WB - Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam (tháng 6/2011)



Taking Stock: An Update on Vietnam's Recent Economic Developments (June 2011)


ABOUT TAKING STOCK
 
This edition of ‘Taking Stock’ – a semi-annual publication from the World Bank – attempts to understand the recent macroeconomic changes in Vietnam. It documents changes to the macroeconomic outcomes and policies with a view to inform policy discussions in the country. The analysis is mostly retrospective in nature, though discussions on prospective challenges and outlook are also briefly mentioned. Developments in the global economy in general and in the EAP region in particular are juxtaposed against Vietnam’s own economic.

EXECUTIVE SUMMARY
i. In the last few years, Vietnam’s macroeconomic situation has followed a predictable pattern. When faced with external shocks the authorities have opted to protect the country’s rapid growth rate, even if it meant tolerating higher levels of macroeconomic instability. This has meant modest growth slowdowns and frequent episodes of overheating. So when the economy started to overheat in late 2010 following the delayed withdrawal of the fiscal and monetary stimulus put in place in 2009, few expected a determined response from the government to stem the ensuing macroeconomic volatility.
ii. The current episode of macroeconomic instability has been as severe as the previous overheating episode of mid-2008. We constructed a summary measure of acroeconomic instability – Vietnam Index of Macroeconomic Stability (VIMS) – based on the movement of four variables, namely nominal exchange rate, international reserves, inflation rate and nominal interest rate. Our measure shows that the degree of macroeconomic instability during the current episode did come quite close to mid-2008, but has not surpassed it yet. But unlike 2008, when the level of instability increased sharply and fell immediately, instability has persisted over a longer period of time during the current episode – from November 2010 to February 2011 – exposing Vietnam’s economy to a prolonged period of nervousness and uncertainty.
iii. The government has succeeded in restoring significant level of macroeconomic stability in the past few months. Following the successful completion of the XIth Party Congress in January and the celebration of the Lunar New Year in early-February, the authorities moved swiftly to address the macroeconomic problems facing the country. The dong was devalued by 9.3 percent against the US dollar on February 11, 2011, and Resolution 11 was approved on February 24, 2011. Resolution 11 contains a wide range of bold, mutually reinforcing and consistent monetary and fiscal policy targets and commits the government to undertake several structural measures including reform of the state-owned enterprises (SOEs), improving communication with the market and protecting the poor from future episodes of macroeconomic instability.

 
title_report
Hatinh180x177
 Table of Contents (76kb) 
title_archive
Note: All downloads are in PDF unless otherwise indicated
 2010: December |June(PDF 854kb)
2009:
December(237kb)| June (229kb)
2008:
December
 | June
 
2007:
December
 | June
 2006:
December
 (174kb)
|
 June 
 
  2005:
December
 (243kb) |June (239kb)
  2004:
December
 (307kb) |
June (218kb) 
 
2003:December (234kb) |
June
 (2mb)
  2002:
June
 (916kb)
 2001
June (616kb)
  2000:June 
 
iv. Efforts to stabilize the economy, while well begun, are only half done. Despite initial skepticism, the measures adopted under the Resolution 11 have started to show results towards regaining Vietnam’s macroeconomic stability. The parallel market has disappeared and for the first time in three years, the dong is trading in interbank market below the official central rate. The State Bank of Vietnam (SBV) has started to purchase dollars in the inter-bank market, thereby building up much needed international reserves. Vietnam’s sovereign bond spreads have steadily declined in the past few months. But there are plenty of macroeconomic risks in the system that can easily reverse the hard-earned gains of the past three months.
v. Therefore, initial success notwithstanding, the authorities need to remain vigilant against premature withdrawal of stabilization measures. The implementation of Resolution 11 VIETNAM - TAKING STOCK June 2011 3 has not gone uniformly well: efforts to rein in investment budget have been less forthcoming, reforms of the state-owned enterprises have not been fully spelled out and measures aimed at better communication with the market have been slow and hesitant. With growth expected to slow down in the second and third quarters of 2011, there could be demands from various quarters to relax monetary and fiscal policies and to go slow on structural reforms. Capitulating to such demands could prove costly for the economy. Instead, the authorities have an opportunity to rebuild Vietnam’s credibility by steadfastly and effectively implementing Resolution 11 until the following three milestones are achieved: (i) inflation is brought down to a stable, single-digit rate; (ii) foreign exchange premium is completely eliminated; and (iii) the level of international reserves is adequate to finance at least 2.5 months of prospective imports.
vi. We expect gradual improvement in Vietnam’s economic situation during the second half of 2011. The inflation rate is expected to peak in Q2 and then gradually fall to around 15 percent by the end of the year, as the full impact of policy tightening takes hold. The current account deficit is expected to be around 5 percent of GDP and the foreign exchange market should remain stable in the foreseeable future. With macroeconomic stability gradually returning, internal capital flight should subside in 2011, helping SBV to accumulate reserves faster. The output growth, after slowing down in Q1 and Q2, is likely to pick up strength by year end. We expect economic growth in 2011 to be slightly under 6 percent, with significant upside potential in 2012. However, our outlook is exposed to a number of downside risks. Those risks include premature withdrawal of stabilization measures, resurfacing of problems in the banking and state-owned enterprise sectors and continued increase in global commodity prices or a full blown sovereign debt crisis in Europe and its contagion effect on the rest of the world.    





Cũng có ở: English
THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO 
Báo cáo ‘Điểm lại’ lần này – một ấn phẩm bán thường niên của Ngân hàng Thế giới – tìm hiểu những thay đổi kinh tế vĩ mô gần đây ở Việt Nam. Báo cáo ghi nhận lại những thay đổi về kết quả và chính sách kinh tế vĩ mô với mục đích cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận chính sách ở Việt Nam. Báo cáo chủ yếu có tính chất phân tích giai đoạn đã qua, mặc dù cũng đề cập vắn tắt tới những thảo luận về thách thức và triển vọng trong tương lai. Những diễn biến trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương nói riêng được đối chiếu với các kết quả và chính sách kinh tế của Việt Nam để mang lại một bức tranh hoàn chỉnh và chi tiết hơn.

TÓM TẮT TỔNG QUAN
i. Trong vài năm vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đi theo một xu hướng đã được dự đoán trước. Khi đối mặt với các cú sốc bên ngoài, các cơ quan chức năng lựa chọn bảo vệ tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, kể cả khi điều đó có nghĩa là phải chịu mức độ bất ổn về kinh tế vĩ mô cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng chậm lại chỉ chút ít và nền kinh tế thường xuyên rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng. Do vậy, khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng quá nóng vào cuối năm 2010 và sau những trì hoãn trong việc rút lại các gói kích thích tài khóa và tiền tệ đã được áp dụng vào năm 2009, không nhiều nhà quan sát dự đoán rằng chính phủ lại có phản ứng kiên quyết nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô kế tiếp.
ii. Tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay có mức độ trầm trọng ngang bằng với đợt tăng trưởng nóng trước vào giữa năm 2008. Chúng tôi thử xây dựng một mô hình ước tính tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô – Chỉ số Ổn định Kinh tế Vĩ mô của Việt Nam (VIMIS) dựa trên biến động của bốn biến số là tỉ giá danh nghĩa, dự trữ ngoại hối, tốc độ lạm phát và lãi suất danh nghĩa. Kết quả của phép đo này cho thấy mức độ mất ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay đã đến sát với mức độ bất ổn vào giữa năm 2008, tuy nhiên vẫn chưa vượt quá. Song khác với năm 2008, khi mức độ mất ổn định tăng mạnh và lại giảm ngay, với đợt tăng trưởng nóng này tình trạng mất ổn định đã kéo dài trong một thời gian khá dài – từ tháng 11/2010 đến tháng 2/2011 – làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào một thời kỳ lo ngại và bất trắc kéo dài.
iii. Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc phục hồi lại mức độ ổn định vĩ mô đáng kể trong vòng vài tháng qua. Sau kết thúc thành công của Đại hội Đảng XIth và Tết Nguyên Đán vào đầu tháng 2, các cơ quan chức năng đã hành động nhanh nhẹn để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô của đất nước. Tiền đồng của Việt Nam bị phá giá 9,3% so với đồng đô-la Mỹ vào ngày 11/2/2011, và một gói chính sách bình ổn – một phần được thể hiện thông qua Nghị quyết 11 – đã được phê duyệt vào ngày 24/2/2011. Nghị quyết 11 bao gồm những mục tiêu chính sách tiền tệ và tài khóa táo bạo, củng cố lẫn nhau và rất nhất quán, và gồm cả việc chính phủ lên kế hoạch tiến hành các biện pháp tái cơ cấu, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải thiện thông tin thị trường và bảo vệ người nghèo khỏi những cú sốc bất ổn kinh tế vĩ mô trong tương lai.
title_report_vn
Hatinh180x177
Mục lục (93kb)
baocaokhac
2010: Cuối kỳ |
Giữa kỳ (PDF 1.1Mb)
2009: Cuối kỳ(556kb)| Giữa kỳ (430kb pdf) 
2008: Cuối kỳ (429kb|Giữa kỳ 
2007: Dec | Jun (650kb)
2006: Dec (408kb) | Jun (479kb)
2005: Dec (499kb) | Jun (433kb)
2004: Dec (567kb) | Jun (401kb)
2003: Dec (416kb) | Jun (2MB)
2002: Jun (784kb)
2001June (644kb) 
2000: June (294kb) 
iv. Các nỗ lực bình ổn kinh tế - tất cả mới là sự khởi đầu. Dù ban đầu có nhiều băn khoăn, song hiện nay dư luận đã công nhận rộng rãi rằng Nghị quyết 11 là một kế hoạch đáng tin cậy và là một bước đi quan trọng để dành lại sự ổn định kinh tế vĩ mô cho Việt Nam. Lần đầu tiên sau ba năm, đồng Việt Nam đã được giao dịch tại các ngân hàng thương mại thấp hơn tỷ giá tham chiếu chính thức. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, qua đó nâng cao dự trữ ngoại hối lên đáng kể. Mức độ rủi ro tín dụng của Việt Nam trên thị trường quốc tế đã cải thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn vô số rủi ro vĩ mô trong hệ thống và chúng có thể làm đảo ngược những kết quả bước đầu trong ba tháng vừa qua.
v. Mặc dù đạt được thành công bước đầu, các cơ quan chức năng vẫn cần cảnh giác nếu chấm dứt quá sớm các biện pháp chính sách theo Nghị quyết 11. Việc thực hiện Nghị quyết 11 không phải chỗ nào cũng được làm tốt: những nỗ lực kiểm soát đầu tư công bị chậm triển khai, cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ ràng và các biện pháp nhằm thông tin tốt hơn với thị trường vẫn còn chậm chạp và do dự. Với dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại trong quý hai và quý ba năm 2011, có thể sẽ nảy sinh nhu cầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa vào những thời điểm nhất định và cải cách cơ cấu đi chậm lại. Nhượng bộ cho những nhu cầu này có thể buộc toàn thể nền kinh tế phải trả giá đắt. Hơn nữa, đây là cơ hội để các cơ quan chức năng khôi phục lại sự tín nhiệm thông qua việc thực hiện Nghị quyết 11 một cách cương quyết và hiệu quả cho đến khi đạt được ít nhất là ba mốc quan trọng dưới đây: (i) lạm phát trở về mức bình ổn một chữ số; (ii) hoàn toàn xóa bỏ được chênh lệch về tỉ giá; và (iii) mức dự trữ ngoại hối tối thiểu tương đương với 2,5 tháng nhập khẩu.
vi. Chúng tôi dự báo tình hình kinh tế Việt Nam sẽ dần dần được cải thiện trong sáu tháng cuối năm 2011. Tốc độ lạm phát dự kiến lên cao nhất trong quý hai và sau đó giảm dần xuống khoảng 15% vào cuối năm, khi chính sách thắt chặt phát huy đầy đủ tác dụng. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai ước tính vào khoảng 5% GDP và thị trường ngoại hối sẽ ổn định trong tương lai gần. Một khi sự ổn định kinh tế vĩ mô dần được khôi phục, tình trạng “biến vốn” (capital flight) dự kiến sẽ giảm đi trong năm 2011, giúp cho NHNN tích lũy dự trữ ngoại tệ nhanh hơn. GDP sau khi chững lại vào quý một và quý hai sẽ tăng mạnh trở lại vào cuối năm. Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 sẽ giảm xuống khoảng 6%, với tiềm năng tăng trở lại đáng kể vào năm 2012. Các rủi ro chính đối với triển vọng này bao gồm chấm dứt quá sớm các biện pháp bình ổn, sự trở lại của các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, và giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục tăng hoặc cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu tới hồi kịch phát và những ảnh hưởng lây lan của nó đến những khu vực khác trên thế giới.



No comments:

Post a Comment