món tài sản xấu còn ghi trong sổ sách của họ.

JOSEPH E. STIGLITZ

09/05 Rơi tự do - Kỳ 3: Phân tích trách nhiệm

Thứ Hai, 09/05/2011, 20:00 (GMT+7)


TTO - Chúng tôi tiếp tục trích đăng kỳ 3 của sách "Rơi tự do" (Freefall) của Joseph E.Stiglitz. 2 kỳ tới sẽ tiếp tục đăng trên TTO vào lúc 20g mỗi đêm.

Khi người ta hiểu rõ hơn nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này – đến tháng 4 năm 2009 thì đây là đợt suy thoái dài nhất kể từ cuộc Đại suy thoái – việc truy tìm các thủ phạm là lẽ tự nhiên, và đã có rất nhiều hành vi quy trách nhiệm.

Biết người nào, hoặc ít nhất là cái gì, để quy trách nhiệm là điều thiết yếu nếu chúng ta muốn làm giảm khả năng tái diễn một cuộc khủng hoảng khác và muốn chỉnh sửa những khía cạnh rõ ràng là đang bất thường trên thị trường tài chính hiện nay.

Chúng ta phải cảnh giác với những lời giải thích quá hời hợt: rất nhiều trong số những lý giải này được bắt đầu với thói tham lam quá mức của các quan chức ngân hàng. Điều đó có thể đúng, nhưng nó không cung cấp được gì nhiều cho một nền tảng để cải cách.

Các quan chức ngân hàng đã hành động một cách tham lam, vì họ có động cơ và các cơ hội để làm điều đó, và đó là những gì cần được thay đổi. Bên cạnh đó, nội dung căn bản của chủ nghĩa tư bản là theo đuổi lợi nhuận: chúng ta liệu có nên đổ lỗi cho các quan chức ngân hàng khi họ thực hiện (có lẽ còn hơi tốt hơn một chút) những gì mọi thành phần khác trong nền kinh tế thị trường đều được cho là nên thực hiện?

Trong danh sách dài liệt kê các thủ phạm, theo cách tự nhiên thì người ta vẫn bắt đầu với những cái tên nằm dưới, với những nhà thế chấp nguyên thủy (mortgage originator). Các công ty cho vay thế chấp đã đẩy những khoản cho vay kỳ lạ đến hàng triệu người, nhiều người trong số họ còn không biết mình đang dính líu vào chuyện gì. Tuy nhiên, các công ty cho vay thế chấp đã không thể làm trò tai quái này nếu không nhận được sự trợ giúp và tiếp tay từ các ngân hàng và các cơ quan thẩm định. Các ngân hàng đã mua lại các khoản thế chấp và đóng gói lại, đem bán cho các nhà đầu tư bất cẩn khác.

Các ngân hàng và các định chế tài chính Hoa Kỳ đã khoe khoang về các công cụ đầu tư thông minh mới mẻ của họ. Họ đã tạo ra một sản phẩm mới, một sản phẩm nguy hiểm đe dọa phá sập hệ thống tài chính Hoa Kỳ, trong khi được vẫn chào bán như một công cụ quản lý rủi ro. Các cơ quan thẩm định, lẽ ra cần kiểm tra sự tăng trưởng của các công cụ độc hại này, thì lại đóng dấu phê duyệt, theo đó khuyến khích những người khác – bao gồm cả các quỹ hưu trí đang tìm kiếm nơi an toàn để cất giữ số tiền mà những người lao động đã để dành cho giai đoạn nghỉ hưu – tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài, đi mua chúng.

Nói ngắn gọn thì thị trường tài chính Mỹ đã không thực hiện được các chức năng xã hội thiết yếu của mình đối với việc quản lý rủi ro, phân bổ vốn, và huy động tiền tiết kiệm trong khi vẫn giữ chi phí giao dịch ở mức thấp. Thay vào đó, họ đã tạo ra rủi ro, phân bổ nguồn vốn sai lầm, và khuyến khích vay nợ nhiều, trong khi áp đặt các chi phí giao dịch cao. Trong cao trào năm 2007, thị trường tài chính béo bở đã thu về 41% lợi nhuận từ khối doanh nghiệp.

Một trong những lý do tại sao hệ thống tài chính đã thực hiện việc quản lý rủi ro một cách tệ hại là: thị trường đã thẩm định giá sai và đánh giá rủi ro không chính xác. “Thị trường” đã đánh giá rất sai lầm về nguy cơ vỡ nợ của các khoản thế chấp dưới chuẩn, và sai lầm còn tệ hơn nữa khi tin tưởng vào các cơ quan thẩm định và các ngân hàng đầu tư khi họ đóng gói lại các khoản thế chấp này, cho điểm đánh giá là AAA (rất tốt) đối với các sản phẩm mới. Các ngân hàng (và các nhà đầu tư của ngân hàng) cũng cũng sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá rủi ro liên quan đến đòn bẩy ngân hàng.

Và những tài sản đầy rủi ro, thông thường phải có một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn đáng kể nhằm thuyết phục những người nắm giữ chúng, lại chỉ đem về khoản lãi nhỏ. Trong một số trường hợp, việc làm giá và thẩm định rủi ro có vẻ không chính xác đã dựa trên sự cá cược khôn ngoan: họ tin rằng nếu có rắc rối phát sinh, thì Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính sẽ giải cứu họ, riêng điều này thì họ đã đúng.

Cục Dự trữ Liên bang, trước đây do Chủ tịch Alan Greenspan lãnh đạo - sau đó là Ben Bernanke, và các cơ quan điều tiết khác đã đứng đằng sau đã để mặc cho mọi việc diễn ra. Họ không những chỉ tuyên bố rằng chỉ sau khi bong bóng vỡ thì mới biết đã có một bong bóng hay không, mà còn xác nhận: ngay cả khi có khả năng xuất hiện bong bóng, thì họ cũng chẳng thể làm gì cả. Họ đã phạm sai lầm trên cả hai khía cạnh. Chẳng hạn, họ lẽ ra đã có thể thúc đẩy các khoản thanh toán ngay với giá trị cao khi mua nhà, hoặc yêu cầu ký quỹ cao hơn cho các giao dịch chứng khoán, cả hai đều có thể làm dịu lại 2 thị trường đang quá nóng này.

Nhưng họ đã chọn cách không làm như vậy. Có lẽ còn tồi tệ hơn, khi Greenspan làm cho tình hình xấu thêm bằng cách cho phép các ngân hàng tham gia vào những khoản cho vay rủi ro nhất từ trước đến nay và khuyến khích người dân nhận các khoản thế chấp có lãi suất biến động, theo đó có thể – và thực tế là đã – làm mất khả năng thanh toán một cách dễ dàng, buộc những hộ gia đình thậm chí là có thu nhập trung bình rơi vào tình cảnh bị tịch biên tài sản thế chấp.

Những người ủng hộ việc bãi bỏ các quy định – và vẫn tiếp tục biện hộ bất chấp những hậu quả rành rành – cho rằng các phí tổn từ sự hạn chế của quy định đã vượt qua những lợi ích. Khi ngân sách toàn cầu và chi phí thực tế cho cuộc khủng hoảng này đã lên đến hàng ngàn tỷ dollar, rất khó có thể thấy được cách thức mà những người biện hộ duy trì được quan điểm trên. Tuy nhiên, họ lại tranh luận rằng phí tổn thực tế của các quy định chính là việc bóp nghẹt các cải tiến. Sự thật đáng buồn là tại các thị trường tài chính Hoa Kỳ, các cải tiến đã được định hướng với những quy định vòng vèo, các chuẩn mực kế toán và quy định về thuế không rõ ràng. Chúng tạo ra các sản phẩm phức tạp, vừa khiến cho mức rủi ro tăng thêm vừa làm thông tin mất cân đối.

Sau đó thì chẳng có thắc mắc nào về việc không thể nhận thấy bất kỳ dấu vết nào của sự tăng trưởng kinh tế bền vững (ngoài các bong bóng) từ những đổi mới tài chính này. Cùng lúc đó, các thị trường tài chính đã không đổi mới theo cách để có thể hỗ trợ các công dân bình thường trong việc đơn giản là quản lý rủi ro của sự sở hữu nhà. Những cải tiến, lẽ ra đã giúp người dân và các quốc gia quản lý được các rủi ro quan trọng khác mà họ phải đối mặt, trên thực tế lại là vô hiệu. Các quy định phù hợp đã có thể làm công cuộc đổi mới chuyển hướng theo cách thức làm tăng hiệu quả của nền kinh tế và bảo vệ được các công dân của chúng ta.

Không ngạc nhiên gì cả, ngành tài chính đã cố gắng đổ lỗi sang nơi khác – khi tuyên bố của họ rằng đây chỉ là một tai nạn (một cơn bão “ngàn năm có một”) đã bị người ta bỏ ngoài tai.

Những nhân vật trong ngành tài chính thường đổ lỗi cho Cục dự trữ Liên bang vì đã khống chế lãi suất quá thấp trong thời gian quá dài. Nhưng cố sức đổ lỗi kiểu này là “hơi lạ”: những lĩnh vực ngành nghề khác sẽ nói gì khi nguyên nhân của mức lợi nhuận thấp và hiệu quả hoạt động kém của họ lại là chi phí đầu vào (thép, tiền lương) quá thấp? “Khoản đầu vào” chính yếu của giới ngân hàng là chi phí cho các nguồn tài trợ của họ, và các quan chức ngân hàng dường như đã phàn nàn rằng FED đã làm cho tiền trở nên quá rẻ! Chẳng hạn, lẽ ra đã có những khoản tài trợ với chi phí thấp được sử dụng hiệu quả, nếu các khoản tiền được dùng để đầu tư vào công nghệ mới hoặc mở rộng các doanh nghiệp, và chúng ta đã có một nền kinh tế với sức cạnh tranh cao và tính năng động.

Các quy định lỏng lẻo, nhưng không có chuyện dễ dàng đi vay tiền, cũng có thể không dẫn đến tình trạng bong bóng. Nhưng quan trọng hơn, khi người ta dễ dàng vay tiền, qua một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt hay được quản lý tốt đi nữa, thì vẫn có thể dẫn đến sự bùng nổ, vì nó sẽ diễn ra vào các thời điểm khác và tại những nơi khác. (Vì vậy, nếu các cơ quan thẩm định đã thực hiện tốt công việc của họ, thì các tài sản thế chấp sẽ ít được bán cho các quỹ hưu trí và các tổ chức khác hơn, và độ lớn của bong bóng có thể được hạ thấp đáng kể. Điều tương tự cũng có thể có, ngay cả khi các cơ quan thẩm định không làm tốt công việc của họ, nhưng các nhà đầu tư đã phân tích rủi ro một cách hợp lý). Nói ngắn gọn, sự kết hợp của những sai lầm này đã tạo nên quy mô của cuộc khủng hoảng.

Đến lượt mình, Greenspan và những người khác đã cố gắng quy trách nhiệm về lãi suất thấp cho các nước châu Á và cơn lũ thanh khoản từ tình hình dư thừa tiền gửi tiết kiệm của các quốc gia này. Một lần nữa, việc có thể nhập khẩu vốn theo các điều khoản ưu đãi hơn lẽ ra phải là một lợi thế, một điều may mắn. Nhưng có một tuyên bố đáng chú ý: FED đã nói rằng, thực ra, họ không còn có thể kiểm soát được mức lãi suất ở Hoa Kỳ. Tất nhiên, họ có thể làm điều đó; nhưng FED đã chọn lựa để giữ mức lãi suất thấp, phần nào vì các lý do mà tôi đã trình bày.

Nhiều quan chức ngân hàng, có thể xem là đã đối xử rất bạc với những người đã cứu sống họ, đã đổ lỗi cho chính phủ – kiểu “ăn cháo đá bát”. Họ đổ lỗi cho chính phủ đã không ngăn họ lại – y như một thằng bé con bị bắt quả tang khi ăn trộm kẹo bánh trong cửa hàng lại đổ lỗi cho chủ tiệm hoặc cảnh sát vì họ lơ đễnh nhìn sang nơi khác, khiến nó tin rằng có thể kiếm chác được chút đỉnh rồi chuồn êm. Nhưng lập luận này là càng không chính trực, bởi vì các thị trường tài chính đã trả tiền để mấy tay “cảnh sát” ra chỗ khác chơi.

Họ đã thành công khi đẩy lùi được những nỗ lực để điều tiết các công cụ phái sinh và hạn chế sự cho vay nặng lãi. Họ đã toàn thắng tại Mỹ. Mỗi chiến thắng đều đem lại nhiều tiền hơn cho họ, và lượng tiền này gây ảnh hưởng đến các tiến trình chính trị. Họ thậm chí đã tranh luận rằng: bãi bỏ các quy định giúp họ thu về nhiều tiền hơn, mà tiền bạc là dấu hiệu của sự thành công. Chẳng phải như vậy sao?.

Phe bảo thủ không ưa sự đổ lỗi như thế này của thị trường; nếu có một vấn đề đối với nền kinh tế, thì từ trong thâm tâm họ biết nguyên nhân thực sự phải là chính phủ. Chính phủ muốn gia tăng tỷ lệ sở hữu nhà ở, và các quan chức ngân hàng đã tự bào chữa rằng họ chỉ làm phần việc của mình. Fannie Mae và Freddie Mac, hai công ty tư nhân đã hình thành từ điểm khởi đầu là 2 cơ quan chính phủ, đã là chủ đề chính bị bêu riếu, khi xuất hiện một chương trình của chính phủ gọi là Luật tái đầu tư cộng đồng (Community Reinvestment Act – CRA), theo đó khuyến khích các ngân hàng cho vay tới các cộng đồng không đủ điều kiện được phép đi vay. Lập luận tiếp theo là: nếu không có những nỗ lực này để cho người nghèo vay tiền, mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Đoạn kinh cầu nguyện này hầu như là hoàn toàn vô nghĩa. Khoản giải cứu gần 200 tỷ dollar cho AIG (một tập đoàn tài chính và bảo hiểm lớn của Hoa Kỳ – ND) (số tiền rất lớn xét theo mọi góc độ) là dựa trên các công cụ phái sinh (hoán đổi rủi ro tín dụng: credit default swap) – các ngân hàng đánh bạc với nhau. Các ngân hàng cũng không cần bất kỳ áp lực nào cho việc quân bình nhà ở mà vẫn tham gia được vào những hoạt động chứa đựng quá nhiều rủi ro. Sự đầu tư quá lớn vào bất động sản thương mại cũng chẳng dính líu gì đến chính sách về sở hữu nhà ở của chính phủ. Tương tự cho những trường hợp lặp đi lặp lại việc cho vay các khoản nợ xấu trên toàn thế giới rồi sau đó các ngân hàng nhiều lần được giải cứu.

Hơn nữa, tỷ lệ vỡ nợ khi cho vay theo CRA thực sự là so sánh được với các lĩnh vực cho vay khác – cho thấy rằng loại hình cho vay này, nếu được thực hiện tốt, sẽ không gây ra nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, quan điểm thường được trình bày nhất lại là: nhiệm vụ của Fannie Mae và Freddie Mac là “cho vay hợp lý”, các khoản tín dụng dành cho các tầng lớp trung lưu. Các ngân hàng lại nhảy vào những khoản thế chấp dưới chuẩn – vào thời gian đó, Freddie Mac và Fannie Mae đã không làm – điều mà chính phủ không khuyến khích. Tổng thống có thể có một số bài diễn văn về quyền sở hữu trong xã hội, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy các ngân hàng quan tâm lời tổng thống phát biểu.

Một chính sách phải được đi kèm với những cây gậy và các củ cà rốt, đằng này đã chẳng có gì. (Nếu một bài diễn văn là thành công, thì sự hối thúc lặp đi lặp lại của Obama yêu cầu các ngân hàng cơ cấu lại các khoản thế chấp nhiều hơn và cho các doanh nghiệp nhỏ vay nhiều hơn đã có thể mang lại một số kết quả). Ngoài ra, chủ trương ủng hộ sự sở hữu nhà cửa ở đây có nghĩa là quyền sở hữu vĩnh viễn, hoặc ít nhất cũng là dài hạn. Chẳng có ích lợi gì khi bạn cho ai đó vào một căn nhà trong vài tháng rồi sau đó mời người đó ra đường khi đã tước đoạt hết tiền tiết kiệm của anh ta. Nhưng các ngân hàng đã làm vậy. Tôi không nhận thấy bất kỳ quan chức chính phủ nào nói rằng bên cho vay nên tham gia vào các thực hành cho vay nặng lãi, cho vay vượt quá khả năng thanh toán của người đi vay, với các khoản thế chấp vừa có rủi ro cao vừa có chi phí giao dịch lớn.

Sau đó vài năm khi khu vực kinh tế tư nhân đã phát minh ra các khoản thế chấp độc hại (tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn trong chương 4), các đơn vị được tư nhân hóa và ít chịu sự kiểm soát như Fannie Mae và Freddie Mac đã quyết định tham gia vào cuộc vui này. Những nhà điều hành của họ suy nghĩ, tại sao lại không thể hưởng lợi giống như những người khác trong ngành? Trớ trêu thay, trong khi làm điều đó, họ đã giúp khu vực tư nhân tháo gỡ một số sai lầm: nhiều khoản thế chấp được chứng khoán hóa đã làm tổn thương bảng cân đối của chính họ. Nếu họ đã không mua lại, những vấn đề trong khu vực kinh tế tư nhân có thể sẽ tồi tệ thêm, nhưng khi mua lại nhiều chứng khoán, họ đã giúp bong bóng phình to hơn.

Như tôi đã đề cập trong phần lời nói đầu, tìm hiểu xem những gì đã xảy ra cũng như việc “bóc vỏ một củ hành”: mỗi lời giải thích lại gợi ra những câu hỏi mới. Khi bóc vỏ củ hành này, chúng ta cần phải hỏi: tại sao các lĩnh vực tài chính lại thất bại nặng nề, không chỉ trong việc thực hiện chức năng xã hội quan trọng của nó, mà còn ngay cả trong việc phục vụ các cổ đông và trái chủ16? Những vị quản lý điều hành trong các định chế tài chính có vẻ như đã khăn gói ra đi với chiếc túi lép kẹp – túi sẽ căng hơn nếu tai nạn đã không xảy ra, nhưng thế vẫn còn tốt hơn các cổ đông nghèo của Citibank khi họ nhìn thấy khoản đầu tư của mình hầu như biến mất.

Các tổ chức tài chính phàn nàn rằng các cơ quan điều tiết đã không ngăn họ lại trước các hành vi xấu. Nhưng chẳng phải là các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ phải tự mình hành xử đúng đắn hay sao? Trong những chương sau, tôi sẽ đưa ra một lời giải thích đơn giản: những động cơ sai lầm. Nhưng sau đó chúng ta phải lật ngược lại vấn đề: Tại sao lại có những động cơ sai lầm? Tại sao thị trường lại không “xử lý kỷ luật” các công ty có cơ cấu khuyến khích sự sai trái, theo như lý thuyết phổ biến vẫn thường thấy? Câu trả lời cho những vấn đề này là rất phức tạp, nhưng bao gồm một hệ thống quản trị doanh nghiệp khiếm khuyết, việc yêu cầu thực thi luật cạnh tranh là không đầy đủ, thông tin không hoàn hảo và sự hiểu biết không đúng đắn về rủi ro từ phía các nhà đầu tư.

Trong khi lĩnh vực tài chính chịu trách nhiệm lớn nhất, các cơ quan điều tiết cũng đã không làm những công việc mà họ nên làm: đảm bảo rằng các ngân hàng không có hành vi xấu, không tái phạm nhiều lần. Một số nhân vật trong các khu vực ít bị quản lý trên thị trường tài chính (như các quỹ phòng hộ), khi chứng kiến những vấn đề xấu nhất lại xảy ra trong những mảng được quản lý rất chặt (các ngân hàng), mau mắn kết luận rằng chính quy định mới là vấn đề. “Chỉ khi nào họ cũng không bị kiểm soát như chúng tôi, thì các vấn đề sẽ không bao giờ xảy ra”, họ tranh luận như vậy. Nhưng họ đã bỏ qua những điểm quan trọng:

Lý do các ngân hàng được kiểm soát là vì sự đổ vỡ của chúng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho phần còn lại của nền kinh tế. Lý do tại sao có ít quy định cần thiết dành cho cho các quỹ phòng hộ, ít nhất là cho những đơn vị nhỏ hơn, là vì chúng chỉ có thể gây ra tổn thất ít hơn. Các quy định không khiến cho các ngân hàng có hành vi xấu; chỉ là thiếu sót trong quy định và việc cưỡng chế thực thi đã không ngăn cản được các ngân hàng nhiều lần áp đặt chi phí lên phần còn lại của xã hội. Thật ra, điều này là khả thi: Đã từng có một khoảng thời gian trong lịch sử nước Mỹ khi ngân hàng không áp đặt các chi phí này trong một phần tư thế kỷ sau Chiến tranh Thế giới II, khi đó những quy định nghiêm ngặt được thực thi một cách có hiệu quả.

Một lần nữa, sự thất bại của các quy định trong một phần tư thế kỷ vừa qua cần phải được tìm hiểu: câu chuyện tôi kể dưới đây cố gắng tìm ra sự liên hệ giữa những thất bại này với ảnh hưởng chính trị của các nhóm lợi ích đặc biệt, nhất là của những người trong ngành tài chính đã kiếm được tiền từ việc bãi bỏ các quy định (nhiều khoản đầu tư kinh tế của họ đã “bốc mùi chua”, nhưng họ sắc sảo hơn rất nhiều trong lĩnh vực đầu tư chính trị), và đến cả ý thức hệ – những ý tưởng cho rằng quy định là không cần thiết

JOSEPH E. STIGLITZ