08/12 Những thương hiệu có thể sớm “đi vào dĩ vãng”


KIỀU OANH
08/12/2011 13:44 (GMT+7)
pictureNokia đang mất dần thế thượng phong trên thị trường điện thoại di động.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Hãng tư vấn marketing và thương hiệu Prophet mới đây đã thực hiện một cuộc thăm dò 5.000 người tiêu dùng Mỹ để nghe ý kiến của họ về việc liệu thương hiệu nào sẽ “đi vào dĩ vãng” trong thời gian từ nay tới năm 2015.

Tờ Forbes dẫn thông tin từ kết quả khảo sát nói trên cho thấy, hãng máy ảnh Eastman Kodak là thương hiệu dẫn đầu nguy cơ “tuyệt chủng” với 27% số phiếu, tiếp đó là hãng cho thuê phim trực tuyến Netflix ở vị trí thứ 2 với 19% số phiếu, Bưu chính Mỹ (USPS) chiếm vị trí số 3 với 18% số phiếu,  nhà sản xuất điện thoại RIM về thứ tư với 14% số phiếu. Vị trí thứ 5 thuộc về hãng bán lẻ Sears với 11% số phiếu.

Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là nhận định của người tiêu dùng về các thương hiệu này. 

Kodak bị coi là có “mức độ phát triển sản phẩm kém, không có tầm nhìn, không chịu thích nghi với thay đổi”. Netflix bị đánh giá là “cho thấy chẳng hiểu biết gì về khách hàng. Họ thậm chí còn không biết họ muốn gì với tư cách là một công ty. Thật là một mớ hỗn độn”. 

Trong khi đó, lời nhận xét dành cho USPS ngắn gọn là “không hiệu quả và vô nghĩa”.

Bên cạnh 5 thương hiệu đứng đầu về khả năng bị xóa sổ trong thời gian từ nay đến năm 2015 nói trên, dựa trên kết quả điều tra của Prophet, Forbes còn đưa ra một danh sách 10 thương hiệu quen thuộc đối với người Mỹ đang đối mặt với khả năng “biến mất” ngay trong năm 2012. Trong số này có những cái tên như Sony Ericsson, Nokia hay MySpace…

1. Hãng phim Sony Pictures


Những cú đột phá của Sony từ lĩnh vực hàng điện tử sang máy chơi trò chơi tới điện ảnh đã không thành công như mong đợi. Prophet cho rằng, để tháo gỡ sai lầm, Sony nên rút khỏi lĩnh vực điện ảnh và trở về với lĩnh vực mà hãng hoạt động tốt nhất.

2. Đồ ăn nhanh A&W

Chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh này đã được rao bán từ tháng 1 năm nay, nhưng có vẻ như sẽ không sớm tìm được khách mua. A&W quá nhỏ để cạnh tranh với những đối thủ lớn như McDonald's, Subway hay KFC.

3. Ôtô Saab


Doanh số của thương hiệu xe này trên thị trường toàn cầu đã lao dốc thời gian qua, và Saab hầu như không có khả năng hồi phục.

4. Hãng bán lẻ American Apparel


Hãng bán lẻ American Apparel đã có thời “vụt sáng” và cũng nhanh chóng “vụt tắt”. Khả năng tài chính của công ty đã suy giảm mạnh trong khi CEO kiêm người sáng lập phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện về quấy rối.

5. Hãng bán lẻ Sears


Thành công của những đối thủ nặng ký như Walmart và Target đã bào mòn doanh thu và sức hút của Sears.

6. Điện thoại Sony Ericsson


Gần đây, Sony Ericsson tung ra chiếc điện thoại thông minh Xperia Ray. Nhưng nỗ lực này có lẽ quá nhỏ nhoi và quá muộn màng. Sony Ericsson đã không thể đuổi kịp với các đối thủ về mức độ sáng tạo, nhất là Apple, dẫn tới kết quả là doanh số bết bát.

7. Bỏng ngô Kellogg's Corn Pops


Từng là loại thực phẩm dành cho bữa sáng, bỏng ngô Kellogg's Corn Pops giờ bị người tiêu dùng từ chối do lo ngại của các bậc phụ huynh đối với sức khỏe của con trẻ. Nhiều khả năng, hãng Kellog’s sẽ phải từ bỏ những loại sản phẩm có hàm lượng đường cao.

8. Mạng xã hội MySpace


Người sử dụng và khách hàng quảng cáo đã và đang từ bỏ mạng xã hội MySpace để chuyển sang dùng Facebook.

9. Tạp chí Soap Opera Digest


Thể loại phim truyền hình tâm lý tình cảm dài tập đang bước vào thời kỳ bị “xóa sổ” trên các kênh truyền hình Mỹ. Giữa lúc các tạp chí nói chung ở Mỹ vốn dĩ đang gặp khó, thì việc tạp chí Soap Opera Digest chuyên về các bộ phim truyền hình dài tập dễ “chết” theo loại phim này là điều dễ hiểu.

10. Nokia


Việc Nokia tung ra chiếc điện thoại N9 có lẽ không đủ sức để đem lại sức sống mới cho nhà sản xuất “dế” đến từ Phần Lan này.

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:

No comments:

Post a Comment