Investment fraud isn’t relegated to Wall Street: Beware the Ponzi schemer next door

Smaller Text Larger Text Text Size

John McKenney’s a smart guy. A lawyer and tax expert, McKenney left Washington a few years ago and moved to Sarasota, Fla. He got a tan, took up yoga, started dating a well-heeled local woman. She brought McKenney into her well-heeled crowd.

Soon, all the heels in the group were clicking about a new, can’t-miss foreign currency deal, paying 5 percent a month, 60 percent a year. The trader doing the deal, Beau Diamond, was young but well known around town. His father, Harvey, was a local health and fitness celebrity.

Diamond said he possessed a secret, proprietary method for trading currency futures. Everyone jumped in, including Mc­Kenney. He invested $250,000. One year later it was gone, much of the money having financed Diamond’s hard-partying lifestyle. It ended up at Vegas casinos, the local Lamborghini dealer — Diamond’s was jet black — and more than a few bars.

Today Diamond is in jail in Florida. His business, Diamond Ventures, was a Ponzi scheme. Authorities say he lost $15 million in bad trades, spent $15 million to keep the scheme going and pocketed at least $7 million. He was convicted of money laundering and wire fraud and sentenced to 15 years. But this story is not about Diamond. He’s just your run-of-the-mill thief.

The bigger question is, why would a smart, seasoned investor like McKenney hand over $250,000 to a guy like Diamond?

“I drank the Kool-Aid,” Mc­Kenney said. “This was my ticket to the dance. This was how the rich got richer. Everyone else was doing it.”

Everyone was doing it. It’s a sad and all-too-common rejoinder from those who fall prey to a swindle.

People hear “investment fraud” and they think of high-flying Wall Street types such as Bernie Madoff, a financier with a penthouse and private jets and, at one time, the chairmanship of the Nasdaq stock exchange. He managed billions of dollars for individuals and foundations — and built a $50 billion Ponzi scheme.

Most scams are not carried out as big institutional frauds. Rather, it is a friend or a fellow Rotarian, your accountant or even the local church deacon putting together that Ponzi scheme. He’s in your group. You have the same interests. It’s almost unimaginable that he would rip you off. It’s called “affinity fraud.” Madoff is, perhaps, the most notorious offender in this most common form of investment fraud. It’s common for good reason. It works.

Getting the guard to drop

Ruth and Len Mitchell are spending their retirement years in Arizona, light about $125,000. That’s how much they lost to longtime friend and accountant Barry Korcan. The smooth-talking Korcan joined Ruth’s skating club when she and her husband lived in Beaver, Pa., a bedroom community outside Pittsburgh. Korcan became friendly with the couple and put their money in what they thought were safe real estate investments. He set up a company called Guardian Investment Partners and provided phony quarterly statements. They thought they were earning as much as 8 percent.

Instead, Korcan enriched himself. In all, he stole $7 million from 39 investors, according to authorities. He was convicted of mail fraud and income tax evasion and is serving a seven-year prison sentence.

“He was like a son to my husband,” Ruth Mitchell said, “and he always kept a Bible on his desk.”

The pitches are almost always the same: “Get it now before it’s gone,” for impossibly high, guaranteed returns. The hustlers feed off greed and a quick-buck mentality. And they are not after the little old lady and her meager pension. The most likely victim of investment fraud is a 55-year-old, white-collar, college-educated man with a fair amount of disposable income, according to a study by the FINRA Investor Education Foundation. Just like Willie Sutton, the cons go where the money is.

“If you think you are too smart, then your guard drops and you become an easier target for the con criminal,” said Robert Cialdini, a fraud expert and psychology professor at Arizona State University.

The lure of easy money creates lemmings.

Michael Shinefield is serving an 11-year prison sentence for investment fraud. Before his sentencing, Shinefield sat down to talk. His attorneys hoped his cooperation in telling the world how cons work people over would result in a reduced sentence.

Shinefield had ripped off lots of smart Los Angeles professionals in a sports ticketing scam. He claimed to buy the tickets at face value, sell them at a premium and split the proceeds with investors. But he was no sharp, slick-talking operator.

Shinefield greeted simple questions with long pauses. Compound sentences were rare. “Ya know” and “uh” dominated as he spewed non sequiturs.

How could a guy like this attract investors?

Often he didn’t even meet the investors, he said. They heard of him through word of mouth. Shinefield paid off a few initial investors well, and they in effect became unwitting accomplices, his personal marketing team. These investors, like McKenney, drank the Kool-Aid. They listened to their friends, wanted the quick dollar and never checked Shinefield out.

If they had, they would have known that he had been jailed once for securities fraud and was not licensed to sell investments. The lesson here: Don’t take tips from friends and relatives without vetting the pitchman yourself. If he has no license or tells you the investment does not have to be registered, then watch your wallet — you are about to get scammed.

Thievery in God’s name

Perhaps the most pernicious form of affinity fraud happens at the church, synagogue or mosque. Con men love people of faith — these days, among some Christian groups, not only is it okay to be rich, it is in fact considered God’s will.

“Prosperity theology” has taken root among some Pentecostals and evangelicals who interpret the Bible as saying that Jesus wants you to prosper (get rich) while on Earth. This article of faith is often used by con criminals to scam true believers.

Belief in prosperity theology provides fertile ground for the crook prowling the pews. Although many Christians might find it disingenuous or even sleazy to be pitched an investment in church, adherents of prosperity theology consider it not only appropriate but consistent with God’s teachings.

“I’ve seen more money stolen in the name of God than any other way,” said Joe Borg, the director of the Alabama Securities Commission.

Borg has led many high-profile investigations of faith-based securities fraud, including the notorious Greater Ministries scandal. Greater Ministries was a massive con job masquerading as an evangelical church. Borg busted the group, whose leaders are now in jail. “Preachers” promised church members a 17 percent annual return on their investments, guaranteed by God. In fact, they stole almost $500 million from about 18,000 investors, mostly evangelical Christians. The deal was pitched as God’s Social Security plan.

This is certainly not confined to evangelical churches. Madoff subtlety but effectively played the religion card and enticed wealthy Jews into his scheme. The Mormon church does not want to acknowledge a problem, but there has been a rash of investment fraud in Utah and Colorado among bishops and elders of the church who have used their positions to swindle the Mormon faithful.

Jim and Diane Smart of Salt Lake City, Mormons and parents of eight, are losing their house and moving in with one of their children. They took out a $250,000 equity loan on their home to invest with a fellow church member. The church member promised returns of 20 to 25 percent in real estate investments. Instead, the Smarts say, they were scammed out of more than $200,000. The man running the scheme has been charged with fraud.

“He was in our church. We trusted him,” said Diane Smart, who has taken a job in a school cafeteria to make ends meet.

That thinking exasperates Michael Hines. The director of enforcement for the Utah state securities division, he has investigated many Mormon-related scams.

“If you need a new transmission, you go to a mechanic, not a church member. If you need brain surgery, you see a surgeon,” he said. “I don’t get why so many [Mormons] send their life savings to a church member.”

Beware of the free lunch

It was about the time I received my first AARP card that my first “free lunch” investment seminar invitation came in the mail. Lots more came after that, usually at mildly upscale places with banquet areas and mounds of fettuccine — think Tragara in Bethesda or Maggiano’s in Chevy Chase. Most free-lunch seminars are perfectly legitimate. But some are not. Either way, the folks are not giving you a free lunch because they like you.

“These free lunches and dinners, they are not gifts,” said Gerri Walsh of the Financial Industry Regulatory Authority, or FINRA. “They’re sales tactics designed to get your money.”

The fact that you are getting something for free plays on your age-old guilt.

“From our earliest years, we are taught that if you get something you have to give something back,” Arizona State’s Cialdini said. “The people putting on these free-lunch seminars know this. They want you to feel guilty. They want you to feel like you have to give something back in return.”

The bottom line is, if you have the time and you are hungry, go for the free lunch. But don’t turn over your pension or the equity in your home for a $11.95 plate of ziti.

Con criminals use common sales tactics, which is why so many of us fall for them: Scarcity — ad headlines scream in bold “ONLY THREE LEFT” or “THIS PRICE EXPIRES FRIDAY.” When a car salesman tells you the sale is only for “two more days,” you know, or should know, that he’s full of it. Apply that same skepticism to a broker trying to get your retirement money.

Fraudsters want to put you “under the ether.” The idea is to get you so excited and worked up about an investment opportunity that you don’t bother checking it out.

“You want to believe,” said McKenney, the Florida fraud victim. “You suspend disbelief.”

Words like that drive John Gannon nuts. He is the president of the FINRA Investor Education Foundation and a passionate advocate for honest investing.

“So many [scams] can be prevented,” he said. “It just takes a little time on your computer.”

Gannon’s team at FINRA has a Web site with a “broker check.” Type in a broker’s name and it will show lists of any infractions or complaints — and, most important, whether the broker is licensed to sell securities. The North American Securities Administrators Association offers quick links to state regulators at www.nasaa.org and has a useful tips on spotting fraud. AARP is another source.

What else can you to do protect yourself? Stop the madness. Victims routinely said they continued to invest with the con even after they had suspicions the deal might be dirty. They just didn’t want to give up hope. Good money after bad never works.

Stay away from investments you do not understand. Cons like obscure, hard-to-track products. Generally, stay clear of oil and gas deals; lots of those will be popping up, because oil is around $100 a barrel. Never, ever take equity out of your house to invest in securities. When home prices were rising, that was a favorite of the con criminals.

And finally, if you go to church, pray. Maybe do your investing elsewhere.

Carden, with video editor John Warnock, spent 18 months producing the PBS documentary “Tricks of the Trade: Outsmarting Investment Fraud.”

06/05 Lãi suất gói cứu trợ rất quan trọng với Bồ Đào Nha

06/05/2011 | 18:35:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Mặc dù đã bàn về các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (116 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 5/5, song Bồ Đào Nha vẫn chưa nhất trí về mức lãi suất của các khoản vay.

Lãi suất của các khoản vay khổng lồ là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Bồ Đào Nha vì nước này đang nỗ lực trả số nợ lớn, trong khi muốn tránh những điều khoản cứu trợ có thể cản trở tăng trưởng kinh tế.

Ông Poul Thomsen, một quan chức cấp cao của IMF cho biết, Bồ Đào Nha có thể phải chịu mức lãi suất 3,25-4,25% cho số tiền nhận được từ thiết chế tài chính này. Mức lãi suất thấp sẽ được áp dụng cho ba năm đầu tiên và mức cao hơn sẽ được áp dụng sau đó.

Trưởng phái đoàn đàm phán của EU về gói cứu trợ, Juergen Kroeger cho biết, lãi suất của khoản vay từ khối này có thể được quyết định tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực ngày 16/5. IMF sẽ đóng góp 1/3 gói cứu trợ, phần còn lại là từ EU và các nước Eurozone.

Bồ Đào Nha cần sự cứu trợ khi đã gần như không thể vay mượn thêm để vận hành nền kinh tế và thanh toán các khoản nợ, do các nhà đầu tư đưa ra mức lãi suất quá cao cho các khoản cho vay. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này mặc dù giảm nhẹ trong ngày 5/5, song vẫn ở mức 9,6%.

Các nhà phân tích nhận định Bồ Đào Nha sẽ không thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn trong tháng tới.

Gói cứu trợ từ EU và IMF sẽ giúp nước này tạm thời không phải huy động tiền thông qua phát hành trái phiếu ít nhất trong hai năm và có thời gian để tiến hành những điều chỉnh cần thiết trong cách thức điều hành nền kinh tế.

Kinh tế Bồ Đào Nha hoạt động không hiệu quả trong thập kỷ qua, khi chỉ tăng trưởng trung bình 0,7% mỗi năm.

Sau hơn hai tuần đàm phán với các phái đoàn từ EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF, Bồ Đào Nha đã nhận được những điều khoản có lợi để không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi có thể cải thiện khả năng cạnh tranh vốn yếu ớt của nền kinh tế. Mặc dù vậy, kinh tế nước này đang đứng trước những thách thức to lớn cần vượt qua để có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn.

Cả Hy Lạp và Ireland, hai nạn nhân khác của cuộc khủng hoảng nợ, đã thêm phần khó khăn vì các mức lại suất quá cao đối với các khoản vay nhận được vào năm ngoái.

Hy Lạp đang phải trả lãi suất trung bình 4,2% cho khoản vay 110 tỷ euro trong thời hạn bảy năm, trong khi mức lãi suất đối với khoản vay 85 tỷ euro trong cùng thời hạn dành cho Ireland là 5,8%.

Hai nước này cho rằng, các mức lãi suất cao cùng với việc cắt giảm chi tiêu quá mạnh đang ảnh hưởng tới những nỗ lực khôi phục hệ thống tài chính và lớn hơn là vực dậy nền kinh tế. Điều tồi tệ là hiện nhiều nhà đầu tư tin rằng Hy Lạp sẽ không thực hiện được các điều khoản cứu trợ.

Trong khi Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đã được "cách ly" hiệu quả với các nước khác trong khu vực trong cuộc khủng hoảng nợ, ít có dấu hiệu cho thấy các chương trình cứu trợ dành cho các nước này đang mang lại những tác dụng như mong đợi.

Với số nợ trong năm nay có thể tăng lên 340 tỷ euro (505 tỷ USD), tương đương 150% GDP, Hy Lạp tỏ ý muốn thương lượng lại các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro đã nhận được tháng Năm năm ngoái.

Nếu không có bất kỳ điều chỉnh nào đối với các chương trình cứu trợ, Hy Lạp và có thể là cả Ireland sẽ buộc phải tái cơ cấu nợ, điều sẽ có một tác động rất lớn đối với các chủ nợ của cả hai nước, đặc biệt là các ngân hàng Pháp, Đức, Anh cũng như ECB.

ECB đang nỗ lực không để điều này xảy ra, nhằm tránh làm thổi bùng lên lo ngại về của thị trường về Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn hơn nhiều và là nước nắm giữ một lượng lớn tài sản của Bồ Đào Nha./.

Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)

06/05 Nhật không can thiệp chặn đà tăng giá đồng yen

06/05/2011 | 15:52:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Phát biểu bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda khẳng định Chính phủ nước này sẽ giám sát chặt chẽ các diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa đồng yen và USD trên thị trường tiền tệ sau khi tỷ giá giữa hai đồng tiền này giảm xuống dưới mức 80 yen/USD lần đầu tiên kể ngày 18/3.

Bộ trưởng Noda cho rằng những biến động tiền tệ mới này khác hẳn so với những diễn biến trên thị trường tiền tệ gần một tuần sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 khi đồng USD mất giá mạnh so với yen vào ngày 17/3.

Sự giảm giá của đồng USD hôm 5/5 phản ánh sự suy yếu gần đây của đồng tiền này và tình trạng giao dịch ít trên thị trường Tokyo trong dịp nghỉ lễ.

Về câu hỏi liệu các cơ quan chức năng có can thiệp vào thị trường tiền tệ để chặn đà tăng giá của đồng yen hay không, Bộ trưởng Noda nói rằng ông “sẽ không trả lời một câu hỏi mang tính giả thuyết.” Điều này được hiểu là Nhật Bản có thể sẽ không can thiệp vào thị trường tiền tệ để chặn đà tăng giá của đồng yen.

Trong khi đó, ngày 6/5, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo lượng tiền cơ sở của nước này đã tăng lên mức kỷ lục hơn 121.000 tỷ yen (khoảng 1.500 tỷ USD) vào tháng 4 sau nhiều đợt bơm tiền kể từ sau thảm họa động đất ngày 11/3.

Số dư tiền cơ sở bình quân/ngày (gồm tiền mặt trong lưu thông và cán cân tiền gửi tài khoản vãng lai do các tổ chức tài chính gửi tại BOJ) đã tăng 23,9% lên 121.890 tỷ yen, mức cao nhất kể từ khi cơ quan này bắt đầu thống kê số dư tiền cơ sở vào tháng 1/1970 và là tháng tăng thứ 32 liên tiếp.

Cụ thể, số dư tiền gửi tài khoản vãng lai đã tăng hơn gấp đôi lên mức 37.400 tỷ yen. Lượng tiền mặt trong lưu thông tăng 3,7% lên 79.980 tỷ yen, trong khi lượng tiền xu trong lưu thông tăng 0,1% lên 4.510 tỷ yen.

Gần đây, BOJ đã bơm một lượng tiền kỷ lục vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có những quan ngại rằng các tổ chức tín dụng thương mại, nhất là những tổ chức hoạt động ở khu vực Đông Bắc, có thể gặp khó khăn về khả năng thanh khoản./.

Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)

06/05 Trung Quốc sẽ đầu tư ra nước ngoài 1.000 tỷ USD

06/05/2011 | 15:44:00

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo báo cáo mới đây của tổ chức Asia Society, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đang bắt đầu bùng phát.

Các doanh nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã sẵn sàng chi khoảng 1.000 tỷ USD vào các tài sản tích lũy trên thế giới vào năm 2020.

Tuy nhiên, báo cáo trên chỉ rõ sự đối lập về chính trị, đặc biệt từ Quốc hôi Mỹ, có thể khiến dòng vốn này vào Mỹ bị đóng băng. Đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng gấp đôi hàng năm, vì vậy nếu Mỹ không thu hút được nguồn vốn đó thì đây sẽ là thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ.

Tổng giá trị chứng khoán của Trung Quốc ở nước ngoài đạt khoảng 239 tỷ USD tính đến cuối năm 2009.

Báo cáo của Asia Society cho biết, hiện Trung Quốc mua tới hơn 1.000 tỷ USD tài sản tài chính ngắn hạn của Mỹ, chủ yếu là trái phiếu kho bạc và chứng khoán.

Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài bắt đầu tăng mạnh từ một thập kỷ qua, nhờ kho dự trữ ngoại hối khổng lồ. Người Trung Quốc đã có mặt tại 35 trong số 50 bang ở Mỹ, với nguồn đầu tư tập trung vào máy móc công nghiệp tại các bang Texas, New York và Virginia.

Nhìn chung, Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư tương đối nhỏ vào Mỹ, chỉ ngang hàng với New Zealand và Áo. Theo Asia Society, nhiều người Mỹ nghĩ là nhà nước giữ vai trò lớn trong nền kinh tế Trung Quốc và điều này có nghĩa là đầu tư được thúc đẩy phần lớn bởi động cơ chính trị hơn là lợi nhuận.

Báo cáo của Asia Society cũng cho biết, hầu hết đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ từ năm 2008 chủ yếu được rót vào lĩnh vực sản xuất. Bất động sản cũng đang phát triển nhưng chưa có con số cụ thể.

Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã đàm phán về một hiệp định đầu tư song phương, nhưng vấn đề này sẽ không phải là chủ đề chính trong cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước vào tuần tới ở Washington./.

Lê Thanh (TTXVN/Vietnam+)

05/05 Vốn ADB nên tập trung vào nước nghèo, người nghèo

05/05/2011 | 19:51:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
CÁC TIN LIÊN QUAN
VN nên quan tâm hơn tới dòng vốn đầu tư ra ngoài
Ông Shinohara cho rằng, Việt Nam nên quan tâm hơn tới dòng vốn đầu tư ra bên ngoài hơn là những dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.

VN đã hỗ trợ ADB tổ chức thành công Hội nghị 44
Theo Chủ tịch ADB Kuroda, Chính phủ VN đã hỗ trợ tuyệt vời trong việc tổ chức thành công Hội nghị 44 và người dân Hà Nội rất hiếu khách.

Trong khuôn khổ Hội nghị Thường niên ADB lần thứ 44, tại Hà Nội, phiên họp toàn thể thứ nhất các doanh nghiệp đã diễn ra vào cuối giờ chiều ngày 5/5.

Hầu hết các quốc gia tham dự phiên họp này đều cho rằng, các nước châu Á đã trải qua vượt qua được khủng hoảng kinh tế và đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ. Thống đốc Ngân hang Trung ương Indonexia bày tỏ: “Khi chúng ta nhóm họp vào năm ngoái chúng ta đã lo lắng về khả năng suy thoái kép nhưng vấn đề này không xảy ra.”

“Kinh tế châu Á phục hồi nhanh hơn ở châu Âu, có thể thấy rõ rằng thời gian qua nước Đức đã nhập khẩu ngày càng nhiều hơn từ châu Á. Thương mại của Đức với Việt Nam và Trung Quốc đã tăng 15% trong năm qua,” Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức nhận định.

Hầu hết các quốc gia đều đánh giá cao vai trò của ADB trong việc giúp các quốc gia thành viên chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng, vai trò của ADB ngày càng quan trọng hơn, do đó ADB nên huy động thêm các nguồn lực tài chính, trong đó có cả nguồn lực tư nhân để thúc đẩy thêm các nguồn lực xã hội, tạo nguồn vốn dồi dào hỗ trợ các nước đang phát triển phục hồi kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Các quốc gia tham dự Hội nghị đều cho rằng, sự phục hồi kinh tế ở châu Á không bền vững và đang chịu nhiều sức ép như: lạm phát, biến đổi khí hậu, lãng phí năng lượng, thiên tai… Do đó, trong thời gian tới, nguồn vốn của ADB cần tập trung cho các dự án giúp các quốc gia củng cố sự phát triển bền vững.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức cho rằng, sự phát triển thiếu bền vững đã khiến tiềm năng phát triển của các nước châu Á bị ảnh hưởng và làm giảm đi thành quả của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Do đó, trong thời gian tới, nguồn vốn nên hướng vào khu vực nông thôn.

“Đóng góp của ADB vào sự phát triển của châu Á ngày càng tăng nên chúng ta đang chứng kiến một xu hưỡng rõ nét là ngày càng nhiều các quốc gia mong muốn được vay vốn từ ADB. Vì vậy, chúng ta cần giám sát về các khoản vay và giải ngân từ ADB để đảm bảo nguồn vốn này ngày càng hiệu quả hơn,” Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức khuyến nghị.

Đồng tình với quan điểm này, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính và phụ trách thị trường Quốc tế của Hoa Kỳ bày tỏ: “Chúng tôi đã khuyến khích ADB cho vay 17 tỷ USD thay vì 10 tỷ USD như dự định, nhưng cần duy trì mức cho vay bền vững, tạo thêm nguồn lực cho các quốc gia đang phát triển. Hy vọng là ADB sẽ có cơ chế cho vay thích hợp để các quốc gia này được phục vụ tối đa cho nhu cầu phát triển của mình.”

Các Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, Nepan, Pakistan… đều bày tỏ mong muốn được ADB hỗ trợ trong các lĩnh vực hạn chế thiên tai, phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Thống đốc Ngân hàng Indonexia cho biết: “Mặc dù biến đổi khí hậu cần quan tâm để hạn chế thiệt hại nhưng chúng tôi chưa đủ tiền để đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, chúng tôi mong muốn ADB đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức năng lượng xanh.”

Thống đốc Ngân hàng Ấn Độ nhận định, ADB nên có chính hỗ trợ các nước thành viên hạn chế thiên tai và chống biến đổi khí hậu. Để làm được điều này, ADB cần có cơ chế hợp tác cứng và mềm về thể chế và thông tin.

Muốn vậy, cần phải loại bỏ hàng rào đối với các nước đang phát triển, chẳng hạn như chính phủ Nhật Bản cần có chính sách phi quota, phi thuế …

Trợ lý Bộ trưởng Tài chính và phụ trách thị trường quốc tế Hoa Kỳ khẳng định: “Chúng tôi rất khuyến khích các sáng kiến của ADB trong việc hợp tác song phương, đa phương. ADB hợp tác với cộng đồng ngân hàng và các quốc gia thành viên. Chúng tôi đảm bảo rằng ADB là nơi xứng đáng để nhận được đầu tư của các quốc gia thành viên.”

Minh Thúy - Xuân Dũng (Vietnam+)

05/05 Anh khó đạt mục tiêu cân bằng ngân sách vào 2015

05/05/2011 | 18:06:00

(Nguồn: Internet)
Chính phủ Anh có thể không đạt mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2015, do nền kinh tế xứ sở sương mù tiếp tục đạt mức tăng trưởng yếu, trong khi người tiêu dùng thắt chặt "hầu bao."

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR), các thống kê mới đây tiếp tục làm tăng gam màu xám trong bức tranh kinh tế Anh, do giá cả leo thang, thuế tăng cao và việc chính phủ cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chi tiêu của người dân.

NIESR cho rằng thu nhập thực tế sau thuế của các gia đình Anh dự báo sẽ giảm 1,3% trong năm nay, do lạm phát leo lên mức trung bình 4,5% trước khi giảm xuống 1,9% vào năm 2012, thời điểm mà tác động của việc giá dầu tăng cao và chính sách tăng thuế giá trị gia tăng đã dịu bớt.

Khu vực nhà đất đang là trở ngại lớn đối với tăng tưởng kinh tế Anh, với giá bất động sản dự báo sẽ giảm khoảng 10%, thậm chí còn cao hơn trong vòng năm năm tới, do lãi suất tăng cao hoặc các ngân hàng siết chặt các quy định cho vay.

Trong bối cảnh đó, NIESR đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh từ mức 1,5% xuống còn 1,4% GDP trong năm 2011 và 2% trong năm 2012. Trong khi đó, Văn phòng chịu trách nhiệm về ngân sách (OBR) của Chính phủ đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Anh lần lượt trong năm 2011 và 2012 là 1,7% và 2,5%.

NIESR cho rằng như là hệ quả của việc kinh tế tăng trưởng yếu, thu nhập từ thuế sẽ giảm mạnh so với dự kiến, dẫn tới việc nước Anh khó có thể đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2015-2016.

Chính phủ Anh đang nỗ lực để cắt giảm mạnh tình trạng thâm hụt ngân sách, hiện ở mức 10% GDP, trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015. Tuy nhiên, theo NIESR ngân sách của Anh vào năm 2015-2016 sẽ tiếp tục bị thâm hụt 2,2% GDP, so với dự báo 0,2% GDP của OBR.

NIESR cũng nhắc lại quan điểm rằng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đưa ra quá tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu và không để nhiều cơ hội cho việc tăng lãi suất. Chính sách của Chính phủ Anh hiện nay rất thiếu cân bằng, chính sách tài khóa quá chặt, trong khi chính sách tiền tệ lại quá lỏng lẻo./.

(TTXVN/Vietnam+)

05/05 Khai mạc hội nghị lần 44 Hội đồng thống đốc ADB

05/05/2011 | 14:31:00

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung cùng các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
CÁC TIN LIÊN QUAN
VN nên quan tâm hơn tới dòng vốn đầu tư ra ngoài
Ông Shinohara cho rằng, Việt Nam nên quan tâm hơn tới dòng vốn đầu tư ra bên ngoài hơn là những dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.

VN đã hỗ trợ ADB tổ chức thành công Hội nghị 44
Theo Chủ tịch ADB Kuroda, Chính phủ VN đã hỗ trợ tuyệt vời trong việc tổ chức thành công Hội nghị 44 và người dân Hà Nội rất hiếu khách.

Sáng 5/5, với chủ đề “Tương lai châu Á: Thách thức khu vực, trách nhiệm toàn cầu,” Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với sự tham dự của đông đảo của các Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Bộ trưởng Tài chính, các nhà doanh nghiệp, các diễn giả uy tín đến từ 67 nước thành viên ADB và nhiều tổ chức tài chính quốc tế.

Tới dự và phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý đến tham dự Hội nghị thường niên ADB lần đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam và cho rằng, hội nghị sẽ là cơ hội để đánh giá đầy đủ, toàn diện về những nỗ lực hoạt động của ADB trong thời gian qua, quyết định phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo với nhiều sáng kiến mới có hiệu quả vì mục tiêu hợp tác và phát triển, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB và các nước thành viên cũng như với các đối tác phát triển và các bên liên quan khác.

Hội nghị lần này cũng là dịp để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp lớn, các học giả… cùng trao đổi thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi nước thành viên, khu vực và thế giới, như về đầu tư và kinh doanh, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, thị trường vốn và tài chính sau khủng hoảng, hợp tác vì một nền tài chính ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nuôi dưỡng động lực mới cho tăng trưởng, tăng tốc kết nối khu vực, phát triển bền vững và thịnh vượng.

Phân tích những khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với khu vực và toàn cầu, trong bối cảnh những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn, Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng hội nhập và hợp tác khu vực ngày càng đóng vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau cho các khuôn khổ hợp tác toàn cầu, bởi vậy cần tiếp tục xây dựng những sáng kiến, những nỗ lực hợp tác quốc tế thiết thực, phù hợp để cùng chung tay góp sức vượt qua những khó khăn và thách thức, trong đó cần bảo đảm tiếng nói và lợi ích cho những nước nghèo và đang phát triển.

Thủ tướng cho rằng ADB cần đóng vai trò chủ động, tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hội nhập, hợp tác thương mại và đầu tư ở khu vực, đóng góp thiết thực vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng hoan nghênh Hội đồng Thống đốc ADB đã lựa chọn những chủ đề rất thiết thực, có ý nghĩa để thảo luận tại Hội nghị thường niên lần này và mong đợi hội nghị sẽ có những quyết định quan trọng, cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của ADB; cam kết ủng hộ mạnh mẽ và tham gia tích cực các hoạt động do ADB khởi xướng vì mục tiêu phát triển một châu Á không đói nghèo.

Thủ tướng cho biết nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng phát triển. Những thành tựu của 25 năm đổi mới (1986-2011) đã đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Kinh tế tăng trưởng bình quân 7,26%/năm trong 10 năm qua, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10% năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Việt Nam đã hoàn thành và vượt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).

Trong quá trình phát triển, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn và kịp thời của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có ADB, cả về tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, ủng hộ và tư vấn chính sách.

Tính đến tháng 3 năm 2011, ADB đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 10 tỷ USD cho hơn 100 chương trình và dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng và giáo dục.

Ghi nhận và đánh giá cao những hỗ trợ thiết thực của ADB dành cho Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam vui mừng luôn có một người bạn đồng hành là ADB; đồng thời cam kết sẽ tiếp tục sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất nguồn vốn hỗ trợ từ ADB.

Thủ tướng nhấn mạnh thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, Việt Nam xác định những nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa đột phá là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng hiện đại.

Việt Nam đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Năm năm tới sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 2%/năm; Thu nhập khu vực nông thôn tăng khoảng 2 lần so với năm 2010, vì mục tiêu phát triển hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa, xã hội.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo, trong chặng đường phát triển phía trước còn rất nhiều khó khăn. Cùng với việc huy động và sử dụng tốt nhất nội lực của mình, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của cộng đồng quốc tế, của các nhà tài trợ, trong đó có ADB và các nước thành viên.

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tọa Hội đồng Thống đốc nêu rõ sự phát triển của kinh tế châu Á, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây ngày càng khẳng định tính năng động và vai trò “động lực tăng trưởng” của khu vực này trong quá trình khôi phục kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao và dòng vốn nước ngoài gia tăng vào khu vực; cần cân nhắc thận trọng thời điểm và cách thức thoái lui các chương trình kích cầu, đồng thời xây dựng khuôn khổ kinh tế đặc biệt để đảm bảo dòng vốn được quản lý phù hợp, tổn định tài chính từ đó tái cân bằng nền kinh tế và bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đánh giá cao việc ADB quan tâm phát triển quan hệ đối tác công-tư, tăng cường hỗ trợ các nước thành viên trong các lĩnh wvjc cơ sở hạ tầng như vận tải, năng lượng, nước, các dịch vụ công cơ bản như chăm sóc y tế và giáo dục, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đồng thời cho rằng ADB cần khẳng định lại các cam kết của mình trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, cung cấp các nguồn lực cần thiết vì mục tiêu bảo vệ người nghèo thông qua tạo việc làm, đầu tư cho giáo dục, ngăn chặn rủi ro, hỗ trợ tăng trưởng toàn diện và bền vững.

Theo Chủ tịch ADB Kuroda, châu Á có thể dẫn đầu và phát triển năng động, bền vững hơn nếu như dám đương đầu với các thách thức trung và dài hạn với một mục tiêu và quyết tâm mạnh mẽ.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nổi lên nhanh chóng nhưng phải đối mặt với các thách thức lớn về đói nghèo, bất bình đẳng, quá trình đô thị hóa nhanh, biến đổi của môi trường và khí hậu.

Chủ tịch ADB đã nhấn mạnh 5 yếu tố quan trọng sẽ khai mở tiềm năng của khu vực. Đó là phải có những nhà lãnh đạo kiệt xuất với khả năng điều hành quản trị đất nước; tăng thêm quyền cho người nghèo và có các thể chế đảm bảo sự bình đẳng và quyền công dân. Yếu tố quan trọng thứ hai là cần có một hệ thống tài chính vững mạnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (ước tính 750 tỷ USD/năm) và gần gũi hơn với người nghèo nhằm giúp họ có được cơ hội phát triển kinh tế, đối phó với các cú sốc về tài chính và có thể tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục.

Chủ tịch ADB cũng cho rằng châu Á cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các khu vực đang phát triển khác như châu Mỹ Latinh, tăng cường “hợp tác Nam-Nam” để thúc đẩy tăng trưởng khu vực châu Á, góp phần ổn định kinh tế toàn cầu.

Thêm vào đó, để có được sự tăng trưởng bền vững, câu Á cần đầu tư vào đổi mới công nghệ và phát triển các doanh nghiệp; áp dụng một mô hình tăng trưởng xanh. Hợp tác và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn sẽ giúp châu Á nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức toàn cầu như giá cả hàng hóa tăng cao, thiếu hụt lương thực, nước sạch, năng lượng.

Cuối cùng, châu Á cần thể hiện vai trò đầu tàu trong giải quyết những vấn đề nóng bỏng toàn cầu và cung cấp hàng hóa. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại chúng ta lại có thể kết nối cả khu vực và toàn cầu như hiện nay, do vậy phải tận dụng cơ hội này để đối phó với những thách thức chung.

Chiều cùng ngày, các đại biểu đã tiến hành phiên họp toàn thể đầu tiên./.

Sự-Anh (TTXVN/Vietnam+)

05/05 Trung Quốc đẩy mạnh việc công khai tài chính công

05/05/2011 | 14:15:00

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. (Nguồn: Intetnet)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 4/5 đã triệu tập Hội nghị Thường vụ Quốc vụ viện nhằm nghiên cứu, đẩy mạnh tiến độ thực hiện việc công khai tài chính công của nước này.

Hội nghị nhấn mạnh các cơ quan trung ương cần công khai rõ ràng tình hình chi tiêu cụ thể, số liệu quyết toán năm 2010 cũng như mức dự trù kinh phí năm 2011 dành cho các khoản chi tiêu hành chính, đi công tác nước ngoài, mua sắm xe công và chi phí tiếp khách.

Hội nghị chỉ rõ công khai tài chính không chỉ là đòi hỏi thuộc lĩnh vực chuyên môn mà còn là nội dung quan trọng trong công khai tin tức của chính phủ nhằm bảo đảm quyền tham dự, theo dõi và giám sát của nhân dân.

Công tác công khai tài chính công của Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại tình trạng mất cân bằng, chưa cụ thể hóa và chưa thỏa mãn mong muốn cũng như kỳ vọng của người dân./.

(TTXVN/Vietnam+)