03/12 Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

10:44 03/12/2010

(ĐCSVN) - Ngày 1/12, tại thủ đô Astana của Kazakhstan, đại diện 56 quốc gia thành viên, 12 nước đối tác hợp tác của OSCE, cùng đại diện 33 tổ chức quốc tế và khu vực đã tham dự phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Hội nghị Thượng đỉnh OSCE tại Astana (Kazakhstan)

Sau 11 năm gián đoạn do "sự gia tăng những xu thế bất lợi" và "sự trì trệ trong phát triển nội bộ", Hội nghị thượng đỉnh OSCE lại nhóm họp trong bối cảnh an ninh châu Âu đang bị bóng ma khủng bố đe dọa và cuộc khủng hoảng lòng tin giữa Nga và các nước Tây Âu xung quanh vấn đề "lá chắn tên lửa" vẫn chưa được cải thiện. Chính vì vậy, chủ đề chính được các bên tham gia Hội nghị lựa chọn cho chương trình nghị sự là các vấn đề an ninh trên lục địa châu Âu, vấn đề khôi phục lại chế độ kiểm soát vũ khí và khắc phục khủng hoảng xung quanh Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) và các nhiệm vụ của OSCE trong thời gian tới.

Với mục đích xây dựng và củng cố lòng tin, các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực đến với Hội nghị thượng đỉnh Astana lần này với mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự-chính trị. Đồng thời, để khắc phục sự trì trệ trong phát triển các mối quan hệ trong nội bộ tổ chức, vấn đề cải tổ OSCE cho phù hợp với tình hình mới cũng như phát triển các mối quan hệ song phương và đa phương trong không gian OSCE cũng được lựa chọn là một trong những chủ đề cốt lõi của Hội nghị.

Tuy nhiên, khoảng thời gian 11 năm gián đoạn cũng đã đủ để các nước thành viên OSCE nhìn nhận một cách khách quan xu thế phát triển của tổ chức khi mà nhu cầu liên kết đã trở thành tất yếu trong quá trình phát triển. Ông Sergei Prikhodko, trợ lý Tổng thống Nga, cho rằng sự gián đoạn vừa qua trong hoạt động của OSCE có nguyên nhân là sự gia tăng những xu thế bất lợi trong tổ chức này, sự trì trệ trong phát triển nội bộ cũng như sự giảm sút vai trò của OSCE trong các công việc quốc tế. Chính vì thế, Nga mong muốn khơi gợi mọi tiềm năng của OSCE như một tổ chức đại diện cho châu Âu-Đại Tây Dương và liên kết Á-Âu, một hình thức đối thoại chính trị bình đẳng về các vấn đề an ninh trong không gian OSCE cũng như đưa ra các quyết sách chung.

Nga cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò, sự đóng góp của OSCE vào nỗ lực chung của thế giới trong việc đối phó hiệu quả với các nguy cơ chung, chống chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn bán ma túy, buôn người và mọi hình thái của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tại Hội nghị, phía Nga cũng đưa ra dự thảo Chương trình các hành động tiếp theo của OSCE trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí và các biện pháp khôi phục lòng tin để các thành viên của OSCE xem xét.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tham gia Hội nghị và có bài phát biểu kêu gọi phát triển hợp tác giữa các quốc gia thành viên OSCE trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo và hiện đại hoá các tiến trình kinh tế trong bối cảnh khắc phục các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu.

Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố về việc cần thiết soạn thảo những nguyên tắc thống nhất giải quyết các xung đột trong không gian của OSCE, đồng thời nhấn mạnh chúng cần phải hoạt động trong mọi tình huống.

Theo Tổng thống Medvedev, một trong số những nguyên tắc đó là: không áp dụng bạo lực, đạt sự đồng thuận chính giữa các bên xung đột, tôn trọng các hình thức kiến tạo hoà bình và phối hợp đàm phán, đảm bảo quyền lợi của dân lành trong khu vực xung đột.

Phía Nga coi trọng việc thúc đẩy đóng góp của OSCE vào nỗ lực quốc tế chống lại các thách thức và mối đe doạ mới như: chủ nghĩa khủng bố, lưu thông ma tuý, nạn buôn người và các hình thức khác của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Tại hội nghị, phía Nga cũng đưa ra dự thảo Chương trình các hành động tiếp theo của OSCE trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí và các biện pháp lòng tin để các thành viên của OSCE xem xét. Cuộc gặp cấp cao tại Astana lần này tạo khả năng thuận lợi để thảo luận con đường tiến về phía trước trong việc đảm bảo chất lượng mới của sự tin tưởng lẫn nhau, trong việc xây dựng không gian thống nhất và không chia cắt của an ninh bình đẳng đối với tất cả các quốc gia trong không gian của OSCE, không phụ thuộc vào những nước này thuộc hay không thuộc vào một liên minh quân sự nào, thúc đẩy sự phối hợp trong việc phản ứng lại các thách thức và mối đe doạ chung đối với tất cả thành viên OSCE.

Bên lề hội nghị OSCE, Tổng thống Nga Medvedev có cuộc gặp song phương với Tổng thống nước chủ nhà Nursultan Nazarbayev thảo luận các vấn đề quan hệ song phương, các dự án kinh tế - thương mại lớn và triển vọng hoà nhập đa phương trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác kinh tế Á-Âu, việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo giới phân tích, thành tựu thực tế lớn nhất mà OSCE đạt được liên quan tới những thỏa thuận trong lĩnh vực chính trị-quân sự, được coi là chìa khóa bảo đảm an ninh, trong đó có việc thông qua Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu dưới sự bảo trợ của OSCE./.

Tấn Vũ

Các tin trước
Kỷ lục đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nga Vla-đi-mir Pu-tin (18/12/2010)
Trung - Ấn tiếp tục thắt chặt quan hệ song phương (17/12/2010)
Hoạt động buôn bán vũ khí trên thế giới (15/12/2010)
Trung Quốc và Mỹ thu hẹp bất đồng tại Hội nghị biến đổi khí hậu (15/12/2010)
Báo giới quốc tế nhận định tình hình Bê-la-rút trước thềm bầu cử Tổng thống (15/12/2010)
Toan tính của Mỹ xung quanh vấn đề Triều Tiên (15/12/2010)
Thỏa thuận khí hậu Cancun – sự trì hoãn trước một thất bại mới? (13/12/2010)
Tình hình Bê-la-rút trước bầu cử Tổng thống (10/12/2010)
Nền tảng cải cách kinh tế ở Cuba (08/12/2010)
Tìm kiếm đồng thuận- Hành trình khó khăn (04/12/2010)
Trang 1 / 2 Trang đầu Trước Sau Trang cuối 1 2
Các tin tiếp
Kiên định mục tiêu giảm nghèo (30/11/2010)
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu - Hiệu ứng Euromino (27/11/2010)
Cải thiện quan hệ Nga-NATO: “Lời nói dễ dàng hơn hành động” (23/11/2010)
NATO thông qua NMD và khái niệm Chiến lược mới (21/11/2010)
Hội nghị thượng đỉnh NATO: tìm đường đi cho chiến lược mới (18/11/2010)
An ninh và kinh tế - Chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ (18/11/2010)
Thành Rome chao đảo (17/11/2010)
Phòng chống "chiến tranh" mạng (12/11/2010)
Kỳ vọng lớn hướng tới những nền kinh tế lớn (11/11/2010)
Hàn Quốc muốn trở thành cường quốc về năng lượng gió (11/11/2010)

No comments:

Post a Comment