30/01 Nhân dân tệ - Chủ đề nóng tại Diễn đàn Davos

Chủ nhật, 30/01/2011 19:40

Joseph Stiglitz, nhà khoa học đoạt giải Nobel người Mỹ không phản đối chính sách tiền tệ của Trung Quốc.

(DVT.vn) - Trong khi các học giả phương Tây phần nào thể hiện sự ủng hộ với Bắc Kinh thì những đối tác Trung Quốc lại cho rằng cần tiếp tục nâng giá NDT.

Tại bất cứ buổi họp bàn nào ở Davos năm nay, vấn đề tiền tệ của Trung Quốc vẫn luôn là một chủ đề nóng bỏng.

Tạp chí tài chính Trung Quốc hôm qua đã tổ chức cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của đất nước. Tại đây, các nhà điều hành, các học giả Trung Quốc và những đối tác phương Tây đã dành phần lớn thời gian để bàn về nhân dân tệ - hiểu theo nghĩa đen là “tiền tệ của nhân dân”.

Joseph Stiglitz, nhà khoa học đoạt giải Nobel người Mỹ đã gây bất ngờ khi bày tỏ phần nào sự ủng hộ đối với Bắc Kinh trong khi những đối tác Trung Quốc tranh cãi về sự mạnh hơn của đồng NDT.

Ông Stiglitz cho rằng, nước Mỹ rõ ràng đã thắng thế trong cuộc tranh luận chính sách, cáo buộc Trung Quốc đánh giá thấp đồng nhân dân tệ của mình.

“Trẻ em trên đất nước chúng tôi được dạy rằng chúng tôi là số 1, có thể làm mọi điều đều tốt hơn những dân tộc khác. Song, đến một ngày bạn nhận ra rằng ai đó cũng đang làm như bạn, và thậm chí có thể tốt hơn bạn, bạn có xu hướng nghĩ người khác đã thực hiện không công bằng”.

Ngược lại, nhà kinh tế Trương Duy Nghênh (Zhang Weiyin) thuộc ĐH Bắc Kinh nói, giá trị nhân dân tệ thực sự đã bị đánh giá thấp, mặc dù rất khó để ước tính chính xác bao nhiêu. Tuy nhiên, theo ông, Trung Quốc cần nâng giá nhân dân tệ như một phần nỗ lực nhằm chuyển đổi nền kinh tế sang hướng vận hành dựa vào tiêu dùng nội địa và ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu giá rẻ.

“Quan điểm của tôi là, với vấn đề nhân dân tệ, nước Mỹ quá quan trọng hóa chính sách và Trung Quốc quá cảm tính. Do vậy, với bất cứ điều gì các nước phương Tây chỉ trích, thì điều đó phải đúng Trung Quốc mới tiếp tục hành động”.

Trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc sẽ cần phải kiểm soát được những căng thẳng với Mỹ, trong khi Mỹ không phải bao giờ cũng đúng, ông Stglitz nói.

Laura Cha, một nhân viên cấp cao thuộc ngân hàng thuộc HSBC ở Hong Kong cho rằng, vấn đề nằm việc Trung Quốc chưa bao giờ đủ quyết đoán trong lập trường của họ trên sân khấu lớn. “Trung Quốc cần phải lên tiếng nhiều hơn”.

Bích Diệp
Theo WSJ

27/01 Xuất khẩu tháng 12 của Nhật Bản tăng 13% so với cùng kì

Thứ năm, 27/01/2011 16:22


(DVT.vn) - Trong tháng 12, Nhật Bản xuất sang Trung Quốc 15,7 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ sự gia tăng nhu cầu ô tô và thiết bị kim loại.

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, xuất khẩu tháng 12 tăng 13% so với cùng kì 2009, cao hơn mức tăng 9,1% trong tháng 11; nhập khẩu trong tháng tăng 10,6% so với cùng kì.

Mỹ và Trung Quốc, nhập khẩu hơn 1/5 tổng lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản, đang tăng trưởng nhanh hơn, thúc đẩy sự mở rộng của nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2011.

Tháng 12, lượng hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Mỹ tăng 16,5%, và lượng hàng xuất sang Trung Quốc tăng 20,1% so với năm trước. Giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 12/2010 lên tới 15,7 tỷ USD, nhờ sự gia tăng nhu cầu ô tô và thiết bị kim loại.

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu cũng có thể giúp Nhật Bản chống lại tình trạng giảm phát đang đe dọa các nhà xuất khẩu.

Tháng 12, cán cân thương mại của Nhật đã thặng dư 727,7 tỷ Yên , tăng 34,1% so với một năm trước đó, và cao hơn mức dự báo là 450 tỷ Yên.


Tuyết Mai
Theo Reuters

27/01 Fitch hạ mạnh dự báo tăng trưởng châu Á năm 2011

Thứ năm, 27/01/2011 16:48


(DVT.vn) - Fitch dự báo năm 2011, tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á giảm từ 8,6% năm 2010 xuống 7,1%, lạm phát tăng từ 4% năm ngoái lên 4,4%.

Công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch cho biết, lạm phát ở Trung Quốc có thể cản trở tăng trưởng kinh tế châu Á và làm ảnh hưởng tới triển vọng xếp hạng đối với các nước trong khu vực năm nay.

Ông Andrew Colquhoun, Giám đốc cấp cao của Asia Pacific Sovereigns cho biết, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn hơn khi nền kinh tế đối mặt với các dòng tiền nóng và vấn đề giá cả tiêu dùng đang tăng cao.

Lạm phát khiến ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng lãi suất cho vay 2 lần trong quý 4 năm 2010, và yêu cầu tăng dự trữ tại các ngân hàng 4 lần chỉ trong 2 tháng.

Lạm phát có thể tăng tốc tại 9 trong 11 nền kinh tế mới nổi ở châu Á bởi hầu hết các quốc gia đó đang tăng trưởng rất nhanh và bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ.

Đồng tiền của các quốc gia châu Á đang tăng giá so với đồng USD có thể giúp giảm bớt áp lực lạm phát, nhưng theo Fitch, đây chưa phải là một tín hiệu tốt khi mà đồng NDT của Trung Quốc vẫn chưa tăng giá mạnh như mong đợi.


Tuyết Mai
Theo Bloomberg