22/12 Ban hành Đạo luật ngân hàng mới gây tranh cãi

22/12/2010 11:00:00

Ngân hàng Ireland. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Đạo luật ngân hàng mới gây tranh cãi của Ireland đã có hiệu lực, bất chấp những quan ngại của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Phủ Tổng thống Ireland cho biết, Tổng thống nước này Mary McAleese đã ký ban hành đạo luật mới đêm 21/12.

Với tên gọi Đạo luật ổn định các thể chế cho vay, văn bản mới bao gồm một loạt điều khoản về cải cách và cơ cấu lại khu vực ngân hàng từng rơi vào tình trạng vỡ nợ của Ireland. Tuy nhiên, ECB tuần trước đã phát tín hiệu phản đối đạo luật mới khi gợi ý Dublin nên tham vấn ECB trước khi ban hành đạo luật này. Theo ECB, đạo luật mới không hoàn toàn chặt chẽ về pháp lý đối với một số vấn đề quan trọng trong Khu vực đồng euro.

Các đảng đối lập trong Quốc hội Ireland cũng phản đối Đạo luật ổn định các thể chế cho vay vì lo ngại văn bản này trao quá nhiều quyền bạn cho Bộ trưởng Tài chính Brian Lenihan. Tổng thống McAleese đã có lúc dự tính chuyển đạo luật mới lên Tòa án Tối cao Ireland xem xét liệu văn bản này có đi ngược lại Hiến pháp nước này hay không.

Nhằm trấn an dư luận trong và ngoài Ireland, Bộ Tài chính nước này khẳng định việc ông Lenihan thực thi các quyền hạn mới theo Đạo luật ổn định các thể chế cho vay không gây nguy hiểm cho Ngân hàng Trung ương Ireland, ECB, bất kỳ ngân hàng trung ương nào ở các nước EU khác, hay các nhà cho vay đối với các thể chế được nhà nước đảm bảo. Bộ này nhấn mạnh ông Lenihan không thể đưa ra các chỉ thị cụ thể hay thực hiện các giao dịch tài sản cụ thể nếu các quyết định này không được Ngân hàng Trung ương Ireland ủng hộ.

Sau nhiều năm cho vay "bạt mạng," cộng với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của thị trường bất động sản trong nước, khu vực ngân hàng Ireland hiện đã cạn tiền, không thể trang trải các khoản nợ công và thâm hụt ngân sách khổng lồ. Để thoát khỏi bờ vực vỡ nợ, Dublin đã phải xin trợ giúp 85 tỷ euro (113 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)./.

(TTXVN/Vietnam+)


TIN MỚI NHẬN
Ban hành Đạo luật ngân hàng mới gây tranh cãi
Thêm 5 doanh nghiệp Iran bị vào "danh sách đen"
VIB cấp hạn mức tín dụng 385 tỷ đồng cho NPC
ECB giảm mạnh kế hoạch mua trái phiếu chính phủ
IMF giải ngân khoản vay 2,5 tỷ euro cho Hy Lạp
Luật cắt giảm thuế của Mỹ chính thức có hiệu lực
Đồng euro hồi phục nhẹ trên thị trường châu Á
Các ngân hàng Hà Nội thực hiện nghiêm lãi suất
Dự luật về thuế của Mỹ vượt rào cản cuối cùng
Vay 300 triệu USD cho dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2

21/12 Liên hợp quốc và Pháp bác bỏ yêu cầu rút quân khỏi Cốt Đivoa

08:31 21/12/2010

Liên hợp quốc và Pháp đã bác bỏ yêu cầu của Tổng thống mãn nhiệm ở Cốt Đivoa Lôrăng, ông Gơbabô (Laurent Gbagbo) đòi lực lượng của LHQ và quân đội Pháp rút khỏi Cốt Đivoa.

Phát biểu với báo giới ngày 19/12, Ngoại trưởng Pháp Misen Aliô Mari (Michele Alliot Marie) tuyên bố 10.000 binh sĩ LHQ và 900 lính Pháp sẽ tiếp tục hiện diện tại Cốt Đivoa trong bối cảnh bạo lực đang leo thang mạnh tại quốc gia Tây Phi này. Ngoại trưởng Pháp cũng nói rõ lực lượng LHQ và Pháp sẽ hành động tự vệ nếu bị tấn công trực tiếp, nhưng hiện tại chưa có kế hoạch can dự trực tiếp vào các cuộc giao tranh giữa những người biểu tình ủng hộ ông Alaxan Oatara (Alassane Ouattara), người được cộng đồng quốc tế công nhận đắc cử trong cuộc bầu cử vừa qua ở Cốt Đivoa, với lực lượng an ninh ủng hộ ông Gơbabô. Ngoài ra, Ngoại trưởng Pháp cũng yêu cầu ông Gơbabô kiềm chế quân đội của mình và cảnh báo ông Gơbabô sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt quốc tế nếu không từ bỏ quyền lực.

Trước đó, LHQ, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canađa, Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã đề nghị ông Gơbabô chuyển giao quyền lãnh đạo cho ông Oatara và sẽ cho phép ông Gơbabô sống lưu vong. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Gơbabô vẫn bác bỏ đề nghị trên, trong khi ông Oatara tuyên bố chỉ chấp nhận xem xét các giải pháp thỏa hiệp sau khi Tổng thống mãn nhiệm chấp nhận thất cử.

Theo thống kê của LHQ, hơn 50 người đã thiệt mạng và 200 người bị thương trong các vụ đụng độ tại Cốt Đivoa ba ngày qua. Cao ủy LHQ về người tỵ nạn, Navi Pilây (Navy Pilay) cho biết kể từ sau cuộc bầu cử hồi tháng trước tại Cốt Đivoa, hơn 4.000 người đã chạy sang Libêria và khoảng 200 người chạy sang Ghinê để lánh nạn. Trước tình hình này, LHQ đang lên kế hoạch đối phó trong trường hợp xảy ra tình trạng người Cốt Đivoa ồ ạt sang các nước láng giềng lánh nạn.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/12 đã ra lệnh các nhân viên ngoại giao Mỹ rời khỏi Cốt Đivoa, chỉ những người giải quyết các trường hợp khẩn cấp ở lại, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ không nên đến nước này do tình hình mất an ninh và bất ổn chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết do số nhân viên sứ quán giảm nên sứ quán Mỹ tại Cốt Đivoa đã hủy bỏ việc hỗ trợ những công dân Mỹ đề nghị được trợ giúp rời khỏi Cốt Đivoa./.


(Theo TTXVN)

Các tin trước
Dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản (23/12/2010)
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (23/12/2010)
Giá rét khắc nghiệt tiếp tục đe dọa châu Âu (23/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (22/12/2010)
Mỹ: Dân số tăng thấp nhất trong vòng 70 năm qua (22/12/2010)
Mỹ mở rộng diện trừng phạt đối với Iran (22/12/2010)
START mới vượt qua rào cản cuối cùng tại Thượng viện Mỹ (22/12/2010)
Liên hợp quốc lên án bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà (22/12/2010)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm mạnh trong tài khóa 2011 (22/12/2010)
Iran sẽ tăng cường quan hệ với Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ (21/12/2010)

Các tin tiếp
Xung quanh vấn đề hạt nhân của Triều Tiên (20/12/2010)
Mexico: Bạo lực ma túy cướp đi sinh mạng gần 30.200 người (20/12/2010)
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chưa thống nhất về tình hình trên bán đảo Triều Tiên (20/12/2010)
Mexico: Nổ đường ống dẫn dầu làm 27 người chết (20/12/2010)
Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường hợp tác Nam-Nam (20/12/2010)
Malaysia có kế hoạch xây 2 nhà máy điện hạt nhân (20/12/2010)
Nga bắt giữ 1.300 đối tượng kích động bạo lực (20/12/2010)
Iran: Cuộc đàm phán hạt nhân ở Geneve tốt đẹp (20/12/2010)
Tấn công liều chết tại Afghanistan (20/12/2010)
Các nghị sỹ Iran kiến nghị cắt đứt quan hệ với Anh (20/12/2010)

21/12 Bình luận của Thống đốc Mỹ Bill Richardson về chuyến thăm Triều Tiên

18:45 21/12/2010

(ĐCSVN) - Thống đốc bang New Mexico của Mỹ, ông Bill Richardson đã rời Bình Nhưỡng đến Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 21/12, bày tỏ sự "hài lòng" về chuyến thăm CHDCND Triều Tiên.

Thống đốc bang New Mexico, Mỹ - ông Bill Richardson (Ảnh: Xinhua)“Chuyến đi diễn ra tốt đẹp và tôi hài lòng về những kết quả đạt được trong các cuộc thảo luận với các quan chức CHDCND Triều Tiên”, ông Richardson khẳng định. Theo kế hoạch ban đầu, ông Richardson sẽ rời Bình Nhưỡng trong ngày 20/12, tuy nhiên, chuyến bay của ông đã bị hoãn đến ngày 21/12 do sương mù dày đặc. Theo lời ông Richardson thì vị quan chức này sẽ tiếp tục đưa ra bình luận về chuyến công du Bình Nhưỡng khi đặt chân tới Bắc Kinh.

Trước đó, kênh truyền hình CNN của Mỹ ngày 20/12 đưa tin sau khi thảo luận với ông Richardson, Triều Tiên đã đồng ý cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế trở lại cơ sở hạt nhân Yongbyon. Triều Tiên cũng đồng ý chuyển ra khỏi nước này 12.000 thanh nhiên liệu hạt nhân sử dụng làm giàu urani, thành lập một ủy ban quân sự và thiết lập một đường dây nóng giữa hai miền Triều Tiên với Mỹ.

Theo nhận định của ông Richardson thì quyết định của Bình Nhưỡng nhằm cho phép các thanh sát viên Liên hợp quốc tới làm việc tại các cơ sở hạt nhân của mình là một cách tiếp cận thực tế. Bên cạnh đó, Thống đốc bang New Mexico của Mỹ cũng khẳng định CHDCND Triều Tiên đang đi đúng hướng, đồng thời kêu gọi Mỹ và các nước khác tham gia đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cần theo đuổi những nỗ lực mới nhằm nối lại sự kiện quan trọng này.
Về phần mình, phía Mỹ đã đưa ra phản ứng thận trọng trước tuyên bố về việc cho phép các thanh sát viên quốc tế quay trở lại các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Philip Crowley khẳng định, Mỹ trông đợi những hành động cụ thể chứ không phải là những lời nói suông từ phía CHDCND Triều Tiên.

Trong khi đó, quyết định của CHDCND Triều Tiên nhằm cho phép các thanh sát viên quốc tế đến làm việc tại các cơ sở hạt nhân của mình cũng đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều của dư luận quốc tế bởi theo nhận định của tờ NHK thì điều đó ngầm ám chỉ một thực tế rằng, CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục theo đuổi ý định làm giàu uranium cho các mục tiêu hòa bình.

Ông Richardson đến Bình Nhưỡng từ ngày 18/12 theo lời mời của Thứ trưởng ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán sáu bên Triều Tiên Kim Kye Gwan. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Mỹ đến Triều Tiên kể từ sau vụ đấu pháo giữa hai miền Triều Tiên ngày 23/11 vừa qua. Ông Richardson được đánh giá là một nhân vật có quan hệ tương đối gần gũi với Triều Tiên và đã 7 lần đến nước này kể từ năm 1996. Kể từ sau khi trở thành Thống đốc bang New Mexico hồi năm 2003, ông Richardson cũng đã 3 lần tiếp các nhà ngoại giao CHDCND Triều Tiên tại New Mexico.

Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh chuyến thăm của ông Richardson lần này hoàn toàn mang tính chất cá nhân và không chuyển bất cứ thông điệp nào từ chính phủ Mỹ.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình Bán đảo Triều Tiên gia tăng căng thẳng sau vụ đấu pháo giữa hai miền và Hàn Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận, mới nhất là tập trận bắn đạn thật ngày 20/12 tại vùng biển gần đảo Yeonpyeong, nơi đã xảy ra vụ đấu pháo giữa hai miền hôm 23/11./.

T.L (Theo TTXVN, Xinhua, NHK)

Các tin trước
Dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản (23/12/2010)
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (23/12/2010)
Giá rét khắc nghiệt tiếp tục đe dọa châu Âu (23/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (22/12/2010)
Mỹ: Dân số tăng thấp nhất trong vòng 70 năm qua (22/12/2010)
Mỹ mở rộng diện trừng phạt đối với Iran (22/12/2010)
START mới vượt qua rào cản cuối cùng tại Thượng viện Mỹ (22/12/2010)
Liên hợp quốc lên án bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà (22/12/2010)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm mạnh trong tài khóa 2011 (22/12/2010)
Iran sẽ tăng cường quan hệ với Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ (21/12/2010)

Các tin tiếp
Xung quanh cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc (21/12/2010)
Julian Assange bị Mỹ chỉ trích là phần tử khủng bố (21/12/2010)
Liên hợp quốc và Pháp bác bỏ yêu cầu rút quân khỏi Cốt Đivoa (21/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân của Triều Tiên (20/12/2010)
Mexico: Bạo lực ma túy cướp đi sinh mạng gần 30.200 người (20/12/2010)
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chưa thống nhất về tình hình trên bán đảo Triều Tiên (20/12/2010)
Mexico: Nổ đường ống dẫn dầu làm 27 người chết (20/12/2010)
Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường hợp tác Nam-Nam (20/12/2010)
Malaysia có kế hoạch xây 2 nhà máy điện hạt nhân (20/12/2010)
Nga bắt giữ 1.300 đối tượng kích động bạo lực (20/12/2010)

22/12 Liên hợp quốc lên án bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà

16:36 22/12/2010

Bạo động tại Bờ Biển Ngà Liên hợp quốc lên án khủng hoảng chính trị tại Bờ Biển Ngà và cáo buộc những lực lượng trung thành với Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo đang cố tìm cách cản trở hoạt động của phái bộ LHQ tại nước này.

Sau phiên điều trần trước Đại hội đồng LHQ, quan chức phụ trách hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ, ông Alain Le Roy vừa bày tỏ lo ngại về việc những nhóm vũ trang trung thành với Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo tại Bờ Biển Ngà đang lên kế hoạch tấn công lực lượng LHQ tại nước này.

Trước đó, lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ tại Bờ Biển Ngà đã bị tấn công và buộc phải bắn trả. Ông Alain Le Roy nói: “Điều chúng ta đều chứng kiến từ trước đến nay là ý đồ của phe ông Laurent Gbagbo trong việc vừa ngăn chặn, vừa kích động phái bộ của LHQ, bằng nhiều hình thức khác nhau. Đài phát thanh truyền hình Bờ Biển Ngà đang đưa ra những tuyên bố kích động bạo lực nhằm vào lực lượng của LHQ. Chúng tôi đã bị đe doạ ngừng cung cấp hàng hoá cho phái bộ của LHQ. Đây là hoạt động phong toả nghiêm trọng”.

Trong tuyên bố mới nhất của mình, Bộ trưởng Nội vụ trong Nội các của Tổng thống mãn nhiệm tại Bờ Biển Ngà đã khẳng định sẽ không nhượng bộ trước sức ép của LHQ và cộng động quốc tế về việc bàn giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử được công nhận là ông Alassane Ouattara./.

(Theo VOV)

Các tin trước
Dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản (23/12/2010)
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (23/12/2010)
Giá rét khắc nghiệt tiếp tục đe dọa châu Âu (23/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (22/12/2010)
Mỹ: Dân số tăng thấp nhất trong vòng 70 năm qua (22/12/2010)
Mỹ mở rộng diện trừng phạt đối với Iran (22/12/2010)
START mới vượt qua rào cản cuối cùng tại Thượng viện Mỹ (22/12/2010)

Các tin tiếp
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm mạnh trong tài khóa 2011 (22/12/2010)
Iran sẽ tăng cường quan hệ với Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ (21/12/2010)
Nhật Bản thảo luận về bầu trời mở (21/12/2010)
Sinh viên quốc tế hài lòng về môi trường học tập tại Australia (21/12/2010)
Hy Lạp cắt giảm mạnh chi phí an sinh xã hội (21/12/2010)
Liên hợp quốc gia hạn nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Bờ Biển Ngà (21/12/2010)
Thái Lan dỡ bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở những địa phương cuối cùng (21/12/2010)
Bình luận của Thống đốc Mỹ Bill Richardson về chuyến thăm Triều Tiên (21/12/2010)
Xung quanh cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc (21/12/2010)
Julian Assange bị Mỹ chỉ trích là phần tử khủng bố (21/12/2010)

22/12 Mỹ mở rộng diện trừng phạt đối với Iran

18:28 22/12/2010

(ĐCSVN) – Mỹ vừa quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương mới với mục tiêu nhằm vào Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran (IRGC) và các ngành dịch vụ năng lượng và vận tải biển của nước này trước thềm các cuộc đối thoại giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Đức) tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1/2011.

Bộ Tài chính Mỹ vừa áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran(Ảnh: PressTV)

Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/12 đã đưa thêm 5 doanh nghiệp của Iran, bao gồm 2 ngân hàng, một công ty bảo hiểm, 1 công ty giao nhận hàng hóa và 1 công ty vận tải biển quốc doanh của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRISL) vào "danh sách đen" tài chính của nước này do có liên hệ với IRGC. Lệnh trừng phạt cấm các công ty trên tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ và phong tỏa mọi tài sản có thể thuộc quyền thực thi pháp lý của Washington.

Theo kênh truyền hình vệ tinh PressTV thì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ cũng nhằm mục tiêu vào cựu Bộ trưởng năng lượng Parviz Fattah.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề về tình báo tài chính và khủng bố Stuart Levey nhấn mạnh IRGC và IRISL là "những thể chế tham gia chính vào các hoạt động bất hợp pháp của Iran và nỗ lực trốn tránh các biện pháp trừng phạt. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép và vạch trần mạng lưới này".

Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng xác định Công ty dầu mỏ và khí đốt Pars, do Chính phủ Iran sở hữu và kiểm soát, phải chịu các biện pháp trừng phạt tài chính theo một dự luật mới.

Liên hợp quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran nhằm ngăn chặn chương trình làm giàu urani của nước này, trong đó chú trọng biện pháp ngăn chặn nguồn cung cấp tài chính, đầu tư về năng lượng....

Quyết định mở rộng diện trừng phạt đối với Iran được Mỹ đưa ra không lâu sau khi kết thúc vòng đối thoại giữa Iran và nhóm P5+1 tại Geneva (Thụy Sỹ) hồi đầu tháng 12/2010. Trong các cuộc đối thoại trên, Iran và nhóm P5+1 đã nhất trí nối lại đàm phán vào tháng 1/2011 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 18/12, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho biết, sau các cuộc đối thoại tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tehran có kế hoạch tiếp tục tiến hành đàm phán tại Brazil và ngay trên lãnh thổ Iran.

Mỹ và các nước đồng minh phương Tây vẫn cáo buộc Iran đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Tehran lại bác bỏ quan điểm trên và khẳng định, chương trình hạt nhân của mình chỉ nhằm phục vụ cho các mục tiêu hòa bình và tuyên bố sẽ không thảo luận về quyền phát triển hạt nhân trong khuôn khổ các vòng đối thoại với nhóm P5+1./.

T.L (Theo TTXVN, PressTV, Reuters)

Các tin trước
Dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản (23/12/2010)
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (23/12/2010)
Giá rét khắc nghiệt tiếp tục đe dọa châu Âu (23/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (22/12/2010)
Mỹ: Dân số tăng thấp nhất trong vòng 70 năm qua (22/12/2010)

Các tin tiếp
START mới vượt qua rào cản cuối cùng tại Thượng viện Mỹ (22/12/2010)
Liên hợp quốc lên án bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà (22/12/2010)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm mạnh trong tài khóa 2011 (22/12/2010)
Iran sẽ tăng cường quan hệ với Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ (21/12/2010)
Nhật Bản thảo luận về bầu trời mở (21/12/2010)
Sinh viên quốc tế hài lòng về môi trường học tập tại Australia (21/12/2010)
Hy Lạp cắt giảm mạnh chi phí an sinh xã hội (21/12/2010)
Liên hợp quốc gia hạn nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Bờ Biển Ngà (21/12/2010)
Thái Lan dỡ bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở những địa phương cuối cùng (21/12/2010)
Bình luận của Thống đốc Mỹ Bill Richardson về chuyến thăm Triều Tiên (21/12/2010)

22/12 START mới vượt qua rào cản cuối cùng tại Thượng viện Mỹ

18:02 22/12/2010

(ĐCSVN) - Sau thời gian dài tranh cãi tại Thượng viện Mỹ, ngày 21/12, Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới giữa Mỹ và Nga đã vượt qua rào cản thủ tục cuối cùng để có thể được thông qua một ngày sau đó.

Thượng nghị sỹ Bob Corker- thành viên thứ 9 của đảng Cộng hòa công khai xác nhận trước báo giới về việc bỏ phiếu ủng hộ START mới (Ảnh: Reuters)

Với 67 phiếu thuận và 28 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu kết thúc quá trình thảo luận về START mới. Theo quy định, START mới cần 60 phiếu ủng hộ để có thể chấm dứt mọi tranh cãi xung quanh việc phê chuẩn bản hiệp ước quan trọng này.

Cũng trong ngày 21/12, Thượng nghị sỹ Bob Corker đã trở thành thành viên thứ 9 của đảng Cộng hòa lên tiếng công khai xác nhận việc bỏ phiếu ủng hộ thông qua START mới giữa Nga và Mỹ. Trước đó, 8 thành viên khác của đảng Cộng hòa gồm Thượng nghị sỹ Bob Bennett, Johnny Isakson, Lamar Alexander, Richard Lugar, Susan Collins, Olympia Snowe, Scott Brown và George Voinovich cũng đã công khai xác nhận việc bỏ phiếu ủng hộ thông qua bản tài liệu quan trọng này.

Trước đó, Thượng viện Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng những tranh cãi xung quanh việc phê chuẩn START mới sẽ được chấm dứt sau cuộc bỏ phiếu hôm 21/12 nhằm hướng tới cuộc bỏ phiếu cuối cùng về vấn đề này sẽ được diễn ra vào cuối tuần.

Theo thống kê của AFP, có 9 trong số các đối thủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong đảng Cộng hòa vài ngày qua đã tuyên bố sẽ ủng hộ START mới, trong khi không có thượng nghị sỹ nào của đảng Dân chủ phản đối hiệp ước này.

Để được thông qua ở Thượng viện Mỹ, START mới cần được ít nhất 2/3 số thượng nghị sĩ ủng hộ. Như vậy, sẽ cần ít nhất 67 thượng nghị sĩ ủng hộ nếu có đủ 100 thượng nghị sĩ tham gia bỏ phiếu.
Ngày 8/4/2010, tại Prague (CH Séc), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người đồng nhiệm Mỹ Barack Obama đã đặt bút ký kết bản START mới – nhằm thay thế cho bản Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn 1 (START – 1) vốn được ký kết từ năm 1991 và đã hết hiệu lực từ đầu tháng 12/2009. Bản START mới được đánh giá là một tài liệu quan trọng, góp phần nâng mối quan hệ về kiểm soát vũ khí và giải trừ hạt nhân giữa Moscow và Washington lên mức cao hơn.

Cụ thể, bản START mới nêu rõ Nga và Mỹ nhất trí rằng mỗi bên sẽ cắt giảm số đầu đạn hạt nhân và số bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng mang theo vũ khí hạt nhân xuống lần lượt còn 1.550 và không quá 800 đơn vị. Bên cạnh đó, bản tài liệu này còn kêu gọi hình thành một tiến trình cho những hoạt động giám sát tại các kho vũ khí hạt nhân của cả hai bên. Hiệp ước này chính thức có hiệu lực khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Obama đã cam kết START mới sẽ được phê chuẩn trước kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm Mới./.

T.L (Theo Ria Novosti, TTXVN)


Các tin trước
Dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản (23/12/2010)
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (23/12/2010)
Giá rét khắc nghiệt tiếp tục đe dọa châu Âu (23/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (22/12/2010)
Mỹ: Dân số tăng thấp nhất trong vòng 70 năm qua (22/12/2010)
Mỹ mở rộng diện trừng phạt đối với Iran (22/12/2010)

Các tin tiếp
Liên hợp quốc lên án bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà (22/12/2010)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm mạnh trong tài khóa 2011 (22/12/2010)
Iran sẽ tăng cường quan hệ với Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ (21/12/2010)
Nhật Bản thảo luận về bầu trời mở (21/12/2010)
Sinh viên quốc tế hài lòng về môi trường học tập tại Australia (21/12/2010)
Hy Lạp cắt giảm mạnh chi phí an sinh xã hội (21/12/2010)
Liên hợp quốc gia hạn nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Bờ Biển Ngà (21/12/2010)
Thái Lan dỡ bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở những địa phương cuối cùng (21/12/2010)
Bình luận của Thống đốc Mỹ Bill Richardson về chuyến thăm Triều Tiên (21/12/2010)
Xung quanh cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc (21/12/2010)

23/12 Dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản

01:01 23/12/2010

(ĐCSVN) – Trong bản báo cáo đưa ra ngày 22/12, Văn phòng nội các Nhật Bản cho biết, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng chậm ở mức 1,5% trong năm tài khóa 2011 so với mức 3,1% trong năm tài khóa hiện nay.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản được dự báosẽ giảm mạnh trong năm tài khóa 2011 (Ảnh: NHK)

Sở dĩ có sự suy giảm này là do nhu cầu tiêu dùng cá nhân yếu, trong bối cảnh ảnh hưởng tích cực của các biện pháp kích thích tài chính đang giảm dần và giá cả tiêu dùng không thay đổi. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu giảm do nhu cầu không mạnh và sự tăng giá của đồng yên.

Về vấn đề việc làm tại Nhật Bản, Văn phòng Nội các cho biết, tăng trưởng việc làm sẽ giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,7% trong năm tài khóa tới (từ mức dự báo 5% trong năm tài khóa 2010 sẽ kết thúc vào tháng 3 tới).

Trong khi đó, chỉ số tiêu dùng sẽ chỉ tăng trưởng với tốc độ 0,6%, giảm 0,9% so với hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu của nước này sẽ tiếp tục suy yếu và có thể chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 6,2% so với con số 15,8% trong tài khóa hiện nay.

Chính phủ Nhật Bản lo ngại rằng, trong năm tài khóa tới, ảnh hưởng tích cực của các biện pháp kích cầu khẩn cấp sẽ ngày càng hạn chế khi một số các biện pháp đã chấm dứt.

Những con số dự báo nói trên sẽ là cơ sở để Chính phủ Nhật Bản xây dựng ngân sách cho năm tài khóa tới./.

PG (theo Xinhua, NHK)

Các tin tiếp
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (23/12/2010)
Giá rét khắc nghiệt tiếp tục đe dọa châu Âu (23/12/2010)
Xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (22/12/2010)
Mỹ: Dân số tăng thấp nhất trong vòng 70 năm qua (22/12/2010)
Mỹ mở rộng diện trừng phạt đối với Iran (22/12/2010)
START mới vượt qua rào cản cuối cùng tại Thượng viện Mỹ (22/12/2010)
Liên hợp quốc lên án bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà (22/12/2010)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm mạnh trong tài khóa 2011 (22/12/2010)
Iran sẽ tăng cường quan hệ với Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ (21/12/2010)
Nhật Bản thảo luận về bầu trời mở (21/12/2010)

03/12 Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

10:44 03/12/2010

(ĐCSVN) - Ngày 1/12, tại thủ đô Astana của Kazakhstan, đại diện 56 quốc gia thành viên, 12 nước đối tác hợp tác của OSCE, cùng đại diện 33 tổ chức quốc tế và khu vực đã tham dự phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Hội nghị Thượng đỉnh OSCE tại Astana (Kazakhstan)

Sau 11 năm gián đoạn do "sự gia tăng những xu thế bất lợi" và "sự trì trệ trong phát triển nội bộ", Hội nghị thượng đỉnh OSCE lại nhóm họp trong bối cảnh an ninh châu Âu đang bị bóng ma khủng bố đe dọa và cuộc khủng hoảng lòng tin giữa Nga và các nước Tây Âu xung quanh vấn đề "lá chắn tên lửa" vẫn chưa được cải thiện. Chính vì vậy, chủ đề chính được các bên tham gia Hội nghị lựa chọn cho chương trình nghị sự là các vấn đề an ninh trên lục địa châu Âu, vấn đề khôi phục lại chế độ kiểm soát vũ khí và khắc phục khủng hoảng xung quanh Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) và các nhiệm vụ của OSCE trong thời gian tới.

Với mục đích xây dựng và củng cố lòng tin, các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực đến với Hội nghị thượng đỉnh Astana lần này với mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự-chính trị. Đồng thời, để khắc phục sự trì trệ trong phát triển các mối quan hệ trong nội bộ tổ chức, vấn đề cải tổ OSCE cho phù hợp với tình hình mới cũng như phát triển các mối quan hệ song phương và đa phương trong không gian OSCE cũng được lựa chọn là một trong những chủ đề cốt lõi của Hội nghị.

Tuy nhiên, khoảng thời gian 11 năm gián đoạn cũng đã đủ để các nước thành viên OSCE nhìn nhận một cách khách quan xu thế phát triển của tổ chức khi mà nhu cầu liên kết đã trở thành tất yếu trong quá trình phát triển. Ông Sergei Prikhodko, trợ lý Tổng thống Nga, cho rằng sự gián đoạn vừa qua trong hoạt động của OSCE có nguyên nhân là sự gia tăng những xu thế bất lợi trong tổ chức này, sự trì trệ trong phát triển nội bộ cũng như sự giảm sút vai trò của OSCE trong các công việc quốc tế. Chính vì thế, Nga mong muốn khơi gợi mọi tiềm năng của OSCE như một tổ chức đại diện cho châu Âu-Đại Tây Dương và liên kết Á-Âu, một hình thức đối thoại chính trị bình đẳng về các vấn đề an ninh trong không gian OSCE cũng như đưa ra các quyết sách chung.

Nga cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò, sự đóng góp của OSCE vào nỗ lực chung của thế giới trong việc đối phó hiệu quả với các nguy cơ chung, chống chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn bán ma túy, buôn người và mọi hình thái của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tại Hội nghị, phía Nga cũng đưa ra dự thảo Chương trình các hành động tiếp theo của OSCE trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí và các biện pháp khôi phục lòng tin để các thành viên của OSCE xem xét.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tham gia Hội nghị và có bài phát biểu kêu gọi phát triển hợp tác giữa các quốc gia thành viên OSCE trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo và hiện đại hoá các tiến trình kinh tế trong bối cảnh khắc phục các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu.

Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố về việc cần thiết soạn thảo những nguyên tắc thống nhất giải quyết các xung đột trong không gian của OSCE, đồng thời nhấn mạnh chúng cần phải hoạt động trong mọi tình huống.

Theo Tổng thống Medvedev, một trong số những nguyên tắc đó là: không áp dụng bạo lực, đạt sự đồng thuận chính giữa các bên xung đột, tôn trọng các hình thức kiến tạo hoà bình và phối hợp đàm phán, đảm bảo quyền lợi của dân lành trong khu vực xung đột.

Phía Nga coi trọng việc thúc đẩy đóng góp của OSCE vào nỗ lực quốc tế chống lại các thách thức và mối đe doạ mới như: chủ nghĩa khủng bố, lưu thông ma tuý, nạn buôn người và các hình thức khác của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Tại hội nghị, phía Nga cũng đưa ra dự thảo Chương trình các hành động tiếp theo của OSCE trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí và các biện pháp lòng tin để các thành viên của OSCE xem xét. Cuộc gặp cấp cao tại Astana lần này tạo khả năng thuận lợi để thảo luận con đường tiến về phía trước trong việc đảm bảo chất lượng mới của sự tin tưởng lẫn nhau, trong việc xây dựng không gian thống nhất và không chia cắt của an ninh bình đẳng đối với tất cả các quốc gia trong không gian của OSCE, không phụ thuộc vào những nước này thuộc hay không thuộc vào một liên minh quân sự nào, thúc đẩy sự phối hợp trong việc phản ứng lại các thách thức và mối đe doạ chung đối với tất cả thành viên OSCE.

Bên lề hội nghị OSCE, Tổng thống Nga Medvedev có cuộc gặp song phương với Tổng thống nước chủ nhà Nursultan Nazarbayev thảo luận các vấn đề quan hệ song phương, các dự án kinh tế - thương mại lớn và triển vọng hoà nhập đa phương trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác kinh tế Á-Âu, việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo giới phân tích, thành tựu thực tế lớn nhất mà OSCE đạt được liên quan tới những thỏa thuận trong lĩnh vực chính trị-quân sự, được coi là chìa khóa bảo đảm an ninh, trong đó có việc thông qua Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu dưới sự bảo trợ của OSCE./.

Tấn Vũ

Các tin trước
Kỷ lục đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nga Vla-đi-mir Pu-tin (18/12/2010)
Trung - Ấn tiếp tục thắt chặt quan hệ song phương (17/12/2010)
Hoạt động buôn bán vũ khí trên thế giới (15/12/2010)
Trung Quốc và Mỹ thu hẹp bất đồng tại Hội nghị biến đổi khí hậu (15/12/2010)
Báo giới quốc tế nhận định tình hình Bê-la-rút trước thềm bầu cử Tổng thống (15/12/2010)
Toan tính của Mỹ xung quanh vấn đề Triều Tiên (15/12/2010)
Thỏa thuận khí hậu Cancun – sự trì hoãn trước một thất bại mới? (13/12/2010)
Tình hình Bê-la-rút trước bầu cử Tổng thống (10/12/2010)
Nền tảng cải cách kinh tế ở Cuba (08/12/2010)
Tìm kiếm đồng thuận- Hành trình khó khăn (04/12/2010)
Trang 1 / 2 Trang đầu Trước Sau Trang cuối 1 2
Các tin tiếp
Kiên định mục tiêu giảm nghèo (30/11/2010)
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu - Hiệu ứng Euromino (27/11/2010)
Cải thiện quan hệ Nga-NATO: “Lời nói dễ dàng hơn hành động” (23/11/2010)
NATO thông qua NMD và khái niệm Chiến lược mới (21/11/2010)
Hội nghị thượng đỉnh NATO: tìm đường đi cho chiến lược mới (18/11/2010)
An ninh và kinh tế - Chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ (18/11/2010)
Thành Rome chao đảo (17/11/2010)
Phòng chống "chiến tranh" mạng (12/11/2010)
Kỳ vọng lớn hướng tới những nền kinh tế lớn (11/11/2010)
Hàn Quốc muốn trở thành cường quốc về năng lượng gió (11/11/2010)