27/06 Đồng sáng lập PayPal - Peter Thiel: Bong bóng Internet khó xảy ra lúc này

Thứ 2, 27/06/2011, 22:41


Peter Thiel cũng cho rằng mọi người đã đánh giá hơi thấp giá trị của Thung lũng Silicon.
Trong cuộc phỏng vấn riêng của báo CapLinked với Peter Thiel – đồng sáng lập PayPal và thành viên quản lý Founders Fund, Peter Thiel đã cho biết lý do anh đầu tư vào Facebook, sự khác biệt giữa Phố Wall và Thung lũng Silicon, và tại sao anh nói sẽ không thành lập PayPal nếu biết trước những điều mà giờ đây anh đã biết.
Mùa thu năm ngoái anh đã công bố học bổng “20 tuổi trở xuống” nhằm khuyến khích các tài năng trẻ bỏ học đại học để theo đuổi kinh doanh. Đó là một chương trình gây nhiều tranh cãi. Cảm giác của anh như thế nào khi phải đứng vào vị trí bị nhiều người công kích? Anh đã làm thế nào để giữ vững lập trường của mình khi có quá nhiều người chống lại anh?
Việc là người đầu tiên thử điều gì mới hay nói ra những điều trái với lẽ thường sẽ đem đến nguy cơ bị xã hội lên án, nhưng qua thời gian, điều đã từng gây tranh cãi cuối cùng lại trở thành điều hiển nhiên. Cũng như giờ đây mọi người đã thấy quá rõ nhà đất không phải lúc nào cũng là khoản đầu tư tốt, ngày càng có nhiều người nhận ra đại học không phải luôn luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
Kể từ khi công bố học bổng đó vào mùa thu năm ngoái, đã có một làn sóng tranh cãi về việc bong bóng giáo dục là chuyện ngớ ngẩn thế nào. Tôi hi vọng học bổng của chúng tôi sẽ tiếp sức cho một thế hệ để họ cân nhắc cẩn trọng hơn họ muốn gì trong cuộc sống và làm thế nào để đạt được nó. Nền kinh tế của chúng ta cần những ý tưởng sáng tạo và cấp tiến, và để có được điều đó, chúng ta cần nhiều hơn những người có hoài bão, vượt qua dư luận và mạo hiểm.
Từ rất sớm trong sự nghiệp của mình, anh đã làm việc một thời gian ngắn tại Phố Wall trước khi quay về California để đầu tư tư nhân và sau đó thành lập công ty PayPal. Tại sao anh lại từ bỏ ngành luật và rời Phố Wall quá sớm như vậy? Và nguyên nhân gì đã khiến anh rời bỏ con đường mà anh đã mất rất nhiều năm chuẩn bị từ trước?
Tôi không thể nói rằng mình đã lên kế hoạch cho mọi thứ từ khi bắt đầu học tiểu học được. Tôi không nghĩ quá nhiều để quyết định vào đại học hay trường luật; đó là những lựa chọn mặc định khi bạn không có kế hoạch gì khác.
Tôi không cảm thấy hối hận về quyết định đó, và nếu được làm lại, có thể tôi sẽ vẫn quyết định như vậy, nhưng tôi chắc chắn sẽ suy nghĩ kĩ lưỡng hơn. Thung lũng Silicon cuối những năm 90 rất thú vị bởi ở đó không có sẵn một lối mòn nào, như trong lĩnh vực luật hay tài chính, và thực sự rất đáng từ bỏ con đường kia để tham gia vào những thử thách đòi hỏi nhiều trí tuệ hơn.
Tại sao anh lại đam mê công nghệ như vậy? Anh là học sinh ngành triết học rồi sau đó theo học trường luật. Mà đó thì không phải kinh nghiệm điển hình cho một kỹ sư công nghệ. Anh đã quyết định theo đuổi công nghệ kể từ lúc nào?
Đó là vấn đề về tư duy bao quát hay tư duy chuyên sâu. Tư duy bao quát là sao chép những gì đã biết và triển khai nó ở nơi khác. Tư duy chuyên sâu là tưởng tượng ra những thứ chưa từng có ai nghĩ đến hay thực hiện trước đó. Việc đó khó hơn nhiều. Ngành pháp lý yêu cầu rất ít tư duy chuyên sâu, đặc biệt nếu đem so với ngành công nghệ.
Phân tích cơ bản về kinh nghiệm với PayPal của tôi là, nếu trước đây, tôi biết được những điều mà giờ đây tôi đã biết về lĩnh vực thanh toán, tôi đã không thành lập công ty. Việc đó quá đáng sợ. Có quá nhiều thử thách khó nhằn mà chúng tôi không biết trước. Trong những thử thách đó, tôi đã thấy công nghệ đột phá có thể thực sự biến đổi mọi thứ thế nào. Và có một sự thực vĩ mô về tăng trưởng kinh tế, rằng mọi thứ chỉ có thể tiến bộ hơn khi xã hội cải cách hơn.
Công nghệ về cơ bản là việc làm được nhiều hơn mà tốn ít sức hơn. Một khi bạn nhận ra điều đó, thật khó để nghĩ rằng mình sẽ làm một việc gì khác.
Tại sao anh lại tin tưởng Mark Zuckerberg và Sean Parker khi họ tiếp cận anh về Facebook? Ý tưởng Facebook không hề mới – về cơ bản thì nó giống với Friendster, một trang web đã thất bại. MySpace cũng không thành công cho lắm. Anh đã thấy điều gì ở họ và ở Facebook, mà người khác không nhìn thấy được?
Cả Mark và Sean đều là những người biết nhìn xa trông rộng về sản phẩm. Điều mà tôi thích nhất là họ đã giải quyết được vấn đề nhận diện. Trước Facebook hiếm khi người ta thấy mọi người đăng nhận diện thật của mình lên mạng. Mark và Sean đã làm được điều đó bằng cách thức mà có thể tăng trưởng rất nhanh từ những thành công ban đầu ở các trường đại học.
Rất nhiều người đã quy thành công của họ là do cơ hội, nhưng thực tế họ có một lợi thế đó là luôn có kế hoạch. Tôi sẽ lấy 1 ví dụ mà tôi thực sự rất ấn tượng. Mùa hè 2006, Facebook có 30 triệu USD doanh thu, 5 triệu người dùng, và chủ yếu là ở thị trường đại học của những người Mỹ gốc Anh. Yahoo đã cố mua nó với giá 1 tỷ USD.
Nếu họ không lên kế hoạch trước sẽ làm gì với công ty, họ có thể đã bán nó. Nhiều người đã nghĩ Mark thật điên rồ vì không bán Facebook. Nhưng anh ta luôn có kế hoạch và tầm nhìn về việc Facebook có thể làm gì, và thành công của Facebook chính là minh chứng cho tầm nhìn ấy.
Mọi người đều muốn biết – chúng ta liệu có đang ở trong một bong bóng internet khác? Anh đã từng nói rằng vì mọi người còn nhớ mình đã bị đốt cháy khi bong bóng nổ cuối những năm 90 như thế nào, nên sẽ rất khó để chuyện đó xảy ra lần nữa. Anh có còn tin vào điều đó không?
Tôi nghĩ thế giới đang đánh giá hơi thấp Thung lũng Silicon và tầm quan trọng của công nghệ. Khi bạn thấy giá cổ phiếu của LinkedIn tăng mạnh ngay trong ngày đầu tiên lên sàn, bạn phải giả định rằng các ngân hàng đầu tư đã không biết cách đo đếm giá trị của công ty. Phố Wall không thực sự hiểu các công ty công nghệ làm việc như thế nào. 
Chúng ta đã đi một chặng đường khá xa so với cuối những năm 90. Tại thời điểm đó cả cộng đồng cùng góp phần thổi phồng giá trị của những khoản đầu tư có vấn đề. Câu chuyện ngày nay lại thiếu đi một số yếu tố quan trọng khi hầu hết các công ty công nghệ mới đều không phải công ty đại chúng (chỉ có một số ít cổ đông).

Một số người bi quan tập trung vào các công ty như Groupon, LinkedIn, Zynga, Facebook và Twitter, nhưng chỉ 5 công ty này không thể tạo nên bong bóng được, ngay cả khi tất cả đều lên niêm yết.
Nếu chỉ có vậy cũng tạo nên bong bóng, thì chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề rất nghiêm trọng. Điều đó nghĩa là hóa ra có rất ít cải cách đang thực sự diễn ra và toàn bộ nền kinh tế tồi tệ hơn mọi người vẫn tưởng. Nhưng thực ra có rất nhiều thứ đang tiến triển tại Thung lũng Silicon.
Quyết định kinh doanh sáng suốt nhất anh đã từng đưa ra là gì?
Tôi không dám nói chắc chắn quyết định nào là tốt nhất, nhưng quay trở lại California những năm 1990 là một trong số đó. Có lẽ đó là thời điểm và địa điểm thích hợp nhất trong lịch sử thế giới để khởi nghiệp. Thung lũng Silicon có nhiều lợi thế, nhưng một trong số những lợi thế hấp dẫn nhất đó là niềm tin của nó vào quyền năng biến đổi thế giới của công nghệ đột phá.
Thu Thủy
Theo CapLinked

27/06 SoftBank gets OK on power generation

The Yomiuri Shimbun

SoftBank Corp. has gotten the green light to enter the power generation business from its shareholders, opening the way for the firm to launch a solar power company as early as this summer.

SoftBank shareholders on Friday approved a revision of the company's articles of association that added the production of electricity from renewable energy sources to its business operations.

SoftBank plans to set up a subsidiary company to operate a solar business as early as this summer and launch the construction of a power plant by the end of this year.

SoftBank seems to have synergistic objectives for both its power generation and telephony business, observers said.

Company President Masayoshi Son became a staunch supporter of denuclearization following the crisis at the Fukushima No. 1 nuclear power plant.

"We have to create energy to replace nuclear power as soon as possible. We want to move toward solving Japan's problems," Son said during the meeting.

Son said his awareness of the energy issue was ignited when he visited evacuation centers in Fukushima Prefecture on March 22, about 10 days after the Great East Japan Earthquake.
On April 20, Son offered some of his private funds to establish a natural energy foundation to promote clean energy.

A bill submitted to the current Diet session for a special measures law on renewable energy sources includes a system that obliges power firms to purchase electricity generated from clean energy sources such as solar and wind power.

If the bill is passed, natural energy generation is expected to create huge business opportunities, even though the cost of generating such power is significantly higher than that of nuclear power generation, observers said.

Furthermore, if a smart grid power transmission network using information technology to automatically manage energy demand and supply is developed, the grid can also be utilized as a communications infrastructure, they said.

IBM Corp. and Google Co. have already embarked on a smart grid strategy.

"It didn't register earlier. [But now I realize] that's so Google," Son said of the companies during the meeting, suggesting SoftBank's plans to enter the power generation business.

When the Internal Affairs and Communications Ministry adopted a plan to provide households across the nation with fiber-optic broadband cable services, Son urged NTT Corp. to form a fiber-optic network business offshoot.

Although NTT's fiber-optic division was not spun off to form a new company, the company was forced to lower the interconnection charges to lend its fiber-optic network to other companies.
Meanwhile, commenting on Son's frequent meetings with Prime Minister Naoto Kan, an industry source said, "I doubt [SoftBank] is looking to acquire Tokyo Electric Power Co.'s power supply business under the separation of electricity generation and transmission."

SoftBank and 19 prefectures previously announced they would set up a natural energy council in July to promote clean energy sources such as solar and wind power. An additional 15 prefectures have said they would join the council.

(Jun. 27, 2011)

27/06 Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng tại Hy Lạp


A+ A- A-Kiểu đọc sáchThứ 2, 27/06/2011, 08:29

IMF, EC và ECB thực chất đang chơi trò chơi nguy hiểm: Đẩy Hy Lạp đến chân tường. Đứng sau IMF phải kể đến Mỹ.
Để nhận được tiền giải cứu, Hy Lạp phải chịu những điều kiện quá ngặt nghèo. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, nước Mỹ tốt nhất nên chuẩn bị tinh thần đối đầu với cú sốc kinh tế.
Chính phủ các nước châu Âu đang chơi một trò chơi nguy hiểm với Hy Lạp. Hiện đã hết thời hạn mà Quốc hội Mỹ có thể xem xét được vai trò của chính phủ trong quá trình này như thế nào và chúng ta nên chuẩn bị cho khả năng Hy Lạp vỡ nợ ra sao. Tùy thuộc vào việc nó xảy ra như thế nào, vụ vỡ nợ của Hy Lạp sẽ gây ra tác động rất lớn lên hệ thống tài chính quốc tế, kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu.
Chính phủ Mỹ có vai trò trực tiếp và quan trọng trong khủng hoảng Hy Lạp bởi Bộ Tài chính Mỹ có tiếng nói lớn trong Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). IMF, cùng với Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bộ ba tổ chức được biết đến với cái tên Troika, đang thỏa thuận gói giải cứu mới với chính phủ Hy Lạp, đổi lại nước này phải thắt chặt ngân sách.
Gói giải cứu sẽ mang đến thêm nỗi khổ cho người Hy Lạp, ai cũng thừa nhận điều này. Thế nhưng Troika vẫn tin họ sẽ có thể khiến chương trình này được nghị viện Hy Lạp thông qua với lời đe dọa không tiếp tục giải ngân khoản vay 17 tỷ USD tiếp theo, Hy Lạp bị đẩy đến sát bờ vực vỡ nợ.
Lần thứ nhất, Troika đã chiến thắng người Hy Lạp bằng một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày thứ Ba vừa rồi. Và nếu đảng cầm quyền vẫn dẫn trước một chút trong ngày thứ Ba tới, họ cũng sẽ chiến thắng trong vòng bỏ phiếu cho kế hoạch thắt chặt ngân sách. Tuy nhiên trò đánh bạc đó đầy rủi ro và cuộc bỏ phiếu tuần này sẽ không chấm dứt được bất ổn.
Dường như người ta đã quên có một cuộc khủng hoảng nợ đã xảy ra cách đây chỉ hơn 1 năm, vào tháng 5/2010. Cuộc khủng hoảng gây chấn động thị trường tài chính thế giới. Mọi chuyện đã trở nên tồi tệ hơn bởi chính sự thái quá của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), vốn đang muốn chơi trò đẩy đến cùng đường khi đó.
Ngày 06/05/2010, ở thời điểm khủng hoảng châu Âu đang hết sức căng thẳng, ECB từ chối cam kết mua trái phiếu chính phủ châu Âu.
EBC đưa ra quan điểm này với luận điểm chính sách trên nếu thực hiện sẽ giống như hình thức tiền tệ hóa nợ của nhóm nước có nền kinh tế yếu tại châu Âu, cũng giống như Fed đã tiền tệ hóa một phần trong số 2 nghìn tỷ USD nợ chính phủ Mỹ (thông qua biện pháp nới lỏng định lượng) trong vài năm qua.
Thị trường lập tức phản ứng tiêu cực, thị trường chứng khoán Mỹ đổ dốc, ECB thay đổi quan điểm của mình chỉ 4 ngày sau đó và bắt đầu mua nợ chính phủ và tư nhân của các nước châu Âu.
Có thể giới chức châu Âu tin họ có đủ công cụ để ngăn bất kỳ sự hoảng sợ nào có thể xảy ra lần này ngay cả nếu Hy Lạp vỡ nợ. Vào năm ngoái, họ đã có thể nhờ Fed hoán đổi USD khi cần thiết. Thế nhưng cần nhớ trong 1 năm qua, khủng hoảng tại châu Âu đã trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Ở thời điểm đỉnh cao khủng hoảng năm 2010, lợi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lần lượt là 12,4%; 6,3% và 5,9%. Hiện nay con số này đã lên 16,8%; 11,4% và 11,9%.
Rõ ràng rủi ro khủng hoảng nợ Hy Lạp lan ra đã tăng mạnh trong năm qua. Cùng thời điểm đó nhiều chuyên gia kinh tế đã khẳng định các biện pháp mà Troika đưa ra chỉ khiến kinh tế Hy Lạp khó khăn và nợ chồng chất hơn.
Kinh tế Hy Lạp năm 2010 tăng trưởng âm 4,5%, tỷ lệ thất nghiệp lên vượt mức 16% và công chúng Hy Lạp phản đối dữ dội các biện pháp thắt chặt ngân sách.
Việc các trái chủ tình nguyện chịu thiệt, theo đề xuất hiện tại, sẽ không giải quyết được vấn đề. Người dân Hy Lạp phải chịu quá nhiều biện pháp trừng phạt. Người dân Tây Ban Nha cũng vậy, tỷ lệ thất nghiệp nơi đây đã lên tới 21%.
Chính phủ Hy Lạp đã sa thải khoảng 10% người làm việc trong chính phủ và dự kiến sẽ sa thải thêm 20%. Hy Lạp phải dành ra 12% GDP cho các chương trình thắt chặt ngân sách trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015, giải pháp này cuối cùng chẳng bao giờ chấm dứt được suy thoái kinh tế.
Khả năng Hy Lạp vỡ nợ dường như khó tránh khỏi và khả năng khủng hoảng lan ra khắp khu vực rất lớn. Chính phủ Mỹ đang làm gì để ngăn khủng hoảng tài chính và chuẩn bị cho những tác động xấu có thể đến? Ai đó hẳn sẽ tin rằng khi đã trải qua những khó khăn sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008, một số quan chức có trách nhiệm trong chính phủ Mỹ hẳn không khỏi điên đầu.
Đình Hảo – Ngọc Diệp
Theo Telegraph

27/06 Kỳ 2: Chiến tranh lạnh dầu mỏ


Hoa Kỳ - Trung Quốc: Căng thẳng “đầu tư” lục địa đen