Phần mềm chống tham nhũng giúp Hy Lạp thoát nợ?



Đăng bởi: Ban Biên Tập ngày: 09/06/2012 8:47 am
 0 Phản hồi
Giới chức Hy Lạp đang áp dụng một phần mềm chống tham nhũng nhằm ngăn chặn trốn lậu thuế và sự sách nhiễu của các nhân viên với hy vọng thoát vỡ nợ.
Hồi cuối tháng 5/2012, câu nói “Nếu người Hy Lạp đóng thuế thực sự, thì cuộc khủng hoảng hiện nay đã được giải quyết” của Tổng giám đốc Quĩ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trên chính trường Hy Lạp. Cựu Bộ trưởng Tài chính Evangelos Venizelos nói bà Lagarde đã xúc phạm toàn thể nhân dân Hy Lạp. Tuy nhiên, câu nói trên khôg phải không có cơ sở khi Hy Lạp chẳng cần phải ngửa tay xin cứu trợ nếu thu đúng thu đủ số tiền đóng thuế của công dân nước này.

Chánh thanh tra thuế vụ Hy Lạp Nikos Lekkas. Ảnh Huber
Chánh thanh tra thuế vụ Hy Lạp Nikos Lekkas. Ảnh Huber
Thất thu 40-45 tỷ euro tiền thuế mỗi năm
Hiện thời, một công dân Hy Lạp đáng kính là Chánh thanh tra thuế vụ Nikos Lekkas nói ông “hoàn toàn đồng ý” với nhận xét trên của bà Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde. Ông cho biết: “Tổng số tiền trốn thuế ở Hy Lạp lên tới 12-15% GDP, tương đương với 40-45 tỷ euro mỗi năm. Chỉ cần thu hồi được một nửa số tiền này, những vấn đề của Hy Lạp đã được giải quyết ổn thỏa”. Cơ quan thanh tra thuế SDOE của ông Nikos Lekkas đã lôi ra ánh sang hết vụ trốn thuế hàng tỷ euro này đến vụ khác.
Đảm nhận chức Chánh thanh tra thuế vụ Hy Lạp từ năm 2010, ông Nikos Lekkas khẳng định gian lận thuế không phải là “một bộ môn thể thao” mà chính là tội phạm. Ông than thở: “Kể từ năm 1996, chúng tôi đã có trong tay đạo luật cần thiết. Chỉ có điều, những đạo luật này chưa bao giờ đi vào cuộc sống”. Theo ông, số phận của cả đất nước Hy Lạp phụ thuộc vào việc có chống được vấn nạn trốn thuế và đặc quyền đặc lợi của tầng lớp thượng lưu hay không. Ông nói thêm: “Nếu tình trạng tham nhũng có hệ thống không chấm dứt và tầng lớp thượng lưu không bị trừng phạt, Hy Lạp sẽ có một vụ bùng nổ xã hội”.
Trong khi cả nước Hy Lạp đang phải "thắt lưng, buộc bụng" thì cánh nhà giàu vẫn sở hữu nhiều du thuyền sang trọng. Ảnh Huber
Trong khi cả nước Hy Lạp đang phải "thắt lưng, buộc bụng" thì cánh nhà giàu vẫn sở hữu nhiều du thuyền sang trọng. Ảnh Huber
Tháng 5/2012 là tháng thành công nhất của Chánh thanh tra năng nổ Lekkas, một con người của hành động. Ông liệt kê những gì mà cơ quan thanh tra thuế vụ SDOE đã  làm được trong thời gian qua: “Trong năm 2009, chúng tôi đã truy thu cho chính phủ 1,7 tỷ euro. Năm 2010, con số này lên đến 4,1 tỷ USD và năm 2011 là 4,5 tỷ euro. Tính từ tháng 1 đến tháng 5/2012, chúng tôi đã thu hồi được 1,5 tỷ euro”. Tháng 5/2012 là tháng thành công nhất của SDOE kể từ khi tồn tại: cơ quan này đã thu hồi được 500 triệu euro. Kể từ năm 2009, SDOE đã truy thu được hơn 11tỷ euro.
Các ngân hàng không chịu hợp tác
SDOE chỉ thu hồi được khoảng 65% tổng số tiền trốn thuế mà cơ quan này phát hiện được bởi vì các ngân hàng không hợp tác – mặc dù đã nhận được hàng tỷ euro cứu trợ từ Athens và Brussels. Chánh thanh tra Lekkas cho biết: “Rất đáng tiếc khi phải nói rằng chúng tôi đã không có sự hợp tác tốt từ phía các ngân hàng. Trong hơn 5.000 trường hợp mà chúng tôi đã yêu cầu kiểm tra tài khoản của nghi phạm, các ngân hàng chỉ đáp ứng có 214 trường hợp và chúng tôi thu hồi được 650 triệu euro tiền phạt”.
Đặc biệt, về 500 trường hợp có liên quan đến các chính trị gia của các đảng phái khác nhau, SDOE đã chờ đợi từ 5 tháng đến 1 năm để có được thông tin cần thiết. Đến khi đó, số tiền trốn thuế nói trên đã bị bốc hơi. Trong khi đó ở Thụy Điển, các ngân hàng phải cung cấp thông tin đầy đủ cho cơ quan thuế vụ nội trong vòng 1 tuần.
Một phương pháp đã được kiểm chứng là so sánh bất động sản với thu nhập của đương sự. Nếu có sự chênh lệch lớn, SDOE có quyền đề nghị kiểm tra tài khoản ngân hàng. Thông thường, chính dân chúng là những người cung cấp thông tin cho SDOE lần ra những kẻ trốn thuế.
Một vấn đề khiến cho cơ quan thanh tra thuế vụ SDOE là quyền miễn trừ của các nghị sĩ Quốc hội và cấp trên của cơ quan này. Đó là chưa kể áp lực đến từ chính giới nếu SDOE dám đụng chạm đến lợi ích của  họ.
Chánh thanh tra Lekkas thừa nhận rằng dưới thời cựu công tố viên Ioannis Diotis làm Quốc vụ khanhBộ Tài chính, SDOE bớt chịu áp lực hơn từ chính giới. Khốn nỗi, sau cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, Hy Lạp đã không thể thành lập được một chính phủ thực sự. Và cũng không một ai dám chắc rằng Hy Lạp sẽ thành lập được một chính phủ hoạt động hữu hiệu sau cuộc bầu lại vào ngày 17/6 tới.
Phần mềm mới chống tham nhũng
Cho đến nay, vấn đề lớn nhất của các nhà điều tra thuế ở Hy Lạp lại chính là… bản thân họ. Hay nói cụ thể hơn là nạn tham nhũng trong đội ngũ thanh tra thuế vụ. Có một bí mật mà ai cũng biết là đám thanh tra này ăn hối lộ và bỏ qua hàng tỷ euro số tiền thuế đáng lẽ phải nộp cho ngân sách nhà nước.
Một phần mềm mới có nhiệm vụ chấm dứt tình trạng này. Phần mềm này mang tên Elenxis và hiện đang được thử nghiệm ở cấp huyện. Phần mềm Elenxis tạo điều kiện cho cấp trên luôn luôn nắm bắt được những gì mà cấp dưới đang làm. Chánh thanh tra Lekkas hy vọng từ nay đến tháng 9/2012, tất cả các thanh tra của SDOE được trang bị điện thoại di động cài đặt phần mềm Elenxis và qua đó, chấm dứt được tình trạng hối lộ các nhân viên thuế vụ cũng như các vụ giao dịch nhơ bẩn.
Ngay cả những người kinh doanh có thể được hưởng tiện ích của phần mềm này. Nhiều người đã phàn nàn rằng họ từng bị đám thanh tra thuế vụ sách nhiễu, tống tiền nhiều lần trong quá khứ.
Theo BDV


No comments:

Post a Comment