19/09 Who wants to tax a millionaire?


Budget politics

Sep 19th 2011, 19:32 by G.I. | WASHINGTON
THIS much can be said for the deficit plan that Barack Obama released today: at least it’s a plan. Mr Obama has spent the first two and a half years of his presidency talking grandly about the importance of getting the deficit down without ever laying out a credible plan for doing so, in the process ceding the initiative to Republicans.
The 67-page proposal meets the first test of credibility: it sets the right goals. It would reduce the deficit by a cumulative $3.1 trillion over the coming decade, beyond the $912 billion of spending cuts already agreed to in the August 2nd debt-ceiling deal. The annual shortfall would fall from $1.3 trillion this year to $695 billion in fiscal 2021. That would cut it from 8.5% of GDP to 2.9%, instead of only to 6%, which is where the White House says it’s headed under current policies. (That's using the Congressional Budget Office's "adjusted" baseline. Using the White House's own baseline, the deficit in 2021 would be smaller by 0.6% of GDP.) Publicly-held debt would stabilise at 74% of GDP, rather than rising to 85% and beyond. It also avoids applying the fiscal brakes immediately when doing so could tip an already feeble economy back into recession, thanks to his previously announced $447 billion in new stimulus.
Sadly, the details of Mr Obama’s plan do not live up to the promising goals. On spending it relies too much on one-off cuts to the military and a laundry list of untried and controversial trims to mandatory programmes and on taxes, a frustratingly vague tax plan that sacrifices meaningful reform to the more symbolic goal of raising taxes on the rich.
It splits deficit reduction equally between spending cuts and tax rises, but two-thirds of the spending cuts, $1 trillion, come from capping overseas combat-related spending. Such spending was unlikely to continue at current levels except in the gloomiest scenarios. Most of the remaining spending cuts come from mandatory programmes—those that do not need to be reauthorised each year by Congress, such as capping subsidies for crop insurance and farmers’ incomes, while compelling federal civil servants to pay more for their pensions. These are worthwhile proposals that were at the centre of the common ground reached over the summer between Joe Biden, the vice-president, and Republicans.
The real money lies with the big three entitlements. But Mr Obama doesn’t go near Social Security (pensions for the elderly). He seeks to cut $320 billion from Medicare and Medicaid through a host of measures, the largest of which involves cutting payments to providers, such as $135 billion from Medicare payments to drug manufacturers. There’s nothing wrong with these initiatives, but even in the best of worlds Mr Obama was never going to implement all of them given their powerful lobbying protectors. A more durable reform would challenge either benefits or eligibility, but the closest Mr Obama gets is raising Medicare premiums for more affluent beneficiaries.
On taxes, Mr Obama’s plan is even more of a disappointment. Legislators and economists of all political persuasions agree America needs to lower or hold constant marginal tax rates while eliminating or curbing deductions, exemptions and credits that now cost roughly $1 trillion per year. Such an overhaul could make the tax system both more efficient by removing distortions and disincentives to work, and more progressive, since the affluent make more use of such loopholes than the poor.
Mr Obama seems to care greatly about progressivity and not at all about efficiency. He does not bend from his absurd election promise that 98% of households should never pay higher tax rates, proposing only to raise rates and limit the tax deductions of the remainder. He also calls for a brand new “Buffett tax”, named for the billionaire Warren Buffett who has vociferously decried the ability of people of his means to pay such low taxes. The specifics are not provided, but it would require that people who make more than $1m pay at least the same rate that middle-income taxpayers do.
Republicans have screamed “class warfare” at so many sensible policies that would raise taxes on the rich that one tends to tune them out these days. Yet in this case, they might have a point. The millionaire’s tax, depending on how it was implemented, would almost certainly make the tax code less efficient while raising little additional revenue. The same aim could be achieved simply by taxing capital gains and dividends at ordinary income rates, as they were before Bill Clinton and George Bush lowered the rates. Coupled with a corporate-tax reform that lowered the top corporate rate, such a proposal would both make the system more progressive and more efficient. That Mr Obama has yet to publicly propose such a thing is a telling sign that he is at present more interested in the optics than the substance of his proposals.
Of course, Mr Obama has no expectation that his plan will pass. Even before the details had been released, Republicans had lined up to shoot down any proposal to raise taxes. If one takes them at their word—and they have stuck to it so far this year despite some late night wobbling by John Boehner, the speaker of the House of Representatives—then there is no hope that Mr Obama’s “balanced approach” will pass either the 12-member “supercommittee” now trying to find $1.5 trillion in deficit savings, or the entire Congress. Mr Obama now promises to veto any deficit plan that doesn’t include new revenues. If both sides stick to those positions, then the super committee will fail, tiggering $1.2 trillion in automated spending cuts that will kick in starting in 2013.
Still, Mr Obama will have accomplished his goal. Over the summer, he put his neck on the line by trying, without success, to strike some kind of grand bargain with Republicans to both raise taxes and cut entitlements. He got nothing to show for it except an angry and disillusioned base threatening to desert him at next fall’s general election. Even if the plan offered today goes nowhere, it is a document he can carry proudly into the election to portray Republicans as unrepentant friends of the rich, a message that, judging from recent polls, resonates with the public. Still, reading the politics right isn't the same thing as advancing the cause of America’s economy or its long-term finances.

19/09 Viễn cảnh kinh tế thế giới vẫn xám xịt


▪  HỒNG NGỌC
19/09/2011 07:56 (GMT+7)
 
Châu Âu vẫn chần chừ trong việc đưa ra giải pháp mới chữa trị căn bệnh nợ công, trong khi nhiều chuyên gia tin Mỹ đã suy thoái.
Tâm điểm chú ý trong tuần qua (12-18/9) vẫn là vấn đề nợ công châu Âu và nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp. Trong đó, hội nghị các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu diễn ra ở Ba Lan với sự tham dự lần đầu tiên của Mỹ trong tư cách khách mời, được giới đầu tư và phân tích kinh tế thế giới đặc biệt quan tâm.

Phát biểu tại hội nghị hôm 16/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan Jacek Rostowski nói: “Chúng ta nên nhận thức về nguy cơ của cuộc chiến này bởi nó không chỉ liên quan tới “thể trạng” của thế hệ hiện nay hay kế tiếp, mà còn về việc chúng ta chiến đấu cho sự an toàn của thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau.

"Nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu bị chia rẽ, Liên minh châu Âu cũng khó thoát khỏi cảnh bị chia rẽ. Khó có thể tưởng tượng rằng châu Âu được an toàn như hiện nay mà lại không có Liên minh châu Âu”, ông Rostowski nói thêm.

Tuy nhiên, hội nghị kết thúc ngày 17/9 chỉ bao gồm việc nhất trí kế hoạch siết chặt kỷ luật ngân sách trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Kế hoạch mang tên "sáu gói" gồm sáu văn bản luật đã được Ủy ban châu Âu đề nghị từ một năm trước. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là những biện pháp trừng phạt các nước có thâm thủng ngân sách trên 3% GDP.

Việc giải cứu Hy Lạp, theo Chủ tịch Khu vực đồng tiền chung châu Âu Jean-Claude Juncker, khoản tiền cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ Euro (khoảng 11 tỷ USD) cho Hy Lạp sẽ được quyết định trong tháng 10 năm nay. Lý do trì hoãn khoản cứu trợ, vốn được xem là cấp thiết trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng này, là để các quan chức hữu quan có thời gian kiểm tra việc Hy Lạp thực hiện cam kết cải cách.

Như vậy, nói một cách khác, sau hội nghị này, Hy Lạp không có được triển vọng sáng sủa hơn trước trong việc giải quyết vấn đề nợ công mà thậm chí có thể phải đối phó với những điều kiện còn ngặt nghèo hơn. Bởi lẽ, nếu không được các quan chức hữu quan chấp thuận về khả năng thực thi cải cách, khả năng gói cứu trợ tiếp theo sẽ khó thành hiện thực.

Nhiều tờ báo châu Âu như Libération và Le Figaro của Pháp đã bày tỏ thái độ bất bình về sự chần chừ của châu Âu. Theo các báo này dẫn phân tích của giới kinh tế học, trong bối cảnh khu vực đồng Euro đang bị đe dọa như hiện nay, 17 quốc gia thành viên không những không đưa ra được giải pháp trấn an thị trường, mà còn lại công khai cãi vã với nhau về những biện pháp đã được thông qua.

Cuộc họp cho thấy sự phân hóa sâu sắc giữa các thành viên Liên minh châu Âu bởi những ý kiến đơn phương của một số thành viên. Chẳng hạn như Phần Lan đồng ý đóng góp tài chính giúp Hy Lạp, nhưng lại đặt điều kiện riêng, không theo quyết định chung. Hay trong chuyện đánh thuế các giao dịch tài chính, Đức, Pháp, Bỉ, Luxemburg và Áo sốt sắng, trong khi Anh, Italy và Thụy Điển thì ngần ngại.

Ngoài ra, hội nghị cũng làm nổi bật sự bất đồng quan điểm giữa Mỹ và châu Âu. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner với tư cách khách mời đã đề nghị các nước châu Âu tăng quy mô Quỹ ổn định tài chính châu Âu (ESSF). Ông khẳng định, phải đổ thêm tiền vào quỹ cứu trợ và đừng đẩy Hy Lạp vào bước đường cùng, vì Hy Lạp vỡ nợ thì không một quốc gia nào thoát nạn.

Mối lo âu này đã được chính Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo hồi đầu tuần, khi nói rằng: "Hy Lạp là mối lo đầu tiên, nhưng nếu Italia và Tây Ban Nha bị thị trường tài chính tấn công thì tình thế sẽ nghiêm trọng hơn”.

Tuy nhiên, tuyên bố và những sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã không được những người đồng cấp châu Âu hoan nghênh. Bộ trưởng Đức đã bác bỏ ngay tức khắc đề nghị của ông Geithner và nói Berlin không thể tiếp tục bắt người dân đóng thuế để thực hiện mục tiêu này. Berlin đề nghị đánh thuế vào các khoản giao dịch chứng khoán, kể cả trên thị trường Mỹ, để tăng khả năng can thiệp của ESSF.

Sự khó chịu của các nước châu Âu đối với sự "chỉ dạy" của ông Geithner còn được thể hiện qua lời tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính Áo Maria Fekter rằng: “Thật là khác thường khi người Mỹ còn có vấn đề tồi tệ hơn Khu vực đồng tiền chung châu Âu, vậy mà họ lại chỉ bảo chúng tôi nên làm gì”. Còn Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet thì cho rằng, “tôi không hiểu rõ ông ta muốn nói gì”.

Mặc dù cuộc họp không thành công như mong đợi, song theo giới phân tích cũng có tác động tốt tới tâm lý nhà đầu tư trên các thị trường. Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Rockwell Global Capital ở New York, cho biết điều cốt yếu là các quốc gia công nghiệp đã cố gắng thuyết phục thị trường đồng Euro vẫn tồn tại, khu vực đồng Euro không tan rã và Hy Lạp có thể không vỡ nợ.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bấp bênh như hiện nay, sự thuyết phục này dù nhỏ cũng rất quan trọng. Chẳng thế mà, nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra nhận định rằng giá vàng trong tuần này sẽ giảm, bởi các lý do như điều chỉnh kỹ thuật, nỗi lo về châu Âu được xoa dịu và giới đầu cơ chuyển tiền vào các tài sản khác như chứng khoán hay hàng hóa.

Kết quả cuộc khảo sát dư luận của Kitco với 28 nhà phân tích, thương nhân, ngân hàng đầu tư về xu hướng giá vàng tuần này cho thấy, 15 người dự báo giá giảm, trong khi có 9 người dự báo giá sẽ tăng và 4 ý kiến thị trường đi ngang. Tom Pawlicki, chuyên gia phân tích kim loại quý của MFGlobal cho rằng, khả năng giá vàng sẽ xuống vùng 1.750 USD/ounce.

Còn theo Mark Leibovit, chiến lược gia của VRGold Trader.com, “tôi e rằng, nhiều chỉ báo cho thấy giá vàng có thể xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.702 USD/ounce, dù không phải là ngay trong tuần này, nhưng điều này sẽ sớm xảy ra. Khối lượng giao dịch đang suy giảm và điều này có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tuần này”. Tuần qua, giá vàng bốc hơi gần 2,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 5.

Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn lạc quan với giá vàng trong dài hạn, khi cho rằng nỗi lo châu Âu giảm bớt chỉ là tạm thời, về lâu dài nó vẫn sẽ làm nhức nhối thị trường. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố bất kỳ gói kích thích kinh tế nào tại phiên họp kéo dài 2 ngày trong tuần này, thì sẽ đẩy giá vàng tăng tốc.

Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua tăng mạnh nhất kể từ tháng 6; thị trường nhà đất vẫn đóng băng; hàng tồn kho nhiều; người tiêu dùng vẫn thắt chặt hầu bao... là những minh chứng cụ thể cho thấy kinh tế Mỹ tuy đang phục hồi nhưng vẫn khá mỏng manh. Đây là lý do khiến không ít chuyên gia kinh tế nghĩ rằng, FED sẽ sớm hành động để tránh đẩy Mỹ vào suy thoái.

Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ trong tuần kết thúc ngày 10/9 là 428.000 người, tăng 11.000 người so với tuần trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 tăng tới 0,4% so với tháng 7 trong khi kim ngạch bán lẻ không thay đổi. Số lượng nhà bị tịch thu do chủ sở hữu không còn khả năng trả nợ trong tháng 8/2011 tiếp tục tăng ở mức 7%.

Song theo kết quả thăm dò được tờ Wall Street Journal công bố ngày 16/9, trong số 56 chuyên gia kinh tế được hỏi ý kiến, dựa trên 10 chỉ số cơ bản nhất, có 13% khẳng định nước Mỹ đã ở trong một cuộc suy thoái mới; 29% xác định kinh tế Mỹ sẽ lại rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới, so với cách đây một tháng chỉ có 17% dự báo tình huống này.

19/09 Lý do Tổng thống Mỹ quyết đánh thuế nhà giàu


▪  DIỆP ANH
19/09/2011 10:38 (GMT+7)
 
Trong vòng 2 năm qua, niềm tin của người Mỹ vào ông Barack Obama đã sụt giảm xuống còn 43%.
Tờ New York Times cho biết, hôm nay (19/9, giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề nghị nâng mức thuế đối với những người giàu ở Mỹ lên ngang bằng với mức đóng góp của những người thuộc tầng lớp trung lưu.

Dẫn lời một quan chức Chính phủ Mỹ, New York Times khẳng định, trong bài diễn văn đọc tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama sẽ trình bày một kế hoạch, được gọi là "Quy tắc Buffett", nhằm tăng thuế đối với những người có thu nhập cao.

Dan Pfeiffer, Giám đốc truyền thông của Nhà Trắng cho biết thuế này sẽ áp dụng như một loại của thuế AMT (thuế thay thế tối thiểu), nhằm hướng tới đảm bảo những triệu phú sẽ đóng một mức thuế tối thiểu là bằng với tầng lớp trung lưu.

Buffett là tên của tỷ phú Mỹ nổi tiếng Warren Buffet. Hồi đầu năm nay, tỷ phú Warren Buffett nói rằng, lỗ hổng chính sách hiện nay là những người giàu nhất chỉ phải trả tương đối ít thuế, bởi thu nhập từ đầu tư bị đánh thuế với tỷ lệ thấp hơn lương.

Ông thú nhận trên tờ New York Times hồi tháng 8 vừa qua rằng, ông cảm thấy tệ hại khi chỉ trả 6,9 triệu USD tiền thuế năm 2010, chỉ bằng 17,4% thu nhập phải chịu thuế của ông, trong khi nhân viên của ông phải trả trung bình 36%.

Nhà đầu tư huyền thoại của thị trường tài chính Mỹ đã đưa ra gợi ý rằng nên tăng thuế đánh vào thu nhập và đầu tư đối với những người kiếm được hơn 1 triệu USD thu nhập phải chịu thuế.

Tỷ phú Buffett cho rằng đã đến lúc kết thúc thời đại ưu đãi nhà giàu này vốn tồn tại từ thời cựu Tổng thống George W. Bush, bởi “nếu tiếp tục giữ mức thuế như hiện nay thì kinh tế Mỹ sẽ càng sa lầy”.

Theo tờ New York Times, ông Obama sẽ không đưa ra một con số cụ thể hay tổng số tiền mà ông hy vọng sẽ có được nhờ biện pháp này. Dự kiến, đề xuất mới của Tổng thống Mỹ sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner trước đó từng lên tiếng phản đối việc tăng thuế đối với nhà giàu để cắt giảm thâm hụt, và cho biết, Quốc hội chỉ chọn 1 giải pháp duy nhất là cắt giảm chi tiêu và cải cách.

Ngoài ra, theo báo trên, trong ngày hôm nay, Tổng thống Mỹ cũng sẽ kêu gọi thực hiện việc tiết kiệm khoảng 300 tỷ USD trong vòng 10 năm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, đối với nhóm những người cao tuổi nhất và những người nghèo nhất.

Cùng với việc tăng thuế đối với các triệu phú, đây là một phần quan trọng trong khoản tiết kiệm 2.000 tỷ USD trong kế hoạch thu hẹp thâm thủng ngân sách của Mỹ, sẽ được Tổng thống Barack Obama trình bày tại Nhà Trắng trong ngày 19/9.

Theo giới phân tích, trước thềm bầu cử năm 2012, ông Obama lại đang đối mặt với một “cuộc chiến” trong quốc hội, khi mà các nghị sỹ Cộng hòa luôn phủ nhận trên nguyên tắc những đề nghị của ông, “đá trái bóng” lại phía ông và đẩy ông vào thế khó khăn.

Quốc hội Mỹ hiện đã thành lập một “siêu ủy ban” bao gồm sáu nghị sĩ Cộng hòa và sáu nghị sĩ Dân chủ để tìm ra các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách vào cuối tháng 11/2011 khi mà các khoản cắt giảm tự động có hiệu lực.

“Siêu ủy ban” này có trách nhiệm từ nay đến cuối năm 2011 tìm ra biện pháp tiết kiệm được 1.200 tỉ USD để bù vào khoản thâm hụt ngân sách. "Quy tắc Buffett” là một trong những biện pháp mà ông Obama gửi cho “siêu ủy ban” với nhiều kỳ vọng.

Ngoài ra, theo giới phân tích, kế hoạch kể trên của Tổng thống Mỹ được đưa ra trong bối cảnh uy tín của ông bị giảm sút đáng kể, theo một điều tra dư luận của CBS/New York Times được công bố mới đây.

Kết quả điều tra dư luận cho thấy, trong vòng hai năm, niềm tin của người Mỹ vào ông Barack Obama đã sụt giảm từ 68% vào năm 2009 xuống còn 43% hiện nay. 68% người Mỹ trách ông đã không mang lại cho nền kinh tế các thúc đẩy cần thiết.

Trong khi đó, tại một cuộc thăm dò khác của hãng tin Bloomberg, một phần ba số người Mỹ tham dự điều tra tin rằng bà Hillary Clinton làm tổng thống tốt hơn ông Barack Obama và hai phần ba coi bà là chính trị gia được yêu mến nhất nước Mỹ.

34% số người được hỏi tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu nước Mỹ được đặt dưới chính quyền của bà Hillary Clinton, trong khi 47% tin mọi thứ sẽ không khác so với chính quyền Barack Obama hiện nay và 13% cho rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn.

Về cá nhân, nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ được 64% ý kiến tham dự điều tra dư luận bình chọn là chính trị gia được ủng hộ nhất nước Mỹ. Trong khi đương kim tổng thống Barack Obama nhận được 50% số phiếu ủng hộ.

Tuy vậy, đa số thành viên Dân chủ cho rằng, ông Obama sẽ vẫn là ứng viên thích hợp nhất của đảng này trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2012 và chỉ có 30% cho rằng, cần có người khác đại diện cho phe Dân chủ ra tranh cử.