BIỆN PHÁP THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG TC/KT, Nguyen Phuc Lien

NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ NHẰM  THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 01.12.2011.
Hai cuộc Khủng hoảng 2008 và 2011 có thể gộp làm một ở mẫu số chung gọi là NỢ NẦN: năm 2008, nợ nần tư nhân và năm 2011, nợ nần nhà nước. Nợ nần tư nhân hay nợ nần nhà nước trở thành chồng chất khi số THU càng ngày càng kém đi mặc dầu tư nhân hay nhà nước đã phải thắt lưng buộc bụng giảm CHI. Số THU đến từ những hoạt động Kinh tế thực sản xuất. Điều đó có nghĩa là Khủng hoảng Tài chánh đã lan sang lãnh vực Kinh tế thực sản xuất. Khủng hoảng Kinh tế thực sản xuất đang tạo ra THẤT NGHIỆP mỗi ngày mỗi tăng. Thất nghiệp tăng sẽ đưa đến bạo loạn Xã hội, rồi bạo loạn Chính trị làm sụp đổ những Chính thể dù luôn luôn được tung hô là "muôn năm "

13/12 WTO : Đũa thần của phép mầu kinh tế Trung Quốc


THỨ BA 13 THÁNG MƯỜI HAI 2011
2001-2011 là chặng đường 10 năm để Trung Quốc trở thành một thành viên có trọng lượng của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và là chủ nợ lớn nhất của các nền kinh tế công nghiệp phát triển nhờ 3.200 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ. Với WTO, hàng Trung Quốc tràn ngập thế giới nhưng Bắc Kinh vẫn bảo vệ chặt chẽ thị trường rộng lớn của mình trước cạnh tranh của các nước phát triển phương Tây. Phân tích của chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt.
 
Trung Quốc đã lợi dụng được thế mạnh trong khuôn khổ của tổ chức WTO như thế nào để phát triển và đâu là những bài học đối với các nước nhỏ có mô hình phát triển tương tự như Trung Quốc ?