20 nền kinh tế nợ nước ngoài “đầm đìa”


AN HUY
15/03/2012 15:08 (GMT+7)
pictureIreland hiện là quốc gia có tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP cao nhất thế giới.
Với cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực châu Âu gây tác động sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, tình hình nợ nần của các quốc gia đang là một chủ đề được giới đầu tư quốc tế đặc biệt quan tâm.

Tình hình Hy Lạp gần đây đã “tạm yên” sau khi Athens đạt được một thỏa thuận hoán đổi nợ với các chủ nợ trái phiếu và sắp sửa được Liên minh châu Âu (EU) bơm cho một gói cứu trợ thứ hai. Tuy nhiên, khủng hoảng nợ vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, vì không chỉ Hy Lạp mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang mang những khoản nợ nước ngoài khổng lồ.

Sử dụng dữ liệu mới nhất (tính đến quý 3/2011) về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ Ngân hàng Thế giới (WB), hãng tin CNBC vừa cập nhật danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ nợ nước ngoài cao nhất so với GDP.

CNBC cho biết, nợ nước ngoài của các nền kinh tế được tính là tổng nợ (bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi) mà một quốc gia - bao gồm cả chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và người dân - có nghĩa vụ phải trả cho các chủ nợ ở bên ngoài biên giới quốc gia đó. 

Chẳng hạn, nợ Chính phủ Mỹ không chỉ do các quốc gia khác như Trung Quốc và Nhật Bản nắm giữ, mà còn do các chủ nợ trong nước nắm giữ. Tuy nhiên, phần nợ do các chủ nợ tại Mỹ nắm giữ không được tính là nợ nước ngoài của Mỹ. Trong khi đó, nợ nước ngoài của Mỹ còn bao gồm tiền nợ mà các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân Mỹ vay của chủ nợ nước ngoài.

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới, nhưng không nằm trong nhóm nước nợ nước ngoài nhiều nhất, một phần vì có tới 95% nợ công của Nhật là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.

Dưới đây là danh sách 20 nền kinh tế nặng nợ nước ngoài nhất thế giới do CNBC mới cập nhật. Các nền kinh tế châu Âu chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong danh sách này:

20. Mỹ

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 99,46% 
Tổng nợ nước ngoài: 14,959 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 15,040 nghìn tỷ USD 
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.664 USD

19. Hungary

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 110,3% 
Tổng nợ nước ngoài: 216,16 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 21.706 USD

18. Italy

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 136,6% 
Tổng nợ nước ngoài: 2,494 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 1,826 nghìn tỷ USD 
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 40.724 USD

17. Australia

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 139,9% 
Tổng nợ nước ngoài: 1,283 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 917,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 58.322 USD

16. Tây Ban Nha

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 169,5% 
Tổng nợ nước ngoài: 2,392 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 1,411 nghìn tỷ USD 
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.868 USD

15. Hy Lạp

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 178,9% 
Tổng nợ nước ngoài: 546,92 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 305,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.792 USD

14. Đức

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 183,9% 
Tổng nợ nước ngoài: 5,674 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 3,085 nghìn tỷ USD 
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 69.788 USD

13. Bồ Đào Nha

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 207,3% 
Tổng nợ nước ngoài: 511,94 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 246,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.483 USD

12. Áo

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 241,3% 
Tổng nợ nước ngoài: 847,95 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 351,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 103.160 USD

11. Phần Lan

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 244,8% 
Tổng nợ nước ngoài: 478,84 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 90.984 USD

10. Nauy

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 246,9% 
Tổng nợ nước ngoài: 653,29 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 264,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 138.783 USD

9. Pháp

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 254,4% 
Tổng nợ nước ngoài: 5,632 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 2,21 nghìn tỷ USD 
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 85.824 USD

8. Thụy Điển

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 262,3% 
Tổng nợ nước ngoài: 995,2 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 379,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 109.318 USD

7. Hồng Kông

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 265,7% 
Tổng nợ nước ngoài: 939,83 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 353,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 131.380 USD

6. Đan Mạch

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 283,2% 
Tổng nợ nước ngoài: 591,4 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 208,8 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 106.680 USD

5. Bỉ

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 353,7% 
Tổng nợ nước ngoài: 1,457 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 412 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 139.613 USD

4. Hà Lan

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 367% 
Tổng nợ nước ngoài: 2,590 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 705,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 154.820 USD

3. Thụy Sỹ

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 391,3% 
Tổng nợ nước ngoài: 1,332 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 340,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 174.022 USD

2. Anh

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 451,4% 
Tổng nợ nước ngoài: 10,157 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 2,250 nghìn tỷ USD 
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 161.110 USD

1. Ireland

Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 1.239% 
Tổng nợ nước ngoài: 2,26 nghìn tỷ USD 
GDP năm 2011 (ước tính): 182,1 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 478.087 USD
  • Ann
    10:24 (GMT+7) - Thứ Tư, 21/3/2012
    Đồng ý với ý kiến phân tích của các anh Bảo Lâm, Phạm Quý và Tuấn Hưng. 

    Người ta giàu mà nợ (chắc chắn trong đó có tiền cho VN vay vốn hoặc viện trợ) vẫn an tòan hơn nghèo rớt mồng tơi mà nợ như chúa chổm. Giàu còn có cửa để trả. 

    Tôi nói trên nhận xét của mình và đó là sự thật phải nhìn vào để biết sống tiết kiệm như Nhật Bản - từ nhà vua cho đến phó thường dân!
  • Phan Bảo Lâm
    12:35 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/3/2012
    Đã gọi là nợ thì phải có kỳ hạn và lãi suất. Nợ của 20 nước đó là gộp tất cả những khoản chưa trả, chưa đến kỳ hạn trả. Ví dụ bạn vay 1 khoản tiền to là 1 tỷ đô với lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 20 năm. 

    Theo cách trình bày ở trên thì bạn nợ 1 tỷ đô. Thực tế là bạn không nợ đồng nào nếu bạn trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Nếu bạn trả nợ không đúng hạn thì bạn bị nợ do lãi quá hạn. Trường hợp của Hy lạp là mất khả năng trả nợ nên không được kê vào danh sách trên. 

    Vì thế, vấn đề không phải là nợ bao nhiêu mà là uy tín trả nợ của bạn như thế nào. Dù bạn có nợ ngập đầu mà vẫn trả nợ đầy đủ và đúng hạn, nói xin lỗi, người ta xếp hàng mà xin bạn vay của họ. Nợ ít mà mất uy tín thì chả ai dám cho bạn vay.
  • Phạm Quý
    08:42 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/3/2012
    Tôi đồng ý với bạn Hưng. Nếu nợ của các nước đó nhiều vậy (toàn nước phát triển) thì ai mới là người chủ nợ thực sự? không phải là các nước đang phát triên hay nước nghèo chứ. Bù qua bù lại mà thôi, trừ ra họ cũng chả nợ ai đâu.
  • Tuấn Hưng
    20:56 (GMT+7) - Thứ Năm, 15/3/2012
    Tỷ lệ nợ này không phản ánh được nhiều vì phần lớn các nước này là nước rất phát triển và ổn định. Họ vay của nhau, lại cho nhau vay, nên thực ra chưa chắc họ đã có tổng số nợ âm (trừ một số nước đang rơi vào khủng hoảng như Hy Lạp và Hungary và Ireland). 

    Số liệu này chúng ta chỉ nên tham khảo cho vui, chứ đừng nên so sánh với Việt Nam và vội kết luận chúng ta nợ nước ngoài ít quá. Sẽ rất nguy hiểm!

No comments:

Post a Comment