30/06 Bộ Công Thương: Đến năm 2020, cân bằng cán cân thương mại

A+ A- A-Kiểu đọc sáchThứ 5, 30/06/2011, 10:33

Đây là một nội dung quan trọng của quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mà Bộ Công Thương vừa quyết định.
Để cân bằng, nước ta phấn đấu đạt tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 15%-16,5% trong giai đoạn 2011-2015 và 13,5%-15% trong giai đoạn 2015-2020, kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu ở mức 13%-15%.
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Công Thương đưa ra các giải pháp như tăng cường đàm phán với các đối tác để xóa rào cản nhập khẩu đối với các mặt hàng mà ta có lợi thế so sánh; tăng cường áp dụng biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đưa ra các chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu như phát triển cảng cạn/trung tâm logistic, cụ thể là sử dụng trên 700 ha đất, đầu tư trên 11.500 tỉ đồng xây dựng, phát triển 12 trung tâm ở phía Bắc và 10 trung tâm ở phía Nam.
Theo Q.Như
PL TPHCM

08/07 6 tháng đầu năm: Ký kết 22 hiệp định vay nợ, viện trợ

Thứ 6, 08/07/2011, 17:46

Theo Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến thời điểm 18/06/2011, đã ký kết 22 hiệp định vay nợ, viện trợ với tổng trị giá cam kết của các hiệp định đạt 1.263,41 triệu USD.
Chi tiết các Hiệp định vay nợ, viện trợ đã ký trong 6 tháng đầu năm 2011 như sau:
Nguồn: Bộ Tài Chính
Áp dụng các phương thức đàm phán thông qua thư điện tử, trực tiếp đàm phán và thông qua đại sứ quán, việc ký kết các hiệp định vay ODA, các hiệp định vay ưu đãi và vay thương mại để cho vay lại đối với các dự án đầu tư quan trọng cũng đang trong quá trình đàm phán, đến tháng 6/2011, 02 Hiệp định vay ưu đãi của China Eximbank cho dự án Nhiệt Điện Mạo Khê và dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân II với trị giá gần 750 triệu USD đã được đàm phán và ký kết.
Ngoài ra, trong năm nay, một số hiệp định vay ưu đãi với trị giá lớn đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định vay Cộng hoà Liên bang Nga cho dự án Nhà máy điện hạn nhân Ninh thuận với trị giá dự kiến 7,7 tỷ USD, Hiệp định vay Nhật Bản cho dự án Nhà máy điện hạt nhân số 2; triển khai đàm phán vay theo hình thức OCR của ADB, IBRD; hoàn chỉnh thủ tục để ký kết Hiệp định vay bổ sung 100 triệu USD trong khoản tín dụng khung với Chính phủ Israel.
Theo PV
Bộ Tài Chính

09/07 Asia Currencies Rise on Growth, Rate Outlooks

By Yumi Teso and Andrea Wong - Jul 9, 2011 9:28 AM GMT+0900
Q
Asian currencies rose for a second week, led by Thailand’s baht, on speculation the world’s fastest economic growth and rising interest rates will spur more fund inflows from abroad.
The baht posted its biggest five-day advance since December 2008 as overseas investors increased holdings of local assets after the Pheu Thai party won a clear majority in elections last weekend, reducing the scope for political unrest. China raised borrowing costs July 6 and the Bank of Thailand is expected to do so next week. Global funds pumped about $1.6 billion into South Korean, Thai and Indonesian equities in the first four days of the week, exchange data show.
The Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar Index, which tracks the region’s 10 most-traded currencies excluding the yen, rose 0.3 percent this week, touching a 14-year high of 119.40 yesterday. The baht climbed 1.9 percent to 30.24 per dollar, the Philippine peso strengthened 1 percent to 42.745 and South Korea’s won advanced 0.9 percent to 1,057.08, according to data compiled by Bloomberg.
“The difference in growth rates between Asia and developed economies will attract fund inflows,” said Frances Cheung, a senior strategist at Credit Agricole CIB in Hong Kong. “Asian currencies will strengthen toward year-end.”
Developing economies in Asia will expand 8.4 percent in 2011, outpacing growth of 2.5 percent in the U.S. and 2 percent in the euro region, according to International Monetary Fund estimates released last month. Benchmark interest rates of 7.5 percent in India and 6.75 percent inIndonesia compare with a maximum 0.25 percent in the U.S. and Japan.

Taming Inflation

The People’s Bank of China this week boosted one-year lending and deposit rates to 6.56 percent and 3.5 percent, respectively. China’s yuan was little changed from a week ago at 6.4650.
The baht reached a one-month high yesterday after incoming Prime Minister Yingluck Shinawatra said policy makers will let the currency appreciate to tame inflation, according to a Wall Street Journal report on July 7. The Bank of Thailand, which has boosted its benchmark interest rate four times this year, will lift it by a quarter of a percentage point to 3.25 percent on July 13, according to all 13 economists polled by Bloomberg.
“The baht got a boost from fund inflows into the nation on optimism the country will have a stable government for now,” said Kozo Hasegawa, a currency trader at Sumitomo Mitsui Banking Corp. in Bangkok. “Yingluck also showed an intention to let the baht rise, while the market is also pricing in a rate hike next week. The baht will stay on a bullish bias for now.”

‘Won’s Upward Momentum’

The won climbed to its highest level in almost three years after U.S. companies added twice as many workers as forecast in June, shoring up confidence the global economic recovery will be sustained. Employers in the world’s largest economy added 157,000 workers to their payrolls, according to figures released on July 7 by ADP Employer Services, more than the 70,000 forecast by economists in a Bloomberg survey.
The South Korean currency had a third weekly gain after Finance Minister Bahk Jae Wan said July 6 the local economy was expected to expand faster in the second half of 2011 than in the first six months.
“The won started off on a very strong note amid signs that the global economy is expanding,” said Hwang Sun Min, a Seoul- based currency dealer with Kookmin Bank, the nation’s largest lender. “The won’s upward momentum will continue.”
Elsewhere, Malaysia’s ringgit gained 0.5 percent this week to 2.9948 per dollar, Indonesia’s rupiah strengthened 0.2 percent to 8,520 and the Singapore dollar advanced 0.6 percent to S$1.2195. India’s rupee appreciated 0.6 percent to 44.3280 while Taiwan’s dollar slipped 0.1 percent to NT$28.795.
To contact the reporters on this story: Yumi Teso in Bangkok at yteso1@bloomberg.net; Andrea Wong in Taipei at awong268@bloomberg.net
To contact the editor responsible for this story: Sandy Hendry at shendry@bloomberg.net

09/07 Nhật - Trung mâu thuẫn về công nghệ tàu cao tốc


▪  AN HUY
09/07/2011 00:06 (GMT+7)
 
Bắc Kinh tuyên bố, công nghệ của họ trong lĩnh vực tàu cao tốc tân tiến hơn công nghệ Nhật.
Trung Quốc vừa lên tiếng phủ nhận những cáo buộc của Nhật Bản cho rằng nước này vi phạm bằng sáng chế công nghệ tàu cao tốc. Bắc Kinh tuyên bố, công nghệ của họ trong lĩnh vực này tân tiến hơn công nghệ Nhật.

Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Trung Quốc Wang Yongping cho biết, Trung Quốc sẽ không từ bỏ quyền xin cấp bằng sáng chế cho các phát kiến của mình trong lĩnh vực đường sắt cao tốc vì Trung Quốc đã tự thân đạt được các công nghệ này. Cũng theo quan chức này, tập đoàn đường sắt China CNR Corp và Viện Khoa học đường sắt Trung Quốc đã xin cấp bằng sáng chế ở nước ngoài từ năm 2009.

Phát ngôn trên của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Heavy Industries của Nhật cách đây ít hôm tuyên bố sẽ khởi kiện nếu Trung Quốc xin cấp bằng sáng chế công nghệ tàu cao tốc, vi phạm hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Hồi năm 2004, Kawasaki đã chuyển giao công nghệ tàu chạy với tốc độ 200 km/h cho Trung Quốc.

Đáp lại, phía Trung Quốc cho rằng, công nghệ của họ cao cấp hơn công nghệ được Kawasaki chuyển giao. 

Hôm 30/6 vừa qua, Trung Quốc đã khánh thành tuyến đường sắt cao tốc nối giữa Bắc Kinh và Thượng Hải.

“Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải và tàu Shinkansen của Nhật Bản là hai câu chuyện khác nhau. Nhiều đặc điểm công nghệ sử dụng cho đường sắt cao tốc của Trung Quốc tốt hơn nhiều so với công nghệ trên tàu Shinkansen của Nhật”, ông Wang nói.

Theo báo China Daily, bằng sáng chế đã được cấp cho 1.900 đặc điểm công nghệ của hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc, 481 đặc điểm công nghệ khác đang được xem xét cấp bằng sáng chế.
 
Phát biểu tại Tokyo ngày 8/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Nhật Bản Akihiro Ohata tuyên bố, điều quan trọng là các bên liên quan phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Nhật Bản cần dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Ohata cũng cho rằng, Trung Quốc và Nhật Bản không nên làm gia tăng căng thẳng trong các phát ngôn.

08/07 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới


picture
Hãng xe Nhật Bản Toyota tiếp tục lọt vào top 10 doanh nghiệp.
▪  AN HUY
14:09 (GMT+7) - Thứ Sáu, 8/7/2011

Tạp chí Fortune của Mỹ vừa công bố danh sách thường niên 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (Global 500). “Đế chế” bán lẻ Wal-Mart vẫn đứng đầu bảng, nhưng dầu lửa mới là ngành công nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối trong top 10.

Đáng chú ý, Trung Quốc đóng góp tới 3 cái tên trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất, trong khi Nhật Bản chỉ có 2 công ty lọt vào nhóm này.

Dưới đây là 10 công ty dẫn đầu Global 500 năm 2011:

1. Wal-Mart


Vị trí xếp hạng: 1 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 1)
CEO: Michael T. Duke
Số nhân viên: 2.100.000
Quốc gia: Mỹ
Doanh thu năm 2010: 421,849 tỷ USD (tăng 3,3% so với 2009)
Lợi nhuận: 16,389 tỷ USD (tăng 14,3% so với 2009)
Tài sản: 180,663 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 4%     
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 9,1%

Đây là năm thứ hai liên tục Wal-Mart chiếm ngôi đầu của danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500) và cả Global 500. Wal-Mart được đánh giá cao ở mục tiêu theo đuổi sự phát triển doanh nghiệp bền vững, nhưng cũng bị cho là phân biệt đối xử với nhân viên nữ và đang dính đơn kiện liên quan tới vấn đề này. Kinh tế Mỹ khó khăn đang gây trở ngại cho Wal-Mart, với doanh thu các cửa hàng Wal-Mart tại thị trường Mỹ giảm quý thứ 8 liên tục.

2. Royal Dutch Shell

Vị trí xếp hạng: 2 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 2)
CEO: Peter R. Voser
Số nhân viên: 97.000
Quốc gia: Hà Lan
Doanh thu năm 2010: 378,152 tỷ USD (tăng 32,6%)
Lợi nhuận năm 2010: 20,127 tỷ USD (tăng 60,8%)
Tài sản: 322,56 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 5%     
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 6,2%

Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Shell đã tăng 7,2%. Trong bối cảnh dầu lửa ngày càng khó tìm, Shell đang thúc đẩy lĩnh vực năng lượng thay thế, tiêu biểu là vụ hợp tác với công ty xăng sinh học Cosan của Brazil hồi năm ngoái. Shell còn đang phát triển công nghệ để xây dựng nhà máy khí hóa lỏng nổi trên biển đầu tiên nhằm đạt lợi thế khi tiếp cận các mỏ dầu ở vùng nước sâu. 

3. ExxonMobile


Vị trí xếp hạng: 3 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 3)
CEO: Rex W. Tillerson
Số nhân viên: 103.700
Quốc gia: Mỹ
Doanh thu năm 2010: 354,674 tỷ USD (tăng 24,6%)
Lợi nhuận năm 2010: 30,46 tỷ USD (tăng 58%)
Tài sản: 302,510 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 9%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 10,1%

2010 là một năm nhiều biến động trên thị trường dầu lửa, nhưng giống như các “đại gia” dầu lửa khác, ExxonMobile đã đạt thành tích kinh doanh đáng nể. Chuẩn bị trước cho những thay đổi trong tương lai, ExxonMobile đang tăng đầu tư vào các loại năng lượng thay thế, nhất là khí tự nhiên.

4. BP


Vị trí xếp hạng: 4 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 4)
CEO: Robert W. Dudley
Số nhân viên: 79.700
Quốc gia: Anh
Doanh thu năm 2010: 308,928 tỷ USD (tăng 25,5%)
Lợi nhuận năm 2010: -3,719 tỷ USD (giảm 122,4%)
Tài sản: 272,262 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: -1%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: -1.4%

Thảm họa tràn dầu hồi tháng 4 năm ngoái trên Vịnh Mexico đã nhấn chìm BP. Hãng này cho biết sẽ phải huy động 30 tỷ USD để khắc phục hậu quả, và nhiều tài sản đã bị bán tháo cho mục đích này. Tuy nhiên, trong thời gian 2010-2016, BP vẫn dự định có tới 32 dự án mới.

5. Sinopec Group


Vị trí xếp hạng: 5 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 7)
CEO: Fu Chengyu
Số nhân viên: 640.535
Quốc gia: Trung Quốc
Doanh thu năm 2010: 273,422 tỷ USD (tăng 45,8%)
Lợi nhuận: 7,629 tỷ USD (tăng 32,5%)
Tài sản: 225,388 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 3%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 3,4%

Là hãng khai thác và lọc hóa dầu lớn nhất của Trung Quốc, Sinopec giờ đã vươn lên ngang tầm với các tập đoàn dầu khí đa quốc gia khổng lồ. Tuy nhiên, cái khó của Sinopec so với các đối thủ nước ngoài là phải chịu áp lực từ Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề tăng giảm giá xăng dầu trong nước. Mặc dù vậy, Sinopec đang mở rộng hoạt động ở nước ngoài, với 9 dự án ở nước ngoài ký kết trong năm 2010.

6. China National Petroleum


Vị trí xếp hạng: 6 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 10)
CEO: Jiang Jiemin
Số nhân viên: 1.674.541
Quốc gia: Trung Quốc
Doanh thu năm 2010: 240,192 tỷ USD (tăng 45,1%)
Lợi nhuận năm 2010: 14,367 tỷ USD (tăng 39,9%)
Tài sản: 399,101 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 6%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 3,6%

China National Petroleum tuyên bố có đủ khả năng tăng trữ lượng dầu lửa và khí đốt với tốc độ đủ để thỏa mãn cơn khát dầu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Một phần sức mạnh của tập đoàn này xuất phát từ mối quan hệ tốt với chính phủ và các công ty đa quốc gia ở các nước nhiều dầu lửa. China National Petroleum hiện đang hợp tác chặt chẽ với Nga, Venezuela, Iraq và Qatar, cũng như BP, Total và Shell.

7. State Grid


Vị trí xếp hạng: 7 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 8)

CEO: Liu Zhenya
Số nhân viên: 1.564.000
Quốc gia: Trung Quốc
Doanh thu năm 2010: 226,294 tỷ USD (tăng 22,7%)
Lợi nhuận năm 2010: 4,556 tỷ USD
Tài sản: 315,268 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 2%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 1,4%

Công ty điện lực hàng đầu Trung Quốc đang phát triển mạnh cùng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở nước này. Thành lập năm 2002, State Grid hiện đang cung cấp năng lượng cho hơn 1 tỷ dân tại 26 tỉnh của Trung Quốc. Theo hãng nghiên cứu Pike Research, riêng trong quý 1/2011, State Grid đã mua 70% trong tổng số 17,4 triệu thiết bị đo điện thông minh được bán trên toàn cầu. Đây được xem là một nỗ lực lớn của công ty này trong việc thu thập dữ liệu tiêu thụ năng lượng của người tiêu dùng.

8. Toyota Motor


Vị trí xếp hạng: 8 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 5)
CEO: Akio Toyoda
Số nhân viên: 317.716
Quốc gia: Nhật Bản
Doanh thu năm 2010: 221,760 tỷ USD (tăng 8,6%)
Lợi nhuận năm 2010: 4,766 tỷ USD (tăng 111,3%)
Tài sản: 359,862 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 2%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 1,3%

“Bão” thu hồi xe đã lắng xuống, nhưng một thảm họa khác lại ập xuống với Toyota. Sản lượng của hãng đang diễn biến theo chiều hướng sụt mạnh sau vụ động đất và sóng thần lịch sử ở Nhật hồi tháng 3 vừa qua. Doanh số của Toyota tại các thị trường phát triển suy giảm trong năm 2010, nhưng với sự gia tăng doanh số ở các thị trường mới nổi, hãng vẫn tiêu thụ được hơn 7 triệu xe, tăng 71.000 xe so với năm 2009.

9. Japan Post Holdings


Vị trí xếp hạng: 9 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 6)
CEO: Jiro Saito
Số nhân viên: 233.000
Quốc gia: Nhật Bản
Doanh thu năm 2010: 203,958 tỷ USD (tăng 0,9%)
Lợi nhuận năm 2010: 4,891 tỷ USD ( tăng 0,9%)
Tài sản: 3.535 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 2%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 0,1%

Lần đầu Japan Post Holdings lọt vào danh sách Global 500 của Fortune là cách đây 2 năm. Tập đoàn này trải rộng trên nhiều lĩnh vực gồm ngân hàng, bảo hiểm, chuyển phát thư tín… Khó khăn mà Japan Post Holdings đang phải đối mặt bao gồm sự suy giảm trong khối lượng thư tín, tài khoản tiết kiệm và hợp đồng bảo hiểm tại thị trường trong nước.

10. Chevron


Vị trí xếp hạng: 10 (Vị trí xếp hạng năm 2010: 11)
CEO: John S. Watson
Số nhân viên: 62.196
Quốc gia: Mỹ
Doanh thu năm 2010: 196,337 tỷ USD (tăng 20,1%)
Lợi nhuận năm 2010: 19,024 tỷ USD (tăng 81,5%)
Tài sản: 184,769 tỷ USD
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 10%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: 10,3%

Năm nay, Chevron có kế hoạch thu hẹp hoạt động ở mảng lọc hóa dầu để tập trung hơn vào việc khai thác. Hãng đang có trong tay một lượng tiền mặt dồi dào, ở mức 5,3 tỷ USD vào cuối quý 1/2011. Hồi đầu năm nay, Chevron mua lại hãng năng lượng Atlas Energy để tiếp cận với các tài sản khí đốt của hãng này ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ. Hãng cũng kỳ vọng sẽ được phép tăng cường khai thác dầu trên Vịnh Mexico trong thời gian tới.

08/07 M&A tại VietinBank: Động lực cho phát triển

16:32:28 Thứ sáu, 08/07/2011
TS Lê Đức Thọ (*)
(baodautu.vn) Với việc phát hành thành công cổ phần cho Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã trở thành ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên sau cổ phần hóa lựa chọn được đối tác tài chính lớn của nước ngoài tham gia cơ cấu cổ đông.
Giao dịch tiêu biểu của ngành ngân hàng
Là thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới, ưu tiên chiến lược của IFC tại Việt Nam tập trung vào phát triển khu vực tài chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đầu tư vào các khu vực mà nhu cầu nội địa tăng nhanh hoặc Việt Nam có lợi thế so sánh.   
Sau các thương vụ đầu tư vào một số ngân hàng như ACB,Sacombank, Techcombank, Eximbank, IFC và VietinBank bắt đầu thảo luận việc hợp tác đầu tư từ năm 2009.
Ngoài khoản đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức phát hành riêng lẻ cổ phiếu mới với tỷ lệ 10% vốn điều lệ của VietinBank, một khoản cho vay nợ thứ cấp từ IFC có trị giá 125 triệu USD, thời hạn trên 10 năm cũng được dành cho VietinBank. Kèm theo đó là các  hỗ trợ kỹ thuật để VietinBank nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, gia tăng dịch vụ cho khối các SME, tiết kiệm hiệu quả năng lượng. Tổng giá trị giao dịch này lên tới 6.000 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 300 triệu đô la Mỹ).
Hợp tác với IFC giúp VietinBank tăng trưởng huy động vốn, cho vay và đầu tư, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam; đảm bảo an toàn vốn, giảm bớt gánh nặng đầu tư vốn cho Nhà nước trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn, giúp Nhà nước gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; khai thác kinh nghiệm của IFC hỗ trợ chuyển đổi ngân hàng tại các thị trường mới nổi của IFC.
Sự kiện VietinBank phát hành thành công 10% vốn cổ phần cho IFC cũng khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước lẫn thực hiện nghiêm túc các cam kết khi hội nhập.
Tiếp tục lựa chọn đối tác chiến lược mạnh
Hiện, tại VietinBank, cổ đông Nhà nước nắm giữ 80,3% vốn điều lệ, IFC giữ 10% và các cổ đông khác giữ 9,7%. Với tổng tài sản đạt 20 tỷ USD, vốn tự có trên 1 tỷ USD, mục tiêu của VietinBank trong những năm tới là duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân ngành. Năm 2010, VietinBank đạt chất lượng tăng trưởng tốt, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 22,1%, chia cổ tức 17%, các hệ số an toàn vốn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng tới thông lệ quốc tế.
Trong chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa cấu trúc cổ đông của VietinBank cũng nhằm mục tiêu đưa VietinBank thành Tập đoàn Tài chính ngân hàng mạnh, có vai trò trụ cột trong hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Hiện VietinBank đang tích cực hoàn tất việc lựa chọn tiếp cổ đông chiến lược nước ngoài, mà đích ngắm là các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn thuộc nhóm ngân hàng hàng đầu thế giới, có tài chính lành mạnh,  cam kết nắm giữ cổ phiếu lâu dài lẫn hỗ trợ kỹ thuật cho VietinBank. Sự tham gia của các cổ đông mới, trong đó có các cổ đông lớn, cổ đông chiến lược dày  kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng được kỳ vọng giúp VietinBank phát triển mạnh và bền vững, thể hiện qua đạt các chỉ số tài chính cơ bản là có tổng tài sản từ 60 đến 70 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh bình quân 25 - 30%/năm, vốn tự có từ 4 - 5 tỷ USD, ROE từ 20 - 25%, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) từ 1,5 - 2%, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 10% vào năm 2015n
(*) Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

08/07 Phụ cấp 10% cho cán bộ, công chức

Thứ sáu, 08 Tháng bảy 2011, 08:55 GMT+7

Các đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp công vụ là cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách làm việc trong Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về chế độ phụ cấp công vụ đối với một số đối tượng cán bộ, công chức. Theo đó, các đối tượng được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 10% mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực từ 1/9. Chế độ quy định tại Nghị định được tính hưởng kể từ ngày 1/5
(Theo Chinhphu.vn)

08/07 Đến tháng 5/2012, tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Nhật có thể ngừng hoạt động


Sau các cuộc kiểm tra thường xuyên từ sau trận động đất, sóng thần ngày 11/03/2011, cho đến nay chưa nhà máy nào hoạt động trở lại.
Khảo sát của Bloomberg cho thấy Nhật có thể sẽ không còn lò phản ứng hạt nhân nào hoạt động ở thời điểm tháng 5/2012 nếu kết quả các đợt kiểm tra của chính phủ công bố trong tuần này tiếp tục cản trở việc hoạt động trở lại của các nhà máy đang tạm thời đóng cửa để bảo trì.
Tất cả các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật được yêu cầu đóng cửa bảo trì sau mỗi khoảng thời gian 13 tháng. Sau các cuộc kiểm tra thường xuyên từ sau trận động đất, sóng thần ngày 11/03/2011, cho đến nay chưa nhà máy nào hoạt động trở lại.
Ngày 06/07/2011, Bộ trưởng Thương mại Nhật cho biết nước này sẽ tiến hành kiểm tra các lò phản ứng hạt nhân để giải quyết lo lắng của cộng đồng dân cư sống quanh các nhà máy này. Thông tin này được công bố chỉ gần 3 tuần sau khi chính phủ Nhật khẳng định các lò này đều an toàn.
Thông báo trên lập tức khiến một thị trưởng địa phương rút lại giấy phép cho công ty điện Kyushu Electric khởi động lại 2 lò phản ứng hạt nhân theo kế hoạch đã hoạt động trở lại vào tháng 4/2011.
Ông Yoshinori Moriyama, phó giám đốc cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật, nói: “Chúng tôi sẽ vẫn phải nghiên cứu hình thức kiểm tra nào sẽ được thực hiện. Tôi không thể khẳng định được sẽ cần bao nhiêu thời gian.”
Khoảng 2/3 trong số 54 lò phản ứng hạt nhân tại Nhật đã bị đóng cửa sau động đất, sóng thần, tất cả đều do các đợt kiểm tra được tiến hành và thanh tra viên chưa chấp thuận cho hoạt động.
Nhiều khu vực trên đất nước Nhật phải áp dụng biện pháp tiết kiệm điện.
Tất cả các lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại Nhật sẽ bị ngưng lại vào thời điểm tháng 5/2012.
Theo lịch mà các công ty điện Kyushu Electric, Tokyo Electric Power Co., Kansai Electric Power Co., Shikoku Electric Power Co cung cấp cho Bloomberg, tất cả các lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại Nhật đến tháng 5/2012 sẽ ngừng hoạt động.
Đình Hảo
Theo Bloomberg