18/02 Hệ thống tiền tệ thế giới sẽ có thế “chân kiềng”

Thứ 6, 18/02/2011, 17:50

Đã đến lúc nước Mỹ tính toán trước và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mà trong đó 3 đồng tiền cùng vươn lên và cạnh tranh nhau.

Chính phủ nhiều nước đã coi vai trò quốc tế của đồng USD mang đến quyền lợi quá lớn cho nước Mỹ. Thế nhưng ưu thế đó nay đã trở thành gánh nặng. Đã đến lúc nước Mỹ tính toán trước và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mà trong đó 3 đồng tiền cùng vươn lên và cạnh tranh nhau.

Xét từ bên ngoài, vai trò của đồng USD mang đến nguồn cung tài chính cho những thâm hụt của Mỹ và cho phép Mỹ sống quá hoang phí. Bên trong nước Mỹ, cũng dễ hiểu khi chính trị gia Mỹ, với tầm nhìn ngắn hạn của họ, coi đây như cơ hội cần thiết để tránh quy định cần thiết. Thế nhưng áp lực từ bên ngoài có thể giúp mang đến những sự điều chỉnh cần thiết.

Sự sụt giá mạnh của đồng USD vào cuối thập niên 1970 buộc nước Mỹ phải thắt chặt chính sách tiền tệ và giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, đánh dấu giai đoạn điều chỉnh của tình trạng lạm phát 2 con số. Giữa thập niên 1980, thâm hụt tài khoản vãng lai và sự sụt giá mạnh của đồng USD giúp thâm hụt ngân sách giảm đi.

Hệ thống tiền tệ cũng có nhiều điểm yếu lớn. Phần lớn tiền trong những năm gần đây đến từ việc nhiều cơ quan quản lý tiền của các các nước tăng cường dự trữ USD, đặc biệt Trung Quốc. Điều này xảy ra như hiệu quả tất yếu từ vị thế đồng tiền dự trữ của đồng USD và chắc hẳn nước Mỹ sẽ giàu có hơn nhiều nếu không có việc nước khác quá quan tâm đến đồng tiền này bởi vị thế của nó.

Tình trạng hiện nay giúp nước khác có thể áp đặt được tỷ giá đồng USD, Trung Quốc duy trì đồng nhân dân tệ ở mức giá thấp, để đồng USD bị định giá cao bằng cách can thiệp trực tiếp vào đồng tiền này.

Trong lịch sử, hệ thống dựa vào đồng USD được coi như món hời lớn, trong đó các nước có thể quyết định tỷ giá của họ so với đồng USD và bù đắp được thâm hụt. Nhóm nước có thặng dư thương mại lớn, từ Đức cho đến Nhật hay Trung Quốc, không ngừng cằn nhằn về dự trữ USD của họ, nhưng vẫn làm vậy.

Hệ thống đã căng thẳng khi Mỹ quyết định điều chỉnh và yêu cầu thỏa thuận hạ giá mạnh đồng USD vào đầu thập niên 1970 (Thỏa thuận Smithsonian) và thỏa ước Plaza. Tình huống tương tự đã xảy ra.

Hiện nay nước Mỹ có thể chấm dứt sự phụ thuộc vào tiêu dùng của người dân do vay nợ và đảm bảo đà phục hồi kinh tế bởi cán cân thương mại cải thiện và đầu tư tăng lên. Nước Mỹ cần đồng USD hạ giá so với đồng nhân dân tệ và một vài đồng tiền châu Á khác hiện đang bị định giá thấp.

Nhìn chung, đồng USD trở thành đồng tiền chủ đạo của thế giới suốt 1 thế kỷ bởi nó không có đối thủ. Đồng euro đã thay đổi sự thật đó. Việc chính phủ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu áp dụng biện pháp thắt chặt chính sách tài khóa và phát hành trái phiếu đồng euro cho thấy châu Âu sẽ có thể sớm khôi phục được sức hấp dẫn của đồng tiền này đặc biệt nếu Mỹ không thể giảm được thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.

Tỷ lệ đóng góp của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm không ngừng trong thập kỷ qua xuống 60%. Tỷ lệ đóng góp của đồng euro lên mức khoảng hơn 25%.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cho thấy đồng nhân dân tệ hoàn toàn xứng đáng để lên vị trí của đồng tiền toàn cầu ngay khi nó có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và thoát khỏi các biện pháp kiểm soát mang tính phòng hộ. Tóm lại, hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đang trong thế lưỡng cực và sớm trở thành tam cực.

Nước Mỹ nên chấp nhận và thậm chí ủng hộ điều này. Mục tiêu chính để cân bằng vị thế quốc tế của đồng USD và euro trong thập kỷ tiếp theo và đưa đồng nhân dân tệ vào cùng nhóm các đồng tiền tạo thành quyền rút tiền đặc biệt (SDR). Điều đó sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc và nhiều nước khác can thiệp vào đồng euro cũng như đồng USD.

Chính phủ các nước có thể can thiệp vào đồng euro nếu tỷ giá đồng USD và euro trở nên không phù hợp. Biện pháp can thiệp tiền tệ và đánh thuế đối với việc dự trữ tài sản đồng USD sẽ giúp ngăn hành vi tích trữ đồng USD. Điều đó cũng giúp tạo ra Tài khoản thay thế tại IMF giống như thập niên 1979 – 1980 mà cơ quan tiền tệ nước ngoài có thể đổi tiền của nước họ sang SDRs.

Những thay đổi trên không thể giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến hệ thống tiền tệ quốc tế. Nó không đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề tài khóa của nước Mỹ thế nhưng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cân bằng kinh tế thế giới và giảm rủi ro khủng hoảng trong tương lai.

Tác giả bài viết là giám đốc Viện Peterson nghiên cứu kinh tế quốc tế tại Washington DC.

Ngọc Diệp
Theo FT

No comments:

Post a Comment