"Vấn đề Hy Lạp" nhìn từ Hy Lạp



Trong khi các lãnh đạo EU đang tính đến một kế hoạch B "thanh lọc" Hy Lạp ra khỏi khu vực tiền tệ chung nếu cuộc bầu cử chủ nhật 17/06 kết thúc với một tân chính phủ đòi xét lại các biện pháp kiệm ước đã ký, thì từ trong nội bộ của mình Hy Lạp cũng đang chia năm xẻ bảy.
Ở lại hay rũ áo ra đi? Hiện nay trong giới chính trị nước này xuất hiện hai quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất cho rằng chính sách thắt lưng buộc bụng không phù hợp với Hi Lạp và việc thương lượng với các nhà lãnh đạo trong khu vực đồng tiền chung là hoàn toàn có thể. Quan điểm thứ hai lại ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng như cách duy nhất để nhận được cứu trợ và duy trì chỗ đứng trong eurozone.

Khủng hoảng địa ốc: từ vai trò tiên phong của Mỹ đến toàn cầu


Ngày 17.06.2012
SGTT.VN - Vẫn còn những ý kiến khác nhau về khi nào và ở đâu bắt đầu suy thoái toàn cầu 2008-2012 và khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay, nhưng phần lớn cho rằng mầm mống cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất kể từ Đại Suy thoái thập niên 1930 là bong bóng địa ốc Mỹ, vốn phình to nhất vào năm 2007.
Bong bóng địa ốc Mỹ
Thuật ngữ “bong bóng” trong lĩnh vực tài chính thường dùng để chỉ một tình trạng trong đó giá một loại hàng hóa hay tài sản bị bơm phồng, cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó.

Bí mật chuyện đổi tiền của một quốc gia



Thiết kế và in ấn chỉ là khởi đầu cho toàn bộ quá trình khai sinh đồng tiền mới. Ảnh: Xinhua
Chủ nhật, 17/06/2012, 10:09
Hy Lạp đang đứng trước khả năng rời bỏ đồng euro. Tuy nhiên, chuyện đổi tiền ở đây cũng như trên toàn thế giới không đơn giản là việc người dân mang tiền cũ ra ngân hàng để đổi sang tiền mới.
Triển vọng về việc Hy Lạp từ bỏ đồng euro đang ngày một rõ ràng và rất có thể sẽ được khẳng định sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tại nước này. Trong trường hợp đó, việc người Hy Lạp phải đi tìm đồng tiền mới cho mình gần như là điều chắc chắn, bởi ý tưởng quay lại với đồng drachma (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp trước khi giai nhập eurozone) không được nhiều người ủng hộ.

Các ngân hàng Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với kết quả bầu cử Hy Lạp



Chủ nhật, 17/06/2012
Không kịp trở tay khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, các ngân hàng lớn của Mỹ đã rút kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ càng cho sự kiện lần này.
Hàng trăm nhân viên ngân hàng, trong đó có cả những nhân viên thuộc các đội đặc biệt đang theo dõi sát sao diễn biến của cuộc bầu cử Hy Lạp ngày hôm nay (17/6). Họ chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Điều lo sợ ở đây là các lá phiếu bầu sẽ làm tăng nguy cơ Hy Lạp phải rời eurozone và hệ thống tài chính toàn cầu bị chao đảo khi mở cửa trở lại vào ngày mai. 

Bộ trưởng tài chính EU: “Hy Lạp chớ rời eurozone”



Chủ nhật, 17/06/2012
Ông cũng cho rằng một chiến thắng cho phe cánh tả cực đoan không ủng hộ cứu trợ sẽ gây ra hậu quả "không thể lường trước" cho liên minh tiền tệ này.
Trước thềm cuộc bầu cử lại Quốc hội của Hy Lạp ngày 17/6, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurogroup), ông Jean-Claude Juncker, đã cảnh báo nước này không nên quay lưng lại với eurozone và cho rằng một chiến thắng cho phe cánh tả cực đoan không ủng hộ cứu trợ sẽ gây ra hậu quả "không thể lường trước" cho liên minh tiền tệ này.
 

Bà Angela Merkel chỉ học những điều sai trái của lịch sử?

Chủ nhật, 17/06/2012


Bà Angela Merkel đang rút ra những bài học từ các cuộc khủng hoảng trong lịch sử. Tuy nhiên, đó lại là những bài học hoàn toàn sai lầm.
Một bộ sưu tập tem trong bảo tàng lịch sử Đức tại Berlin có thể tóm tắt được cái giá của sự hấp tấp trong điều hành nền kinh tế. Bộ sưu tập tem từ thời Weimar có giá trị 10 pfennigs (0,1 mác Đức) vào năm 1920 đã tăng giá gấp đôi trong 1 năm sau đó. Đến năm 1922, giá tăng lên 10 mác. Bộ sưu tập có giá 30 mác vào tháng  1/1923, 1.000 mác vào tháng 5 và 800.000 mác vào tháng 10. Đến cuối năm 1923, thậm chí giá còn lên tới 10 tỷ mác. Theo lời chú thích của bảo tàng, đây là đỉnh cao của siêu lạm phát với sự mất uy tín của Đức quốc xã. 

Chủ tịch WB cảnh báo châu Âu về “kịch bản Lehman Brothers”



Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick
Chủ nhật, 17/06/2012, 16:59
Ông nhấn mạnh Châu Âu có nguy cơ khơi mào một cuộc suy thoái tài chính, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick, ngày 17/6 cảnh báo rằng Châu Âu đang phải đối mặt với một "thời khắc kiểu Lehmans" và sự sụp đổ của đồng euro có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu.